Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ tư 09/10/2024 12:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2024):

Điện Biên những ngày tháng 7

08:00 | 27/07/2024

(Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2024), Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị và Đoàn công tác của Bộ Xây dựng đã có chuyến về nguồn tại tỉnh Điện Biên. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm tưởng nhớ và tri ân các chiến sỹ đã hy sinh để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Đồng thời, cũng là dịp để cả nước thể hiện lòng biết ơn đối với những cống hiến to lớn của các liệt sỹ, thương, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng nói chung và của Bộ Xây dựng nói riêng.

Điện Biên những ngày tháng 7
Đoàn công tác của Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị làm Trưởng đoàn thành kính dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ.

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, không thể không nhắc đến những Anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Những người đã hy sinh tuổi thanh xuân, máu xương và cả sinh mạng của mình để bảo vệ một Việt Nam hòa bình, thịnh vượng như hôm nay. Đặc biệt nhất là mảnh đất Điện Biên nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt hào hùng, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Linh thiêng Đền thờ chiến sỹ Điện Biên

Trên mảnh đất Điện Biên khói lửa một thời, hôm nay được nhìn lại một quá khứ oai hùng thấy rõ hơn về những gì các Anh hùng liệt sỹ đã trải qua… Cho hôm nay Điện Biên với Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ, nơi lưu giữ những dấu tích các anh còn để lại cho thế hệ sau mỗi lần đặt chân tới nơi này biết bao niềm thương cảm và lòng biết ơn sâu sắc…

Đền thờ liệt sỹ Chiến trường Điện Biên Phủ được xây dựng trên Di tích Đồi F thuộc phường Mường Thanh (thành phố Điện Biên). Đây là ngọn đồi lịch sử từng chứng kiến trận đánh ác liệt nhất của các chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam, thể hiện sự trang nghiêm, linh thiêng, xứng tầm với Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và những hy sinh to lớn của các liệt sỹ, đồng bào cả nước tại Chiến trường Điện Biên Phủ. Đồi F còn là ngọn đồi có diện tích đất rộng, có địa hình dạng lượn sóng chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đỉnh đồi tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi về địa thế để xây dựng Đền thờ.

Đây cũng là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công tác của Đoàn cán bộ Bộ Xây dựng đến với Điện Biên trong những ngày tháng 7 và dẫn đầu Đoàn công tác là Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, thể hiện lòng tri ân các anh hùng liệt sỹ, đồng bào đã hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, các cựu chiến binh, thân nhân các liệt sỹ...

Đã thành thông lệ, những ngày tháng 7, Bộ Xây dựng tổ chức những chuyến về nguồn, nơi ghi dấu cuộc chiến lịch sử hào hùng. Những địa danh đã làm lên lịch sử, những câu chuyện bi thương mà hào hùng của các chiến sỹ, thanh niên xung phong… Rưng rưng trong không gian trầm lắng của cơn mưa ngang qua lúc chiều tà, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cùng Đoàn cán bộ đã thành kính dâng hương đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ.

Điện Biên những ngày tháng 7
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị thắp hương tri ân các Anh hùng liệt sỹ.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị chia sẻ cảm xúc: “Từ những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm như chống Pháp, chống Mỹ, cho đến những cuộc chiến bảo vệ biên giới, mỗi người lính đều đã đứng lên, cầm súng và sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Các anh không chỉ là những người con của một gia đình, mà còn là những người con của cả dân tộc. Mỗi một giọt máu đổ xuống, mỗi một nỗi đau các anh chịu đựng, đều là để cho tương lai của đất nước được tươi sáng hơn”.

Những tên tuổi như Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Trỗi và biết bao anh hùng khác đã trở thành những biểu tượng bất tử của lòng yêu nước. Họ là những người đã viết nên những trang sử hào hùng, đẫm máu và nước mắt. Chính họ đã truyền cảm hứng, khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết trong mỗi người dân Việt Nam. Những hy sinh của họ không bao giờ có thể đo đếm bằng bất cứ giá trị vật chất nào, mà chính là bằng trái tim biết ơn và lòng tôn kính của cả dân tộc.

