Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 03:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Diễn đàn Mekong Connect 2022 - Mở ra nhiều triển vọng mới liên kết chuỗi giá trị nông sản hàng hóa

10:51 | 25/11/2022

(Xây dựng) – Diễn đàn Mekong Connect 2022 với chủ đề “Chủ động nâng chất lượng liên kết, tích hợp để phát triển bền vững” vừa được tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Diễn đàn lần này tập trung bàn đến những vấn đề như: Chủ động nâng chất lượng liên kết tích hợp; Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững đạt chuẩn cho thị trường trong nước và quốc tế…

Diễn đàn Mekong Connect 2022 - Mở ra nhiều triển vọng mới liên kết chuỗi giá trị nông sản hàng hóa
Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ phát biểu khai mạc Diễn đàn Mekong Connect 2022.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết: Diễn đàn Mekong Connect 2022 với chủ đề “Chủ động nâng chất lượng liên kết, tích hợp để phát triển bền vững” là hoạt động thường niên dành cho: Doanh nhân, doanh nông, nông dân, nhà quản lý, chuyên gia… và các đối tượng có mối quan tâm đặc biệt đến Đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu gắn kết, kết nối giữa các địa phương An Giang - Bến Tre - Đồng Tháp - Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây cũng là dịp thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế - xã hội giữa các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp; Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao; cũng như tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận và nắm bắt các cơ hội, thách thức khi tham gia thị trường quốc tế và tăng cường liên kết, hợp tác để nâng cao lợi thế cạnh tranh, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Các địa phương, doanh nhân, doanh nông, nông dân, nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước gặp gỡ xây dựng các mối liên kết, thiết lập các mối liên hệ, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh, tiềm năng của mình.

“Liên kết, hợp tác để cùng phát triển” đã được xác định là một trong các chìa khóa quan trọng để dẫn đến thành công, phát triển bền vững, để có thể vận dụng và phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của các bên, cùng đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất.

“Diễn đàn Mekong Connect 2022 hy vọng các địa phương, doanh nghiệp sẽ có được nhiều thông tin hữu ích, hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới, có nhiều kết nối hợp tác được thiết lập, tận dụng tối đa các cơ hội do hội nhập mang lại; đây là dịp để học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, quản lý…” - Chủ tịch Trần Việt Trường chia sẻ.

Đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Mekong Connect 2022, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đánh giá cao việc tổ chức Diễn đàn Mekong Connect 2022. “Đây là diễn đàn kinh tế thường niên lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ra đời từ sáng kiến của Mạng lưới liên kết cấp vùng của 4 tỉnh là An Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Đồng Tháp và sau đó có thêm Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đánh giá cao Diễn đàn năm nay với chủ đề “Chủ động nâng chất lượng liên kết, tích hợp để phát triển bền vững”, đây là nội dung được nhiều tỉnh, thành trong cả nước nói chung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đặc biệt quan tâm, thực hiện tốt được yêu cầu này sẽ tạo động lực, đưa kinh tế - xã hội của các địa phương và toàn vùng bứt phá, sau đại dịch Covid-19, theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mới ban hành trong thời gian gần đây.

Ông Trần Thanh Mẫn hy vọng, từ những kết quả nổi bật của vùng, sự quan tâm chỉ đạo phát triển, triển khai hạ tầng đã và đang đầu tư, sự chủ động liên kết, kết nối của các địa phương và đặc biệt thông qua Diễn đàn này sẽ góp phần tạo động lực quan trọng tiếp tục hoàn thiện về mặt thể chế giúp khơi thông những “điểm nghẽn” tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ để phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long toàn diện theo hướng sinh thái, bền vững, mang bản sắc sông nước trong bối cảnh mới.

Diễn đàn Mekong Connect 2022 là nơi các địa phương ABCD chia sẻ thông tin về thế mạnh tiềm năng địa phương để kết nối các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển chuỗi giá trị nông sản. Tại Diễn đàn Mekong Connect 2022, Cần Thơ - địa phương đăng cai tổ chức Diễn đàn đã giới thiệu dự án Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ. Tổng diện tích khoảng 250ha, trong đó, 50ha dành cho hành chính, quản lý và dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ công, thương mại, xuất nhập khẩu, logistics và quản lý chuỗi cung ứng; 200ha dành cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ, chế biến tinh các sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức đầu tư dự án Trung tâm khoảng 15.600 tỷ đồng, trong đó, 6.600 tỷ đồng đầu tư vào hạ tầng, 9.000 tỷ đồng đầu tư khai thác thứ cấp. Trung tâm sẽ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản; Phát triển bền vững, góp phần ổn định kinh tế nông nghiệp ĐBSCL.

