Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 19:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Đến hẹn lại lên - Lễ hội Lim vùng Kinh Bắc

22:36 | 19/02/2024

(Xây dựng) - Lễ hội vùng Lim - Lễ hội đầu xuân lớn nhất xứ Kinh Bắc xưa (Bắc Ninh) sẽ được diễn ra từ ngày 12-13 tháng Giêng. Tại đây, những làn điệu quan họ hát đối mượt mà giao duyên, hay những trò chơi dân gian đặc sắc… sẽ làm say đắm du khách khi ghé thăm.

Đến hẹn lại lên - Lễ hội Lim vùng Kinh Bắc
Tục mời trầu – Nét đẹp văn hóa của người quan họ.

Ban tổ chức lễ hội Lim cho biết, Lễ hội Lim xuân Giáp Thìn năm 2024 được tổ chức nhằm phát huy bản sắc, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống và khơi dậy lòng tự hào của người con quê hương Kinh Bắc, đồng thời thể hiện lòng thành kính, biết ơn những danh nhân lịch sử văn hóa và những anh hùng dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Qua đó, lễ hội còn là dịp để giới thiệu, quảng bá hình ảnh và con người quê hương Bắc Ninh đến với du khách trong nước và quốc tế.

Tại lễ hội, ngoài phần lễ sẽ là phần hội, các hoạt động văn hóa văn nghệ, hát quan họ (12 lán trại quan họ), các trò chơi dân gian như: Tổ tôm điếm, thư pháp, hội thơ, đu tiên, vật truyền thống, bịt mắt bắt dê, đập niêu, múa rồng, múa lân, thi cờ người, bóng chuyền hơi… sẽ tạo thêm không khí thi đua sôi nổi trong nhân dân, cổ vũ động viên nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tích cực lao động, sản xuất, để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Ngoài ra, tại lễ hội Lim năm nay còn có các khu dịch vụ trưng bày, giới thiệu và bán các đồ lưu niệm như: Sách, tranh ảnh, thư pháp, băng đĩa hát quan họ, quần áo quan họ, nón quai thao, tranh dân gian Đông Hồ, tre, trúc, gốm sứ, sinh vật cảnh, các sản phẩm OCOP…

Đến hẹn lại lên - Lễ hội Lim vùng Kinh Bắc
Các liền chị chuẩn bị trầu têm cánh phượng để mời du khách thưởng lãm tại hội Lim.

Ban tổ chức cũng cho biết, để đảm bảo lễ hội được diễn ra theo đúng nghi thức truyền thống, phát huy bản sắc văn hóa quê hương. Ban tổ chức đã tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lễ hội, chỉ đạo tổ chức các hoạt động của lễ hội với tinh thần vui tươi, thiết thực, đảm bảo tính trang nghiêm, an toàn và tiết kiệm; ngăn chặn, bài trừ sự xâm nhập của những sản phẩm văn hóa có nội dung xấu.

Để thực hiện tốt công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức lễ hội xuân Giáp Thìn 2024 là “Điểm đến thân thiện, an toàn và hấp dẫn" Ban tổ chức đề nghị nâng cao trách nhiệm quản lý, trách nhiệm cá nhân phụ trách ở các cấp chính quyền, tổ chức tốt công tác chuẩn bị trước mùa lễ hội, huy động được sự tham gia của các đoàn thể. Làm tốt công tác thanh, kiểm tra trước và trong thời gian diễn ra lễ hội, nhất là ở các hoạt động dịch vụ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự.

Đến hẹn lại lên - Lễ hội Lim vùng Kinh Bắc
Các liền anh, liền chị hát đối giao duyên tại hội Lim.

Tuy nhiên, mọi năm cứ vào mùa lễ hội, dư luận lại “dậy sóng” chuyện hát Quan họ sử dụng loa máy, ngửa nón xin tiền… thực hư ra sao?

