(Xây dựng) - Chiều 18/5/2024, tại Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà) 789club ios phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức diễn đàn: “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng”. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh; ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng; ông Nguyễn Anh Dũng - Tổng Biên tập 789club ios .
Về phía tỉnh Khánh Hòa có các đại biểu: ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; ông Trần Văn Châu – Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng Khánh Hoà; ông Nguyễn Ngọc Minh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hoà; ông Châu Ngô Anh Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hoà; ông Cung Quỳnh Anh - Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hoà; ông Nguyễn Văn Thiện – Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hoà.
Đại diện khối Hiệp hội có các đại biểu: Ông Nguyễn Văn Khôi – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; TS. Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam; ông Lê Văn Sơn - Phó Chủ tịch Hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hoà, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Khánh Hoà.
Diễn đàn có có sự góp mặt của các chuyên gia: Ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia; PGS.TS Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; ông Nguyễn Tấn Tâm – Ban quản trị cộng đồng review bất động sản; ông Nguyễn Thế Vinh – Tổng Giám đốc Công ty CP Vega City...
Diễn đàn do 789club ios phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Cộng đồng review bất động sản và các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đây là diễn đàn chuyên sâu, nhằm đưa ra những phân tích, báo cáo, nhận định đa chiều, đánh giá khách quan về toàn cảnh bức tranh tình hình thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, tác động của chính sách pháp luật hiện hành đến thị trường, dự báo diễn biến, xu hướng của thị trường, nhận diện thực trạng, và những thách thức, cơ hội để góp phần tìm ra giải pháp, tạo động lực phát triển bền vững thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trong năm 2024 và thời gian tới.
Tại Diễn đàn, các đại biểu tham dự sẽ thảo luận với nội dung: Phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng – thực trạng, thách thức và tiềm năng phát triển trong thời kỳ mới và chủ đề Giải pháp thúc đẩy tiến trình phục hồi phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Ông Nguyễn Anh Dũng - Tổng Biên tập 789club ios phát biểu khai mạc. |
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Tổng Biên tập 789club ios Nguyễn Anh Dũng cho biết, Diễn đàn: “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng” sẽ là nơi chia sẻ những góc nhìn toàn cảnh, phân tích chuyên sâu, bóc tách những cơ hội, thách thức của thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng từ các chuyên gia đầu của ngành với các tham luận và phân tích về: Những điểm mới trong Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 tác động tích cực đến thị trường; cán cân của bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trong sự phát triển kinh tế và GPD của đất nước; khơi thông nguồn vốn cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng; những yếu tố tác động đến phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng như thông hạ tầng, hoàn thiện quy hoạch; những kiến nghị đề xuất tháo gỡ pháp lý cho các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trên toàn quốc; sự khởi động lại các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng của các chủ đầu tư đón đầu chu kỳ mới.
Trong thời gian qua, các Ban, Bộ, ngành, Trung ương và nhiều địa phương trên cả nước đã chủ động triển khai thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản, đầu tư, đất đai, nhà ở... nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản nói chung và phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng nói riêng; nhờ đó, thị trường đã có dấu hiệu chuyển biến khởi sắc. Theo đánh giá, thị trường bất động sản đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất. Dự báo, thị trường sẽ ấm dần lên khi niềm tin của khách hàng đang được vực dậy.
Bất động sản du lịch ở Việt Nam đã có sự phát triển, đa dạng, phong phú về loại hình, cơ cấu sản phẩm. Điều này thể hiện sự nhạy bén của các nhà đầu tư trong việc nắm bắt nhu cầu của du khách, đa dạng phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư trong việc nắm bắt nhu cầu của du khách và phù hợp với mục tiêu đầu tư, khả năng tài chính của các nhóm nhà đầu tư bất động sản khác nhau.
Triển vọng dài hạn cho phân khúc bất động sản du lịch vẫn rất lớn. Điều này được dự đoán trên cơ sở tiềm năng vốn có và khả năng phục hồi mạnh mẽ của thị trường du lịch Việt Nam thời gian sắp tới. Về cơ bản, các quy định trong pháp luật đất đai, kinh doanh bất động sản vừa được Quốc hội thông qua sẽ là “trợ lực” quan trọng để phát triển loại hình bất động sản này.
789club ios là cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, thông tin chính sách về thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững, trong đó có loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Nhiều bài viết phân tích, bình luận chuyên sâu được 789club ios thực hiện nhằm đưa chính sách đến gần với doanh nghiệp, người dân.