An Giang giới thiệu Dự án “Trung tâm đầu mối sản xuất và phân phối lúa gạo cấp vùng tại tỉnh An Giang” do Tập đoàn Lộc Trời đăng ký thực hiện, đồng thời mong muốn các nhà đầu tư thứ cấp liên kết thực hiện. Dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành với tổng diện tích 200ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 9 ngàn tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là tối đa hóa doanh thu thông qua việc xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp từ cung ứng đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Trong đó, ở chuỗi liên kết này, có khoảng 50% đến 70% các quy trình sản xuất được thực hiện tự động thông minh. Trung tâm được kỳ vọng trở thành hạt nhân của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại ĐBSCL; thực hiện đầy đủ chức năng liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL với vai trò dẫn dắt (về công nghệ, đào tạo, chuyển giao giải pháp…), thúc đẩy (kiến tạo các chuỗi liên kết, thu hút các nguồn lực) và hỗ trợ mạnh mẽ hoạt động kinh tế nông nghiệp toàn vùng (nâng cao giá trị gia tăng, tiêu thụ, xuất khẩu…).

Ông Lê Trường Sơn, Phó Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho biết, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong thị trường bán lẻ với số lượng điểm bán có trên 700 điểm bán lẻ trên cả nước bao gồm chuỗi siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food, Cheers, Finelife, TTM Sense City, Cửa hàng Co.op và kênh bán hàng online HTV Co.op, Co.opOnline và liên kết thực hiện nâng cao tiêu chuẩn nông sản - thực phẩm với tên Bàn Ăn Xanh.

“Bàn Ăn Xanh là chuỗi liên kết, kết hợp giữa Nhà sản xuất - Nhà kỹ thuật - Nhà phân phối - Nhà nước với mục đích đảm bảo sự an toàn cho mỗi gia đình Việt. Mục tiêu của liên kết Bàn Ăn Xanh nhằm xây dựng mối liên hệ chặt chẽ và bền vững giữa Người tiêu dùng - Nhà phân phối - Nhà sản xuất dựa trên lòng tin và kiến thức chuyên gia về an toàn thực phẩm trong tiêu dùng. Với Thành phố Hồ Chí Minh, đây là nỗ lực liên kết với các tỉnh thành ĐBSCL theo mô hình hợp tác công tư, xâu chuỗi và thúc đẩy việc nâng cao và duy trì tiêu chuẩn của sản phẩm ĐBSCL, một cách thống nhất và đồng bộ từ khâu canh tác, phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn, đến khâu sản xuất chế biến an toàn và thông qua kênh tiêu thụ tiếp cận thị trường, mà trước hết là phục vụ cho chính nhu cầu hàng ngày của người Việt Nam.

“Liên kết Bàn Ăn Xanh ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao chuẩn hội nhập, còn phải đáp ứng tiêu chí về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh, các hoạt động bảo vệ môi trường…” - Ông Lê Trường Sơn chia sẻ.

Tại Hội thảo “Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững và đạt chuẩn cho thị trường trong nước và quốc tế”, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao tiềm năng các tỉnh ABCD. Tuy nhiên cũng nêu ra nhiều hạn chế: Các tỉnh ABCD đều có lợi thế rất lớn trong sản xuất nông nghiệp nhưng tình trạng chung là nông sản sản xuất ra chưa theo kịp tín hiệu thị trường; khâu chế biến, dự trữ, bảo quản nông sản kém vì rất thiếu hệ thống kho lạnh, kho bảo quản (theo thống kê, hiện ĐBSCL chỉ sở hữu khoảng 30% số lượng kho lạnh của khu vực phía Nam và hệ thống kho lạnh được phân bố nhiều nhất tại Long An và một số ít tại Cần Thơ và Hậu Giang), hạ tầng logistics vừa thiếu vừa yếu khiến chi phí logistics rất cao, trong khi nông sản mang tính mùa vụ cao lại khó bảo quản để giữ phẩm cấp, chất lượng; trong khi tập quán, thói quen của đại bộ phận người tiêu dùng (thích đồ tươi sống, mua bán linh hoạt, giá bán cạnh tranh hơn...); thị trường tiêu thụ nông sản chưa bền vững, chưa dự báo phân tích thị trường kịp thời về sản lượng và giá bán; tư duy sản xuất của người dân chưa đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường, khiến cho tình trạng “được mùa mất giá” diễn ra thường xuyên, tỷ lệ tổn thất nông, thủy sản sau thu hoạch đang ở mức rất cao, đây là một điểm nghẽn trong phát triển thế mạnh nông nghiệp của các tỉnh. Đặc biệt, đại dịch vừa qua bộc lộ thêm một số hạn chế khác, trong đó có chuỗi cung ứng. Có thời điểm chuỗi cung ứng bị đứt gãy do sự chia cắt của các địa phương với nhau, phụ thuộc rất lớn vào lực lượng thương lái thu mua và tính liên kết hướng đến việc chủ động trong chuỗi cung ứng ở mọi tình huống cấp thiết để cùng nhau phối hợp xử lý chưa hiệu quả.

