Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 03/10/2024 15:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Điều cần làm để đường sắt đô thị ga Hà Nội – Hoàng Mai không 'lụt' tiến độ

21:54 | 06/04/2022

Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai dài 8,7 km thì có tới 8,13 km đi ngầm. Việc tuyến đường được thiết kế đi ngầm là do quỹ đất dành cho giao thông rất hạn hẹp.

Dự án đường sắt đô thị ga Hà Nội – Hoàng Mai theo tờ trình của UBND TP. Hà Nội có chiều dài 8,7km, chủ yếu là đi ngầm với kinh phí hơn 40 nghìn tỷ đồng.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt đô thị đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 343 tỷ đồng (khoảng 15 triệu USD, trong đó nguồn vốn viện trợ không hoàn lại 12,6 triệu USD, vốn đối ứng trong nước hơn 2 triệu USD).

Dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Liên minh châu Âu (EU). ADB và EU tài trợ theo đề nghị của Cơ quan Phát triển Pháp và Ngân hàng tái thiết Đức.

Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, tuyến đường này sẽ nối dài tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội ở ga trung tâm, kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 1 và tuyến số 2 tại ga Hàng Bài, tuyến đường sắt số 4 tại vành đai 2.5 và tuyến số 8 tạo nên sự gắn kết chặt chẽ của mạng lưới đường sắt đô thị.

dieu can lam de duong sat do thi ga ha noi hoang mai khong lut tien do
Tuyến đường sắt đô thị ga Hà Nội - Hoàng Mai nối với tuyến Nhổn - ga Hà Nội

Sau khi tuyến ga Hà Nội – Hoàng Mai hoàn thành, toàn bộ 21km của tuyến đường sắt từ Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai (tuyến số 3) sẽ nối khu vực phía Tây qua trung tâm Thành phố với khu vực phía Nam.

Được biết, đoạn tuyến kéo dài ga Hà Nội – Hoàng Mai (8,786 km) có tới 8,13 km đi ngầm, còn lại là hầm hở dẫn đi trên mặt đất.

Giải thích tuyến đường được thiết kế đi ngầm, ông Lê Trung Hiếu, Phó Giám đốc Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, quỹ đất của TP. Hà Nội dành cho giao thông rất hạn hẹp. Do vậy các tuyến đường sắt đô thị đi ngầm là phương án tối ưu để giải quyết các vấn đề giao thông nan giải của Thủ đô. Tuy nhiên, việc đi ngầm toàn bộ tuyến cũng có những ưu và nhược điểm đi kèm.

Việc đi ngầm toàn tuyến giúp giảm thiểu diện tích GPMB, tiết kiệm đất xây dựng; giảm xung đột với các công trình dân dụng, giao thông trên mặt đất. Đồng thời tăng khả năng kết nối với các tòa nhà và công trình ngầm xung quanh các nhà ga; không phá vỡ cảnh quan đô thị dọc theo tuyến, cũng như tạo điều kiện phát triển không gian phía trên mặt đất với các công trình đô thị.

Ngoài ra, việc đi ngầm cũng hạn chế chiếm dụng đất và cản trở giao thông trong quá trình thi công xây dựng; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, kinh tế xã hội đối với khu dân cư dọc theo tuyến.

Tuy nhiên, việc đi ngầm toàn tuyến sẽ làm cho chi phí đầu tư xây dựng cao; Quá trình thi công công trình ngầm phức tạp, đòi hỏi công nghệ thi công xây dựng tiến tiến.

Tuyến đường sắt đô thị ga Hà Nội – Hoàng Mai đi ngầm toàn bộ theo hành lang Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Kim Ngưu - Nguyễn Tam Trinh với 7 ga ngầm, do vậy sẽ giảm được tối đa diện tích giải phóng mặt bằng. Phương án hướng tuyến và vị trí nhà ga đã được UBND Thành phố phê duyệt sớm, đồng thời Chính phủ cũng đã có quy định rõ về hành lang an toàn cho đường sắt đô thị nên công tác quản lý quy hoạch dọc tuyến tốt hơn, đảm bảo giữ được quỹ đất cho phát triển đường sắt đô thị.

Chuẩn bị kỹ lưỡng để không bị chậm tiến độ

Thực tế các tuyến đường sắt độ thị đã và đang triển khai hiện nay cho thấy đều bị chậm tiến độ. Do vậy, với một tuyến chủ yếu đi ngầm như tuyến ga Hà Nội – Hoàng Mai, vấn đề được quan tâm là liệu dự án có phát sinh những vướng mắc liên quan tới bố trí vốn, giải phóng mặt bằng… dẫn đến tiến độ các dự án bị kéo dài.

Về vấn đề này, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, để hạn chế những khó khăn vướng mắc khi triển khai dự án, các tổ công tác của TP. Hà Nội, của Chính phủ đã được thành lập nhằm giải quyết ngay các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai dự án như nguồn vốn, quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định về định mức, đơn giá, giá vật tư, thiết bị chuyên ngành đường sắt đô thị, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về đường sắt đô thị ở Việt Nam.

Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã làm việc với các Nhà tài trợ và Chính phủ để xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù cho đường sắt đô thị nhằm rút ngắn các quy trình, thủ tục; lựa chọn Tư vấn pháp lý hỗ trợ Chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án nhằm giải quyết các tranh chấp với các Nhà thầu.

Để đảm bảo tiến độ dự án, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội sẽ lựa chọn những nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm tốt tham gia triển khai thi công xây dựng.

Công tác GPMB cũng sẽ được tiến hành ngay khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt hoặc tách GPMB thành một dự án riêng để thực hiện nhằm đảm bảo có 100% mặt bằng sách giao cho nhà thầu thi công xây dựng ngay khi ký hợp đồng.

Đồng thời tăng cường công tác phối hợp giữa chủ đầu tư, các Sở ngành, UBND các quận, huyện để thực hiện tốt công tác lấy ý kiến nhân dân, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nắm bắt tâm tư nguyện vọng và yêu cầu chính đáng của người dân…

Một chuyên gia giao thông cho biết, đường sắt đô thị có quy trình thi công phức tạp, để đảm bảo tiến độ dự án đòi hỏi công tác chuẩn bị về thiết kế kỹ thuật phải bám sát thực tiễn, công tác GPMB, bố trí vốn cho dự án phải đi trước một bước… Đặc biệt trong quá trình thi công phát sinh nhiều vướng mắc đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải tập trung tháo gỡ kịp thời để tránh tình trạng dự án phải dừng thi công.

“Các dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, Cát Linh – Hà Đông, Bến Thành – Suối Tiên đều chậm tiến độ, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. Đây là bài học cần phải rút kinh nghiệm khi triển khai các dự án đường sắt đô thị tiếp theo”, vị chuyên gia giao thông lưu ý.

Theo Vũ Điệp/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hạ Long (Quảng Ninh): Cải tạo mỹ quan mương thoát nước đô thị

    (Xây dựng) - Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) vừa tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhóm dự án hạ tầng kỹ thuật tạo cảnh quan trên mặt tuyến mương tại 3 khu phố gồm: Hải Hà, Hải Thịnh và Hải Lộc cùng phường Hồng Hải. Đây là công trình chỉnh trang cảnh quan môi trường đô thị, thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

    08:10 | 03/10/2024
  • Đồng Nai: Kiến nghị gấp rút sửa chữa Quốc lộ 51 vì bị xuống cấp, hư hỏng nặng

    (Xây dựng) - Quốc lộ 51 hiện đang xuống cấp trầm trọng gây mất an toàn giao thông, do vậy tỉnh Đồng Nai đề nghị Bộ Giao thông vận tải cùng đơn vị liên quan nhanh chóng có biện pháp tiến hành khắc phục, sửa chữa.

    21:25 | 02/10/2024
  • Liên danh Đèo Cả ký hợp đồng thi công gói thầu XL02 cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu

    (Xây dựng) - Ngày 2/10/2024, tại Hòa Bình, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh hoà Bình và Liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu đã kết hợp đồng thi công xây dựng gói thầu XL02 dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu.

    19:10 | 02/10/2024
  • Sông Lô (Vĩnh Phúc): Chú trọng phát triển hạ tầng giao thông

    (Xây dựng) - Xác định phát triển hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) chú trọng tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông liên kết giữa các vùng. Đồng thời khắc phục những bất cập, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông, đảm bảo công trình vận hành an toàn, ổn định, phát huy hiệu quả.

    19:10 | 02/10/2024
  • Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Phù Cát

    (Xây dựng) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 446/TB-VPCP ngày 2/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Phù Cát.

    16:53 | 02/10/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Thông xe cầu Nam Lý hơn 700 tỷ đồng, giảm ùn tắc cửa ngõ phía Đông

    (Xây dựng) - Sáng 02/10, cầu Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) có vốn đầu tư gần 732 tỷ đồng đã chính thức thông xe, góp phần giảm ùn tắc, chỉnh trang đô thị khu Đông thành phố.

    15:45 | 02/10/2024
  • Bến Tre vươn ra biển lớn

    (Xây dựng) - Ngày 2/10, tại xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre và khởi động dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh.

    15:40 | 02/10/2024
  • Văn Yên (Yên Bái): Phát động phong trào chung tay cứu đường

    (Xây dựng) - Để khắc phục hậu quả cơn bão số 3, nhất là khắc phục, sửa chữa các tuyến đường giao thông liên xã, đường thôn bản, huyện Văn Yên vừa phát động phong trào “Chung tay cứu lấy con đường”.

    15:03 | 02/10/2024
  • Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam không phụ thuộc vào vốn nước ngoài

    (Xây dựng) - Chiều 01/10, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức gặp mặt báo chí trao đổi, cung cấp thông tin về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

    11:31 | 02/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Yêu cầu đơn vị thi công đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

    (Xây dựng) - Dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương (thành phố Huế) được khởi công từ tháng 12/2022, dự kiến hoàn thành sau 3 năm, với tổng mức đầu tư hơn 2.281 tỷ đồng. Công trình dự kiến thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2024 và khánh thành vào tháng 3/2025.

    16:12 | 01/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load