Trong xu thế hội nhập, công nghệ, 789club ios đã xác định rõ nhiệm vụ phải làm ngay là chuyển đổi số về mặt nội dung và chuyển đổi số trong quản trị nội bộ. Hiện nay, ngoài ấn phẩm Báo in, Báo điện tử; 789club ios cũng đẩy mạnh phát triển các các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, YouTube để có thể tiếp cận nhanh nhất, nhiều nhất đối tượng bạn đọc quan tâm đến các lĩnh vực nhà ở, thị trường bất động sản…
Năm 2024, khi cơ hội phục hồi và phát triển của ngành du lịch sẽ thành động lực để chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, tăng thêm nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng vào thị trường...Do vậy, ngày hôm nay 789club ios phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn đặc biệt này. Thông qua diễn đàn, Ban Tổ chức rất mong muốn các chuyên gia hàng đầu, uy tín trong lĩnh vực bất động sản cùng các đơn vị, doanh nghiệp trao đổi, phân tích và đánh giá những thách thức và chỉ ra những cơ hội mới cho thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng phát triển, khởi sắc trong năm 2024 và thời gian tới.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ có nhiều khởi sắc sau khi hệ thống pháp luật đã được tháo gỡ
Như chúng ta đã biết, thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội; có vai trò, đóng góp lớn đối với nền kinh tế và tác động ảnh hưởng đến nhiều ngành, nghề, lĩnh vực. Thị trường bất động sản du lịch tạo động lực để hình thành đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, làm thay đổi diện mạo của các địa phương và giúp cho kinh tế - xã hội của các địa phương phát triển, tạo thêm công ăn việc làm, góp phần ổn định an sinh xã hội tại các địa phương trên cả nước.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh phát biểu. |
Phát triển thị trường bất động sản du lịch cũng là cơ hội khai thác và sử dụng đất đai một cách hiệu quả khi biến những vùng đất hoang sơ chưa có giá trị thành những vùng đất có giá trị kinh tế cao. Với vai trò quan trọng đó, trong giai đoạn vừa qua, thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam đã có những phát triển mạnh và tập trung ở nhiều các tỉnh thành trên cả nước, trong đó phải kể đến một số địa phương có sự phát triển tích cực như: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Định, Quảng Ninh...Với sự vào cuộc của các địa phương, các doanh nghiệp, trong thời gian qua, thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đã tạo ra những sản phẩm rất đa dạng, phong phú, tạo sự hấp dẫn cho các khách du lịch và tạo môi trường, điều kiện để người dân được hưởng thụ những giá trị của bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian qua.
Bên cạnh những sự phát triển rất nhanh trong thời gian vừa qua, trong thời gian gần đây, nhất là từ năm 2020 đến nay, lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng có dấu hiệu chững lại, nguồn cung hạn chế, lượng giao dịch giảm sút, gây ảnh hưởng đến thị trường bất động sản nói chung và gây ảnh hưởng đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian qua.
Về những khó khăn trong thời gian qua đối với các lĩnh vực về bất động sản cũng như bất động sản nghỉ dưỡng: Thứ nhất là khó khăn về thủ tục pháp lý, việc triển khai đầu tư dự án bất động sản nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng còn gặp nhiều khó khăn do thủ tục pháp lý, vấn đề chưa đồng bộ, còn chồng chéo dẫn tới việc ra quyết định đầu tư còn có nhiều thận trọng.
Thứ hai về trình tự thủ tục đầu tư có nhiều thủ tục phải qua rất nhiều thời gian, như thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, điều chỉnh đầu tư, nhất là những dự án có thời gian kéo dài gây ảnh hưởng đến tạo nguồn cung trong thời gian qua. Vấn đề liên quan đến việc xác định giá đất, quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, giao đất trong thời gian qua cũng là việc khó khăn trong đầu tư phát triển các dự án. Các dự án bất động sản, nhất là các dự án bất động sản nghỉ dưỡng từ những vùng đất hoang sơ đã biến thành những dự án đẹp mất rất nhiều công, tuy nhiên những vùng này cũng gặp những khó khăn về pháp lý.
Vấn đề vướng mắc trong việc công tác lập điều chỉnh quy hoạch để đảm bảo sự đồng bộ giữa các cấp quy hoạch, nhất là những khó khăn về bất động sản nghỉ dưỡng giữa những khu vực mới phát triển, do đó việc công tác lập quy hoạch, quy hoạch phân khu đến quy hoạch chi tiết mất nhiều thời gian và còn nhiều khó khăn trong thực hiện. Bên cạnh đó, những khó khăn liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng tài sản cũng ảnh hưởng đến giao dịch bất động sản vừa qua. Nhiều nội dung liên quan đến vấn đề vướng mắc về pháp lý ít nhiều cũng đã có sự tác động đến sự phát triển của bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Trong thời gian vừa qua, cũng đã có những chính sách quản lý chặt chẽ hơn về tín dụng, trái phiếu, do đó, các vấn đề liên quan đến các nguồn lực để phát triển dự án, một số chủ đầu tư trong quá trình triển khai cũng chia sẻ các khó khăn về mặt nguồn lực trong triển khai dự án.
Nhiều chủ đầu tư trong thời gian vừa qua mặc dù đã tích cực nỗ lực đưa ra các quy hoạch và thiết kế, cơ cấu sản phẩm, tiện ích trong các khu nghỉ dưỡng để tạo nên các dịch vụ trong khu bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, nhưng các hoạt động đầu tư thời gian qua gặp nhiều khó khăn, một số chủ đầu tư triển khai dự án chậm khiến cam kết với khách hàng người dân chưa đảm bảo, tranh chấp, ảnh hưởng niềm tin và thị trường bất động sản.
Trước những tình hình khó khăn đó, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, đôn đốc địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn vướng mắc để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Trong đó đã ban hành nhiều giải pháp, nhiều biện pháp triển khai thực hiện đến nay có nhiều kết quả: Thứ nhất, những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, nhà ở, thị trường bất động sản. Chính phủ cũng đã trình Quốc hội thông qua 4 dự án Luật rất quan trọng: Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành như: Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương hoàn thành trình Chính phủ các văn bản hướng dẫn Luật và trình Chính phủ sớm ban hành Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 để ba bộ Luật có hiệu lực sớm từ ngày 01/7 tới đây. Việc ban hành hệ thống các Luật này có những nội dung tháo gỡ, trong đó có các nội dung tháo gỡ vấn đề đất đai, trình tự đầu tư, các hoạt động kinh doanh bất động sản. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong việc hoàn thiện, sửa đổi, tháo gỡ những khó khăn trong thời gian tới và sẽ có những điều thuận lợi để triển khai phát triển các dự án bất động sản nói chung và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng.
Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo tới các Ngân hàng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho thị trường bất động sản nói chung, trong đó có thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có nhiều chỉ đạo tạo điều kiện để doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn, ngân hàng cố gắng triển khai, có các giải pháp khoanh nợ, giãn nợ để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính sửa đổi và ban hành Nghị định 08/2023, có những điểm mới mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, trong đó có mở ra cơ hội cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu thuận lợi hơn, có đa dạng thêm những nguồn vốn phục vụ phát triển các dự án bất động sản, đặc biệt các dự án bất động sản nghỉ dưỡng có sử dụng nguồn vốn rất lớn.
Trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ có nhiều chỉ đạo thành lập các Đoàn công tác tháo gỡ thị trường, nhiều địa phương có nhiều dự án bất nghỉ dưỡng được tháo gỡ, đây là một trong những điều kiện để khơi thông các dự án đã dừng đầu tư, tránh lãng phí, hiệu quả, nhiều điểm nghẽn vướng mắc khó khăn đang được nhiều địa phương tích cực tháo gỡ, trong đó có các dự án tại: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đà Nẵng đang tiếp tục tháo gỡ, đây là tín hiệu đáng mừng cho các dự án tới đây.
Có thể nói thời gian qua, các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư đang tích cực cơ cấu lại các sản phẩm, năng lực tài chính, nâng cao năng lực canh tranh, tập trung lĩnh vực chính, nâng cao hiệu quả đầu tư, các doanh nghiệp đang rất tích cực triển khai các dự án đầu tư dở dang và sớm đưa vào hoàn thiện khai thác, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội. Những dự án được phê duyệt đã được các doanh nghiệp tích cực triển khai bài bản, ứng dụng các công nghệ mới để triển khai nhanh, chất lượng, các doanh nghiệp đầu tư cũng đã rút kinh nghiệm không đầu tư tràn lan mà đầu tư có trọng tâm trọng điểm, nhất là chúng ta đã có các tư duy, các tiện ích hạ tầng, xã hội, kỹ thuật.
Các doanh nghiệp ngoài việc quan tâm đầu tư cũng đã quan tới tâm tới quản lý, chất lượng, vận hành các dịch vụ bất động sản nghỉ dưỡng, có nhiều quan tâm đảm bảo yêu cầu chất lượng cho người dân trong thời gian tới.
Với nhiều giải pháp trong thời gian vừa qua, chúng tôi tin tưởng rằng, thời gian tới đây, thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc, nhất là sau khi hệ thống pháp luật đã được tháo gỡ, tới đây nhiều dự án bất động sản sẽ được triển khai chất lượng, tiến độ đáp ứng yêu cầu, phát triển trong giai đoạn tới.
Thay mặt lãnh đạo Bộ Xây dựng, tôi cũng đánh giá cao Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, 789club ios đã phối hợp tổ chức Diễn đàn “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch nghỉ dưỡng”. Để diễn đàn được diễn ra thành công và đạt kết quả cao, chúng tôi đề nghị các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp trao đổi thảo luận, trong đó tập trung đánh giá phân tích những thách thức, cơ hội cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trong năm 2024 và những năm tiếp theo, từ đó, đề xuất giải pháp hữu ích cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phát triển một cách bền vững, đáp ứng được những nhu cầu trong tình hình mới. Sau diễn đàn, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tham mưu cho Thủ tướng, Chính phủ trong công tác chỉ đạo điều hành, góp phần cho thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà: Khánh Hòa kỳ vọng sẽ duy trì đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới
Thay mặt UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà khẳng định: Bất động sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngân sách lớn cho Nhà nước và góp phần tạo nên diện mạo trong đô thị hoá, lối sống mới văn minh, hiện đại của đất nước là lĩnh vực được đông đảo các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân quan tâm. Nhìn nhận vai trò quan trọng của lĩnh vực bất động sản, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã không ngừng quan tâm chỉ đạo quyết liệt và ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ thị trường hồi phục, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Bước đầu đã tạo những tín hiệu, điểm sáng đáng ghi nhận đến từ các yếu tố về phương diện pháp lý, các vướng mắc pháp lý ở các dự án đã và đang có những chuyển biến tích cực sau những chỉ đạo từ Chính phủ thông qua các các giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển; tháo gỡ các vấn đề về trái phiếu; cũng như hướng dẫn, tạo điều kiện cấp Giấy chứng nhận căn hộ condotel…
Ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà. |
Cùng với các giải pháp tháo gỡ từ Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo tích cực của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các Sở, ngành và sự chung tay của doanh nghiệp, thị trường bất động sản tỉnh Khánh Hoà đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, tuy chưa đạt như kỳ vọng nhưng đã có tín hiệu khởi sắc về sự tăng trưởng nhất định (trong năm 2023, phát sinh 19.951 lượng giao dịch, với tổng giá trị giao dịch là 12 ngàn 396 tỷ đồng; có 11 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư (02 dự án được cấp Giấy phép xây dựng); trong quý I/2024, phát sinh 5.941 lượng giao dịch, với tổng giá trị giao dịch là 7 ngàn 630 tỷ đồng.
Được sự cho phép và chỉ đạo của Bộ Xây dựng, 789club ios và Hiệp Hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch nghỉ dưỡng” lần này là cơ hội đánh giá khách quan về toàn cảnh bức tranh thị trường bất động sản cả nước nói chung và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng Khánh Hoà nói riêng; tác động của chính sách pháp luật hiện hành đến thị trường, dự báo diễn biến, xu hướng, thách thức, cơ hội để góp phần tìm ra giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
Khánh Hòa được kỳ vọng sẽ duy trì đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Hạ tầng giao thông chiến lược ngày càng hoàn thiện với tuyến đường bộ cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm – Vĩnh Hảo đã hoàn thành và các tuyến đường bộ cao tốc khác như: Vân Phong - Nha Trang, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đang được đẩy nhanh tiến độ góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, các nghị quyết của Trung ương tạo ra nhiều đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư, phát huy mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, bền vững, là cơ hội phục hồi và phát triển của ngành du lịch, cũng như động lực để chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, tăng nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng vào thị trường của địa phương.
Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa đã và đang hoàn thiện các quy hoạch, chương trình quan trọng (Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch đô thị, Chương trình phát triển nhà ở, Chương trình phát triển đô thị) để triển khai xúc tiến và kêu gọi đầu tư đa lĩnh vực; trong đó nhiều dự án đã được đăng tải Danh sách kêu gọi đầu tư trên Cổng thông tin xúc tiến đầu tư của tỉnh; nhiều dự án, khu đất có giá trị thương mại cao trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch sẽ triển khai đấu giá, đấu thầu công khai nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội; vì vậy, nhân Hội nghị này, với sự có mặt của đông đảo lãnh đạo các Hiệp hội, các Hội, các doanh nghiệp chủ đầu tư bất động sản, các cơ quan báo chí… Tôi xin trân trọng kính mời các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có đủ năng lực, quan tâm, tham gia đấu thầu, đấu giá và triển khai các dự án đầu tư có chất lượng cao, hiệu quả tại tỉnh Khánh Hòa. Hy vọng dòng chảy bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại Khánh Hòa sẽ là dòng chảy liên tục và mạnh mẽ ở hiện tại và trong tương lai.
Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng: Bước tiến lớn để hoàn thiện, phát triển thị trường bất động sản
Cá nhân tôi đánh giá rất cao Diễn đàn “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch nghỉ dưỡng”, ngay từ cái tên đã nói nên ý nghĩa của Diễn đàn, trong khuôn khổ của ngày hôm nay tôi đánh giá 2 nhóm nội dung: Khơi thông và giải pháp.
Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng. |
Mặc dù thị trường đã vượt qua khó khăn nhưng năm 2024 thị trường bất động sản có 9.970 sản phẩm giao dịch tuy nhiên 97% là hàng tồn của các dự án cũ. Toàn thị trường có 5 dự án cung cấp ra thị trường 326 sản phẩm giảm 64% so với quý trước. Tuy thị trường Khánh Hòa hiện đang có nhiều điểm tốt và tiềm năng, nhưng hiện Khánh Hòa cũng đang có 2 dự án gặp khó khăn.
Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 là bước tiến lớn về chính sách và là một trong những khung pháp lý quan trọng tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Hai Bộ Luật này được thông qua đã luật hóa nhiều điểm nghẽn, các dự án triển khai liên quan đến Kết luận Thanh tra, thông tin không tốt liên quan tới trái phiếu, vấn đề thực thi hoạt động môi giới bất động sản.
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã bổ sung quy định mới về điều tiết thị trường bất động sản liên quan tới nguồn vốn, thẩm định giấy phép...Các công năng của nhà ở sẽ được phân định rõ: Condotel, officetel...trong Nghị định 10/2023/NĐ-CP. Khi Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực dự kiến nguồn cung sẽ cải thiện 20% so với năm 2023.
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 cũng sẽ quy định chặt chẽ về điều kiện kinh doanh bất động sản, quy định năng lực của chủ đầu tư... Quy định vấn đề đầu tư đối với người Việt Nam ở nước ngoài cũng được thể hiện rõ trong Luật Kinh doanh bất động sản 2023, hạn chế phát sinh đối với dự án khi đưa vào kinh doanh.
Vấn đề chuyển nhượng dự án bất động sản cũng được quy định rõ tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023 như bỏ bớt những phần không cần thiết khi dự án đã được triển khai... Đây là bước tiến lớn để hoàn thiện, phát triển thị trường bất động sản.
Điểm nhấn ở Luật nhà ở 2023 là những vấn đề liên quan đến nhà ở xã hội, quy định cụ thể các cấp triển khai dự án nhà ở xã hội.
Thời gian tới bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có nhiều tiềm năng bởi thị trường đang quay trở lại dưới những tác động của các Bộ Luật mới. Đây là tín hiệu vui cho các địa phương đang phát triển du lịch như Khánh Hòa.
Ông Cấn Văn Lực: Tin tưởng vào khả năng phục hồi cao của thị trường bất động sản
Tôi đánh giá khả năng phục hồi cao khi kinh tế thế giới đi ngang hoặc giảm nhẹ, riêng Việt Nam dự báo năm 2024- 2025 sẽ tốt hơn năm 2023; Lạm phát trong tầm kiểm soát và lãi suất giảm, ở mức thấp; Vướng mắc về pháp lý dần được tháo gỡ; thể chế được quan tâm hoàn thiện (nhiều Luật liên quan đã được thông qua); Quy hoạch các cấp đang hoàn thiện; đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh; Nghĩa vụ tài chính đã qua giai đoạn khó khăn nhất và tiếp cận vốn được duy trì; Cung – cầu và giá tiến tới cân bằng hơn, phù hợp hơn.
Ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia. |
Kinh tế thế giới 2023 tiếp tục giảm đà tăng trưởng (+2,6% từ mức 3% năm 2022), có thể tăng khoảng 2,4% năm 2024 và 2,7% năm 2025 (theo WB); lạm phát (CPI) giảm (từ 8,6% năm 2022 xuống còn 5% năm 2023, 4% năm 2024 và 3,2% năm 2025, theo WB); thương mại toàn cầu tăng 0,6% năm 2023 và 2,5-3% năm 2024 và 3,3% năm 2025 (theo IMF). Theo đó, lãi suất giảm; tiếp tục xu hướng chuyển đổi số và tăng trưởng xanh.