Diễn đàn Mekong Connect 2022 - Mở ra nhiều triển vọng mới liên kết chuỗi giá trị nông sản hàng hóa
Ký kết hợp tác liên kết chuỗi giá trị nông sản hàng hóa.

“Cho nên, đối với việc liên kết xây dựng vùng nguyên liệu tại các tỉnh, hình thành chuỗi sản xuất ngành lương thực thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò rất quan trọng và chúng tôi đang rất nỗ lực để hỗ trợ kết nối doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh trong vấn đề này.

Do đó, chúng tôi nghĩ rằng Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương nằm trong quy hoạch phát triển của Đề án cần chủ động báo cáo, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn Vùng ĐBSCL) có kế hoạch chủ trì, hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh khớp nối với các tỉnh, thành nằm trong vùng Đề án này trong thời gian tới để phối hợp khảo sát thực tế, nghiên cứu, đánh giá, hỗ trợ định hướng sản xuất, tiếp cận thị trường, đặc biệt là cần xây dựng các cơ sở dữ liệu chung, thông tin điện tử về sản phẩm chủ lực của các tỉnh, yêu cầu về quy mô, quy trình, tiêu chuẩn chất lượng hướng đến, giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cần... một khi có cơ sở dữ liệu chung thì sẽ rất thuận lợi trong việc điều phối chuỗi cung ứng” - Bà Lý Kim Chi chia sẻ.

Tại Diễn đàn Mekong Connect 2022 đã diễn ra nhiều ký kết hợp tác liên kết giữa các sở, ngành, doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh ABCĐ - Đồng bằng sông Cửu Long trong chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản hàng hóa ĐBSCL. Kỳ vọng, qua liên kết hợp tác này sẽ mở ra triển vọng mới cho nông sản hàng hóa ĐBSCL.

Huỳnh Biển

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP

    (Xây dựng) – Bộ tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.

    08:28 | 07/09/2024
  • Hà Tĩnh: Khó hoàn thành mục tiêu về xuất nhập khẩu

    (Xây dựng) - Năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD. Với 1,4 tỷ USD đạt được trong 8 tháng qua, kết quả này còn cách mục tiêu rất xa. Cộng thêm tín hiệu thị trường vẫn chưa cải thiện rõ rệt, cần thêm giải pháp quyết liệt hơn để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm.

    22:56 | 06/09/2024
  • Bình Phước vẫn giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Phước vừa thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm với những tín hiệu tích cực như: Thu ngân sách đến hết tháng 8 đạt 6.762 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 1.337 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 485 triệu USD; nhập khẩu đạt gần 314 triệu USD…

    22:42 | 06/09/2024
  • Hậu Giang: Kinh tế - xã hội tăng tốc phát triển từ chính sách “Tam nông”

    (Xây dựng) – Tỉnh ủy Hậu Giang vừa ban hành Báo cáo số 601-BC/TU tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Báo cáo cho biết 05 năm qua, thực hiện chính sách “Tam nông”, kinh tế - xã hội của Hậu Giang đã tăng tốc phát triển.

    21:07 | 06/09/2024
  • Ninh Bình: Thực hiện “5 quyết tâm”, “5 đảm bảo” trong giải ngân kế hoạch đầu tư công

    (Xây dựng) – Tỉnh Ninh Bình là một trong các địa phương được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương đã nỗ lực, phấn đấu, đạt kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2024 là 39,3% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (trên mức trung bình của cả nước là 34,68%).

    19:46 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh: Hoãn hội nghị xúc tiến đầu tư do ảnh hưởng bão số 3

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra thông báo về việc hoãn tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 và Hội nghị sơ kết 1 năm “Tỉnh an toàn giao thông” nhằm ứng phó với cơn bão số 3 năm 2024, theo Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

    14:55 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh – “Thủ phủ” mới của FDI Việt Nam

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bắc Ninh đã thu hút gần 3,47 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm 2024, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Con số này gấp 2,94 lần so với cùng kỳ năm 2023.

    14:37 | 06/09/2024
  • Làm dự án điện mặt trời trên đất nông nghiệp có bị xử phạt?

    (Xây dựng) - Theo phản ánh của ông Trần Văn Bình, hiện nay, tại một số tỉnh, các chủ đầu tư làm dự án điện mặt trời áp mái theo cụm 5x1MW hoặc 10x1MW trên các diện tích đất chưa được chuyển đổi (đất trồng cây lâu năm, hằng năm) hoặc đất đã được quy hoạch để xây dựng trụ sở ủy ban…

    14:32 | 06/09/2024
  • Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

    Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.

    14:30 | 06/09/2024
  • Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tám tháng đạt 20,52 tỷ USD

    Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng, trong đó vốn đăng ký đạt 20,52 tỷ USD và vốn thực hiện là 14,15 tỷ USD. Đây cũng là mức thực hiện cao nhất của tám tháng trong 5 năm qua.

    14:28 | 06/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load