Ngày nay, dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng những gì mà các anh hùng liệt sỹ để lại vẫn mãi mãi không phai mờ trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Hàng năm, vào những ngày lễ lớn của đất nước, chúng ta lại tụ họp bên những nghĩa trang liệt sỹ, đặt những bó hoa tươi thắm, thắp những nén hương thơm để tưởng nhớ, tri ân những người đã khuất. Đó không chỉ là một hành động để ghi nhớ công ơn, mà còn là một lời nhắc nhở về trách nhiệm của thế hệ hôm nay và mai sau trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị mà các anh hùng đã hy sinh để bảo vệ.

Những hy sinh của các Anh hùng liệt sỹ không chỉ để lại bài học về lòng yêu nước, mà còn là nguồn động lực to lớn để chúng ta không ngừng phấn đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi người trong chúng ta hãy luôn ghi nhớ và tri ân các Anh hùng liệt sỹ bằng những hành động thiết thực, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh. Chỉ khi đó, những hy sinh của họ mới thực sự có ý nghĩa và được đền đáp xứng đáng. Tri ân các Anh hùng liệt sỹ, chúng ta không chỉ nhớ về quá khứ mà còn hướng tới tương lai với niềm tin vững chắc rằng, một Việt Nam độc lập, tự do và hạnh phúc sẽ mãi mãi là hiện thực, nhờ vào những hy sinh cao cả của các anh, các chị.

Nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt hào hùng

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những điểm đến trên hành trình về nguồn của Đoàn cán bộ Bộ Xây dựng ghé thăm thành phố Điện Biên Phủ, nơi ghi dấu ấn lịch sử với Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Bảo tàng này không chỉ là nơi lưu giữ những hiện vật quý giá, mà còn là nơi tôn vinh tinh thần anh dũng của những chiến sỹ đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Bảo tàng được khánh thành vào ngày 7 tháng 5 năm 1984, đúng dịp kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Với diện tích hơn 22.000m², bảo tàng được xây dựng theo phong cách kiến trúc hiện đại, nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của văn hóa dân tộc. Đây là nơi lưu giữ hơn 1.000 hiện vật, tài liệu, hình ảnh liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ, từ những vũ khí thô sơ đến những vật dụng hàng ngày của các chiến sỹ.

Điện Biên những ngày tháng 7
Đoàn công tác của Bộ Xây dựng tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Bảo tàng được chia thành nhiều khu trưng bày, mỗi khu đều mang một chủ đề riêng biệt, giúp du khách dễ dàng hình dung về từng giai đoạn của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Theo dấu chân lịch sử, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cùng toàn thể lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện Bộ Xây dựng thăm quan khu trưng bày lịch sử, nơi giới thiệu về bối cảnh lịch sử trước khi diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, bao gồm các sự kiện quan trọng và những nhân vật lịch sử có liên quan. Khu trưng bày Chiến dịch tái hiện lại toàn bộ quá trình chuẩn bị và diễn biến của Chiến dịch Điện Biên Phủ, từ những trận đánh ác liệt cho đến những chiến thắng vẻ vang.

Tiếp đến Khu trưng bày hiện vật, nơi có các hiện vật chiến tranh, từ những khẩu súng, mảnh đạn cho đến những lá thư, nhật ký của các chiến sỹ. Khu tưởng niệm với không gian trang trọng dành để tưởng nhớ những người con đã hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ với những bức ảnh, tên tuổi và câu chuyện cảm động về tình đồng chí, đồng đội.