4 rủi ro, thách thức chính của kinh tế thế giới trong năm 2024-2025: Xung đột địa chính trị phức tạp (gần đây là xung đột Biển Đỏ, Trung Đông) và gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; Lạm phát và lãi suất dù giảm nhưng còn cao; rủi ro nợ công và nợ tư vẫn cao; Đà phục hồi chậm lại ở 1 số nước (Mỹ, Nhật Bản, Anh và Trung Quốc…); kéo theo tăng trưởng toàn cầu năm 2024 thấp hơn năm 2023, nhưng sẽ phục hồi dần trong năm 2025; Rủi ro an ninh năng lượng, an ninh lương thực vẫn hiện hữu; biến đổi khí hậu bất thường. Điều này sẽ khiến cho kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, đà phục hồi của xuất khẩu và đầu tư bị ảnh hưởng; tăng trưởng đầu tư tư nhân và tiêu dùng còn thấp. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế của Việt Nam, có thể nhận thấy sẽ có nhiều rủi ro và thách thức đối với nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2024-2025.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, hiện nay giải ngân đầu tư công chưa có đột phá; Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn liên quan đến pháp lý, nghĩa vụ tài chính và chi phí đầu vào còn cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững…
Nguồn vốn đối với thị trường bất động sản: Vốn tín dụng: theo Ngân hàng Nhà nước, hết năm 2023, tín dụng bất động sản đạt 2,89 triệu tỷ đồng (chiếm 21,46% tổng dư nợ của nền kinh tế), tăng 11,81% so với cuối năm 2022, trong đó cho vay nhà ở ước chiếm 62% (tăng 1,1%), cho vay kinh doanh bất động sản chiếm 38% (tăng 35,4%); Hết tháng 2/2024: Cho vay kinh doanh bất động sản tăng 1,86% (so với mức -0,75% tín dụng chung); trong đó: Vốn tư nhân: hết tháng 4/2024: 1.376 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới (-1,3%), số vốn đăng ký đạt 112.406 tỷ đ (+60%); số doanh nghiệp bất động sản quay lại hoạt động là 1.302 (+22,3%);
Phát hành trái phiếu năm 2023: Toàn thị trường phát hành 311 nghìn tỷ đồng; trong đó doanh nghiệp bất động sản phát hành 73,2 nghìn tỷ đồng, xếp thứ 2 (chiếm 23,5%). Hết tháng 4/2024, tổng lượng phát hành gần 38 nghìn tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp bất động sản đã phát hành hơn 19 nghìn tỷ đồng (chiếm 51,2%).
Giải pháp đối với doanh nghiệp và tỉnh Khánh Hòa: Cần đưa ra các kiến nghị, cơ cấu lại hoạt động; kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá, nợ đáo hạn…
Chủ động tìm hiểu, tiếp cận các Chương trình, gói hỗ trợ (nhất là các gói hỗ trợ tài khóa, thuế - phí, tín dụng, cơ cấu lại nợ; các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ…). Đa dạng hóa nguồn vốn, sản phẩm; Chủ động chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và kinh doanh tuần hoàn.
Thích ứng, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro; Sẵn sàng thực thi các Luật: Đất đai 2024, Nhà ở 2023, Kinh doanh bất động sản 2023, Các tổ chức tín dụng 2024.
Tỉnh Khánh Hòa cần xem xét cấp “sổ hồng” cho các dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đáp ứng đủ điều kiện (theo Nghị định 10/2023), thực hiện tốt Nghị định 12/2024 và nghị định về định giá đất, Nghị định 42/2024 về lấn biển (hiệu lực 1/4/2024); thực hiện tốt chính sách về giãn, hoãn, giảm thuế phí và cơ cấu lại nợ, tín dụng bất động sản phù hợp…
PGS. TS Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Thị trường đang có những khởi động mới, ấm lên
Trong tình hình hiện nay như chúng ta thấy rằng, thị trường bất động sản nói chung, trong đó có thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tương đối trầm lắng. Những phân khúc cao cấp trở nên khó khăn hơn, tình trạng này đã kéo dài, không phải là câu chuyện của nhất thời mà bắt đầu từ lúc Covid-19, nền kinh tế chung khó khăn, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng sa sút, do đó bất động sản đang có vấn đề, đặc biệt là phân khúc bất động sản cao cấp.
PGS.TS Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (ảnh chụp qua clip gửi Diễn đàn). |
Cho đến thời điểm này, để đánh giá thì chúng ta thấy rằng, có thể tình hình đang có những khởi động mới, ấm lên một chút, tuy nhiên cũng phải nhìn đến triển vọng dài hạn để đánh giá nó như thế nào một cách bình tĩnh.
Đối với du lịch, xu hướng ấm lên tương đối rõ rệt, khi du lịch ấm lên tốt hơn, nhanh hơn so với xu hướng chung thì bất động sản nghỉ dưỡng, rộng hơn là bất động sản du lịch có những triển vọng khởi sắc. Đặc biệt đối với thị trường Việt Nam, điều này có tính tích cực cao hơn, Việt Nam có triển vọng phát triển du lịch, thu hút khách để cung cấp bất động sản nghỉ dưỡng là một vùng khá sôi động, sức hấp dẫn trong xếp hạng quốc tế đi trước và tích cực hơn, đây bao gồm triển vọng dài hạn và xu hướng kinh tế ngắn hạn có những cải thiện.
Một số trung tâm rất đáng được quan tâm ví dụ như: Nghỉ dưỡng du lịch Hạ Long (Quảng Ninh), Sầm Sơn (Thanh Hóa), đi vào xa hơn nữa là Huế cũng đã bắt đầu trỗi dậy, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu đang sôi động trở lại. Như Phú Quốc là một điển hình của sau thời gian bị lắng xuống dữ dội thì có sự phục hồi khá mạnh, với du lịch cao cấp gắn với khách du lịch quốc tế.
Về phía doanh nghiệp, chính quyền, tôi cho rằng: Cần phải ráo riết thúc đẩy hơn nữa với tinh thần “Tình thế bất thường thì giải pháp phải khác thường”, để tình thế khó khăn lâu quá càng bị kẹt, theo cách cũ sẽ kẹt mãi thôi, đây là cách tiếp cận và những hội thảo, hội nghị hoặc những kiến nghị mang tính chất hệ thống cần phải được đưa ra một cách quyết liệt. Ý kiến của các Hội, Hiệp hội, các tổ chức doanh nghiệp cần phải được mạnh dạn hơn, quyết liệt, đòi hỏi một tư duy khác thường, chúng ta không vượt qua lối cũ thì cực kỳ khó tháo gỡ ở tình huống khó khăn này.
Thứ ba, liên quan đến chính quyền địa phương, chính quyền cần phải có sự chia sẻ với doanh nghiệp, điều này liên quan trực tiếp đến thu nhập, việc làm của người dân, thu nhập ngân sách của địa phương, thu nhập của chính cán bộ địa phương…Họ rất muốn làm, nhưng không gian các địa phương chủ động phần này không nhiều, mặc dù yêu cầu địa phương phải chủ động sáng tạo nhưng trong không gian như thế này, quyền lực quyền hành của địa phương thì không gian tương đối hạn chế. Cần phải thống nhất được tinh thần Trung ương cho phép các địa phương trong giới hạn nào được quyền chủ động sáng tạo và bảo đảm an toàn, như thế mới có thể tháo gỡ được. Vì vướng vào đất đai không rõ ràng luật lệ không ai dám làm cả, biết là gỡ được nhưng không dám gỡ, thì phải có một cách tiếp cận giữa Trung ương và địa phương về mặt quyền lực, chủ động sáng tạo mạnh mẽ hơn rất nhiều thì lúc đó mới giúp cho nền kinh tế thoát khỏi một điểm kết, không thoát khỏi điểm ấy sẽ là vùng xoáy rất là nguy kịch...
Chính phủ cần biết cách tạo ra những mạch xử lý vấn đề, những doanh nghiệp nào có sức lan tỏa thị trường mạnh đang gặp khó khăn thì cần tháo gỡ cho thị trường đó, khi Chính phủ hành động như vậy, đấy là cách cứu nguy thị trường, giải giúp cho cả hệ thống doanh nghiệp chứ không phải ưu tiên thiên vị một ông nào đấy, cách tiếp cận yếu tố sân sau là ảnh hưởng đến chủ trương của Chính phủ, hành động của Chính phủ, nhiều khi thông tin không rõ ràng, minh bạch làm cho người suy nghĩ: Cứu ông này là sân sau, cứu ông này là thân quen, làm cho Tập đoàn đó do có đi đêm với nhau…Điều đấy rất nguy hiểm, chưa kịp làm với ý đồ rất tốt, có tác động, tính chất giải phóng hệ thống cao vẫn không dám làm vì những cái gọi là đón gió, hiểu theo nghĩa thông tin mạng làm méo mó cách đặt vấn đề. Đây là chỗ phải có những cam kết, những bảo đảm giống như cam kết chính trị trong những hành động để cứu thị trường, ta phải đặt mục tiêu cứu hệ thống để giải phóng thị trường, để làm việc tạo ra một sức đẩy thoát khỏi điểm kết của thị trường là mục tiêu tối cao chứ không phải là những nhóm lợi ích cục bộ.
Hiện nay, Nha Trang cũng vừa được thông qua quy hoạch thành phố, đây là một quy hoạch đưa tầm của Nha Trang lên khác hẳn và đúng với tinh thần chung của tỉnh Khánh Hòa. Khi mà quy hoạch tỉnh, tiếp cận mới sau Covid-19 không chỉ cải tiến hay nâng cấp mà là cố gắng thành một đẳng cấp khác cho Khánh Hòa, đặc biệt là Nha Trang. Nha Trang hiện nay định hình được quy hoạch tôi cho rằng rất tốt. Nha Trang đang tự biến mình trở thành một mô hình của một đô thị sạch, sinh thái, thông minh với đặc trưng xanh, đây là một tầm rất cao và đây là một yếu tố để chúng ta thấy rằng Nha Trang đang có một khí thế để tiếp tục tiến lên sau Covid-19. Trong khuôn khổ chuyển động chung của cả nền kinh tế, của Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa điều này rất tốt.
Tôi cũng là người thảo luận với Khánh Hòa và Nha Trang về kinh tế đêm cách đây mấy năm, Nha Trang xung phong làm mô hình kinh tế đêm để thử nghiệm chính sách, cách đặt vấn đề của Nha Trang rất tích cực về kinh tế đêm và trên thực tế bây giờ Nha Trang đang có những chuyển động khá rõ ràng để định hình kinh tế đêm.
Kinh tế đêm là một cấu trúc khác và nó mang lại một diện mạo, cấu trúc phát triển khác cho đô thị, nhất là một đô thị du lịch. Khi Khu vực Vega City có nhà hát mang tên Đó. Đó là hình tượng rất hay, cả vùng quy hoạch đó dự kiến trở thành vùng kinh tế đêm, đây là một khu tương đối biệt lập, có không gian cực kỳ đẹp và rộng, tất nhiên làm kinh tế đêm sẽ phải rộng nữa nhưng Nha Trang đã có một ý thức để phát triển kinh tế đêm có tầm vóc. Văn hóa kinh tế đêm phải gắn liền với một hệ thống văn hóa, văn hóa tiêu dùng, tận hưởng cuộc sống ban đêm, trong đó có cuộc sống mua sắm, tiêu thụ và cả không gian sáng tạo về đêm.