Bảo tàng còn là nơi tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo, triển lãm chuyên đề nhằm giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử và tinh thần yêu nước. Đặc biệt, vào các dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, bảo tàng sẽ tổ chức các hoạt động tri ân, giao lưu với các cựu chiến binh, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng. Khu trưng bày hình ảnh đặc biệt với hiệu ứng ánh sáng độc đáo đã tái hiện lên một Điện Biên Phủ chân thực và nhiều màu sắc. Vị Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp vẫn như đang hiện diện trên từng trận địa…

Nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử quý báu, mà còn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử, đồng thời cũng là nơi để chúng ta tri ân và ghi nhớ công lao của những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Là một trong những biểu tượng thiêng liêng của lòng yêu nước và sự kiên cường của dân tộc Việt Nam. Mỗi hiện vật, mỗi câu chuyện ở đây đều là những bài học quý giá về lịch sử và tinh thần dân tộc, nhắc nhở chúng ta về một thời kỳ hào hùng của đất nước. Đến với bảo tàng, du khách không chỉ được tìm hiểu về quá khứ mà còn được tiếp thêm động lực và niềm tin vào tương lai.

Một số hình ảnh Đoàn công tác Bộ Xây dựng tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trong chuyến về nguồn ý nghĩa:

Điện Biên những ngày tháng 7
Điện Biên những ngày tháng 7
Đoàn công tác của Bộ Xây dựng nghe giới thiệu về những câu chuyện gắn liền với Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Điện Biên những ngày tháng 7
Một góc Khu trưng bày những hiện vật lịch sử.
Điện Biên những ngày tháng 7
Nét độc đáo bên trong Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với tác phẩm tranh panorama "Trận chiến Điện Biên Phủ".

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lào Cai: Chú trọng quy hoạch các điểm dân cư có nguy cơ lũ ống, lũ quét và sạt lở

    (Xây dựng) - Nhằm ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại những nơi có nguy cơ lũ ống, lũ quét và sạt lở... UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các địa phương chú trọng việc quy hoạch và thực hiện các dự án sắp xếp dân cư trên địa bàn.

  • Bài 3: Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, hạt nhân tiên phong các phong trào thi đua

    (Xây dựng) - Qua 70 năm xây dựng, trưởng thành và trải qua nhiều gian khó, các thế hệ đoàn viên, công nhân viên chức lao động ngành Xây dựng Hà Nội từ những công cụ cầm tay thô sơ, bằng sự chủ động, sáng tạo, vượt khó vươn lên làm chủ máy móc, công nghệ, đổi mới phương thức hoạt động, Công đoàn đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra. Qua đó, tạo ra những dấu ấn tích cực, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại.

  • Bắc Ninh: Nỗ lực về đích năm 2024 và hướng tới Đại hội Đảng bộ các cấp

    (Xây dựng) - Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX lần thứ 22 được diễn ra vào sáng 8/10 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024 và bàn về công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

  • Trà Vinh: Khánh thành, bàn giao 1.300 căn nhà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn

    (Xây dựng) – Ngày 8/10, tại tại xã Phước Hưng (huyện Trà Cú, Trà Vinh), Bộ Công an và Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao 1.300 căn nhà tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

  • Bài 2: Đảng ủy cơ quan Sở Xây dựng, hạt nhân chính trị lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển

    (Xây dựng) - Nếu ví hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị giống như chuyển động của một đoàn tàu thì cấp ủy cơ quan luôn đóng vai trò như là đầu đoàn tàu, đầu tàu chạy đúng đường ray sẽ giúp cả đoàn tàu cùng chạy đúng hướng về nhà ga. Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, sau mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở, Đảng ủy cơ quan Sở Xây dựng luôn phối hợp chặt chẽ với tập thể lãnh đạo Sở chỉ đạo thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố giao; đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các đoàn thể trực thuộc duy trì hoạt động ổn định, vững mạnh, phát huy vai trò theo chức năng, nhiệm vụ được giao; góp phần trong sự trưởng thành và phát triển của Sở Xây dựng Hà Nội.

  • Quảng Bình: Triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 3.640 hộ nghèo, hộ cận nghèo

    (Xây dựng) - Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức họp bàn để triển khai chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load