Muốn như vậy, Nha Trang phải thêm những nhà đầu tư rất lớn để định hình được những giá trị lớn của sức hấp dẫn, kinh tế và văn hóa của Nha Trang. Có thể hy vọng kinh tế đêm của Nha Trang trở thành một hình mẫu cho cả nước.
Ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn KN Holdings kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH KN Cam Ranh: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phân khúc du lịch nghỉ dưỡng đã sẵn sàng quay trở lại thị trường
Riêng ở tỉnh Khánh Hòa, theo thông tin từ Sở Xây dựng, trong quý I/2024, thị trường tỉnh ghi nhận 5.941 giao dịch bất động sản, trong đó có 4.537 giao dịch đất nền; 1.193 giao dịch nhà ở riêng lẻ; 211 giao dịch căn hộ chung cư. Tổng giá trị giao dịch bất động sản trong quý đạt gần 7.630 tỷ đồng.
Nếu so quý IV/2023, số lượng lẫn giá trị giao dịch đều tăng, lần lượt 880 giao dịch và 3.112 tỷ đồng. Tương tự với số liệu trên khi so cùng kỳ năm trước, cũng cho thấy mức tăng đáng kể. Cụ thể vào quý I/2023, tỉnh Khánh Hòa phát sinh 3.878 giao dịch bất động sản với tổng giá trị hơn 1.613 tỷ đồng. Như vậy sau 1 năm đã ghi nhận tăng 2.063 giao dịch và giá trị giao dịch tăng gần 5 lần.
Ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn KN Holdings kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH KN Cam Ranh. |
Về nguồn cung 3 tháng đầu năm, tỉnh có 2 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện bán trong quý, gồm: Dự án chung cư CCU-01, khu đô thị mới Phước Long (thành phố Nha Trang) 236 căn hộ và dự án Nhà ở liên kế Khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí KN Paradise (thành phố Cam Ranh) 983 căn; 1 dự án hoàn thành là chung cư CT-01, khu đô thị mới VCN-Phước Long, thành phố Nha Trang 153 căn; ngoài ra, trên địa bàn thành phố Nha Trang còn một số dự án đang phát triển là: khu đô thị Mỹ Gia – Gói 8 (giai đoạn 1); khu căn hộ và dịch vụ Phước Long; chung cư Hoàng Đế…
Nhờ đó, thị trường bất động sản Khánh Hòa đã khởi sắc hơn so với giai đoạn cuối năm 2023. Đặc biệt, khi nhiều câu hỏi về thủ tục giải pháp dự án được giải quyết; ngành Du lịch tỉnh đang phục hồi mạnh mẽ; các dự án giao thông trọng điểm để kết nối khu vực được khai thác; chính sách về tiền tệ có nhiều thay đổi tạo thuận lợi cho nhà tư nhân…
Đặc biệt, đến nay Khánh Hòa đã được Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm; Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2024. Các quy hoạch sẽ là cơ sở để kêu gọi đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, dự án kết cấu hạ tầng, nhất là dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở công nhân, thiết chế công đoàn…. Đây là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản Khánh Hòa trong thời gian tới.
Ngoài ra, Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, tính chung 3 tháng đầu năm 2024, Khánh Hòa đã đón khoảng 2,1 triệu lượt khách lưu trú, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có hơn 1,2 triệu lượt khách quốc tế, gấp 5,2 lần so với cùng kỳ; hơn 942.000 lượt khách nội địa, gấp 1,7 lần so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 11.608,8 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ.
Trong báo cáo Booking, 66% du khách Việt Nam sẵn sàng mua vé theo ngày để sử dụng các tiện nghi trong khách sạn 5 sao thay vì lưu trú tại đó để hưởng dịch vụ. Điều này cũng cho thấy không phải phân khúc cao cấp khó bán, trung cấp hay giá rẻ dễ tiếp cận người mua mà phân khúc nào giải quyết vấn đề cho khách hàng thuộc phân khúc mình tốt nhất thì đều có tiềm năng tăng trưởng.
Đây là thời điểm mà các doanh nghiệp, chủ đầu tư cần nhiều nỗ lực để đem tới những trải nghiệm mới, những sản phẩm tiếp cận với nhu cầu thực tế của khách hàng. Đặc biệt, việc lựa chọn các địa phương mới, có dư địa lớn để đầu tư, phát triển dự án cũng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo sự phát triển bền vững cho các dự án nghỉ dưỡng.
Giai đoạn năm 2024, thị trường du lịch, nghỉ dưỡng Khánh Hòa được dự báo sẽ nhanh chóng hồi phục và giữ được sự tăng trưởng bền vững thông qua nhiều dấu hiệu tích cực.
Việc các hãng hàng không lớn đẩy mạnh các đường bay thẳng từ Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc đến Khánh Hòa cũng là tín hiệu tích cực cho bất động sản nghỉ dưỡng Nha Trang. Theo chia sẻ từ lãnh đạo Công ty CP Nhà ga quốc tế Cam Ranh, trong năm 2023, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã phục vụ khoảng 16.000 chuyến bay quốc tế với gần 2,4 triệu lượt khách đến và đi.
Tỉnh Khánh Hòa với 2 thành phố du lịch, nghỉ dưỡng là Nha Trang, Cam Ranh đang vươn mình trở thành đầu tàu du lịch khi tốc độ tăng trưởng hiện đã vượt Phú Quốc, Đà Nẵng, và điều này đang mở ra tiềm năng phát triển trong chu kỳ mới cho bất động sản tại nơi này.
Do vậy, ngành Bất động sản nghỉ dưỡng cần thích ứng nhanh chóng với thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách du lịch sau đại dịch. Để gia tăng mức độ cạnh tranh trên bản đồ quốc tế và giữ chân khách nội địa giàu tiềm năng, Khánh Hòa phải phát triển đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của nhiều tệp khách khác nhau, từ trải nghiệm du lịch tới đầu tư sinh lời.
Đón đầu làn sóng phục hồi thị trường du lịch nghỉ dưỡng với các xu hướng trải nghiệm mới, trong năm nay, chúng tôi sẽ cho ra mắt 2 phân khu mới tại Khu phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí KN Paradise. Công ty TNHH KN Cam Ranh với sự hỗ trợ từ Tập đoàn mẹ là KN Holdings sẽ tập trung nguồn lực hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trong việc xây dựng, quản lý chất lượng, đầu tư phát triển tiện ích và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm - dịch vụ tốt nhất.
Thị trường du lịch nghỉ dưỡng tại Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung được dự báo sẽ nhanh chóng hồi phục trong năm 2024. Vì vậy, những doanh nghiệp biết chuẩn bị sẵn nguồn lực vững chắc về tài chính, quỹ đất, vị trí quỹ đất, pháp lý... chắc chắn sẽ giành vị thế đi trước.
Việc hoàn thiện khung pháp lý, công bố quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ, triển khai các dự án hạ tầng…Đặc biệt là hấp lực từ ngành Du lịch, trên nền tảng tiếp tục phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” sẽ là động lực để các doanh nghiệp phát triển dự án đẩy nhanh tiến độ, đẩy thêm nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng mới vào thị trường. Trên cơ sở đó, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ bắt kịp đà phục hồi chung của toàn thị trường bất động sản. Đồng thời, Nghị định 10/2023/NĐ-CP tháo gỡ cho hoạt động cấp sổ hồng của loại hình condotel, officetel… thời gian tới có thể đạt độ ngấm nhất định, đem lại hy vọng cho chủ đầu tư và nhà đầu tư, từ đó hỗ trợ sự bứt phá trở lại.
Dự kiến nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng năm 2024 sẽ có cơ hội cải thiện khoảng 20% so với năm 2023. Trong đó, loại hình căn hộ biển là điểm nhấn của thị trường do vừa đáp ứng nhu cầu về tính sở hữu, vừa có thể khai thác cho thuê, tạo dòng tiền.
Ông Châu Ngô Anh Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa: Khánh Hòa hội tụ đủ các yếu tố để trở thành đô thị lớn, trung tâm kết nối logistics, cực tăng trưởng của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Với vị trí địa kinh tế độc đáo, cùng hệ thống giao thông kết nối liên vùng bao gồm cả đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển khá đồng bộ, Khánh Hòa hội tụ đủ các yếu tố để trở thành một đô thị lớn, trung tâm kết nối logistics, một cực tăng trưởng của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Về quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 29/03/2023 với định hướng vùng động lực phát triển là chuỗi đô thị Vân Phong - Nha Trang - Cam Lâm - Cam Ranh và định hình cho thành phố biển trung tâm của vùng trong tương lai. Đây chính là "bệ phóng", là hành trang pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp khi triển khai các dự án tại địa phương.
Thời gian vừa qua, UBND tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều giải pháp để phục hồi và thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, bền vững. Đáng chú ý, dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã được thông xe mới đây đã kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Nha Trang thành một tuyến cao tốc với thời gian di chuyển rút ngắn chỉ còn 4-5 giờ.
Với những vướng mắc pháp lý trên thị trường bất động sản, hiện các Bộ, ngành đang gấp rút xây dựng và ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023. Bên cạnh đó chính sách điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đang phát huy hiệu quả tích cực khi lãi suất liên tục giảm.
Nguyên nhân khiến dòng bất động sản nghỉ dưỡng gặp những điểm nghẽn là bởi tư duy vẫn coi bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng là "xa xỉ" nên chưa thực sự quan tâm quy hoạch, xây dựng và phát triển bài bản. Bất động sản du lịch chưa nhận được các chính sách hỗ trợ phát triển cụ thể, chưa có sự gắn kết giữa quy hoạch tỉnh với quy hoạch hệ thống du lịch, tầm nhìn đủ dài với thị trường bất động sản và các vấn đề về môi trường xã hội đảm bảo cho sự phát triển bền vững của bất động sản du lịch trong tương lai.
Ngoài ra, về lâu dài, thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng có biên độ rộng để phát triển, lượng cầu còn nhiều dư địa lớn trong tương lai trên cơ sở tỉnh Khánh Hòa đang sở hữu vị trí thuận tiện, nhiều địa danh văn hóa lịch sử đa dạng, bờ biển dài, đẹp, hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng du lịch ngày càng đồng bộ, trong thời gian tới cần chú ý tới 5 giải pháp tháo gỡ khó khăn để góp phần phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng: Thứ nhất, sớm bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý cho bất động sản du lịch.
Thứ hai, thay đổi tư duy phát triển; có chính sách định hướng và lồng ghép tích hợp vào quy hoạch tỉnh phương án phát triển bất động sản du lịch, cũng như quy hoạch khác có liên quan để đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững.
Thứ ba, có chính sách đồng bộ phát triển hạ tầng tại các vùng, khu du lịch; đẩy mạnh liên kết vùng; Thứ tư, tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Thứ năm, quan tâm phát triển lành mạnh tài chính bất động sản (thị trường vốn, thuế, phí, quỹ đầu tư…) phù hợp; xây dựng cơ sở thông tin, dữ liệu thị trường bất động sản nói chung và bất động sản du lịch nói riêng, vừa phục vụ quản lý, vừa thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực bất động sản.
Nhóm PV
Theo