Tìm hiểu về thông tin này, chúng tôi đã tìm đến một nghệ nhân Quan họ và nghe chia sẻ: “Người Quan họ không xin tiền ai cả. Tôi hát, người nghe thấy hay tán thưởng. Miếng trầu cánh phượng đẹp, anh chị muốn ăn, muốn mang về làm kỷ niệm để cảm tạ công sức người têm trầu, thì việc thưởng tiền hay “lì xì” đầu năm mới cũng thật nhân văn”. Cổ nhân có câu: “Của cho không bằng cách cho”. Người Quan họ không bán lời ca, tiếng hát nhưng luôn trân trọng tình cảm của những ai biết thưởng thức và yêu quý.

Và trên thực tế, người nghệ sỹ sẽ thăng hoa hơn và cháy hết mình hơn khi khán giả yêu mến và cổ vũ nhiệt tình, dành nhiều tình cảm cho họ, nên việc thưởng tiền, “lì xì” đầu năm mới có thể được hiểu là những hành động cảm mến các liền anh, liền chị và động viên họ hát hay hơn nữa.

Xưa có câu “Người Bắc Ninh vốn trọng chữ tình. Người Bắc Ninh vốn trọng giao duyên”, các liền anh, liền chị đến mùa trẩy hội đã dành hết tình cảm cho hội lễ, họ tạm gác việc nhà, việc cửa để lo việc “xã hội” cũng là cách mà họ đền đáp lại ân tình của đông đảo du khách thập phương khi về với hội Lim.

Và để đáp lại những tiếng hát ngọt ngào, trong trẻo, đầy mượt mà trữ tình của những liền anh, liền chị, nhiều bài thơ đã được du khách gửi tặng:

“Sông cầu nước chảy lơ thơ

Đôi bờ trong đục anh thời ở đâu

Thương em hãy nhớ qua cầu

Sáng vùng Kinh Bắc hát câu tương phùng

Anh đợi em về hát lý giao duyên

Làn quan họ em ca mượt đến lạ

Mùa hội Lim chờ mong nao nao dạ

Được cùng em ta hát khúc chung tình…”.

Lễ hội Lim năm 2024 được tổ chức trong 2 ngày, ngày 21-22/2/2024 (tức ngày ngày 12 và 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão. Trong đó, trung tâm lễ hội là núi Hồng Vân (núi Lim) thị trấn Lim.

Từ 8h00 ngày 12 tháng Giêng, tổ chức Lễ dâng hương tại chùa Hồng Ân, lăng tướng công Nguyễn Đình Diễn trên đồi Lim. Vào 22h ngày 12 tháng Giêng, màn bắn pháo hoa sẽ được tổ chức tại khu vực hồ điều hòa Vân Tương.

Nguyên Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Những công trình kiến trúc mang dấu ấn vượt thời gian

    (Xây dựng) - Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lưu giữ dấu tích qua những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử. Những công trình này là “nhân chứng sống”, đồng hành với những sự kiện quan trọng của đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), cùng nhìn ngắm lại qua những khung hình để thấy được một Hà Nội đã thay đổi thế nào.

    21:44 | 09/10/2024
  • Vẻ đẹp ngỡ ngàng của những công trình, kiến trúc vượt thời gian tại Hà thành

    Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc. Ở đó, có những ngôi nhà xưa cũ đã "chứng kiến" biết bao thăng trầm của Thủ đô...

    09:06 | 09/10/2024
  • Bắc Ninh: Sắp diễn ra Lễ hội bánh dân gian ba miền

    (Xây dựng) - Từ ngày 11-13/10, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (Khu công nghiệp Lâm Bình, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Lễ hội liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh. Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mang thông điệp tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam tài hoa, những người gìn giữ và phát huy truyền thống làm bánh của dân tộc.

    17:14 | 08/10/2024
  • Có một Điện Biên trong lòng Hà Nội

    (Xây dựng) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 70 “Ngày bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô” (10/10/1954-10/10/2024). Những người dân Hà Nội ngày ấy, giờ cũng đã cao tuổi. Tôi may mắn được quen biết một gia đình người Hà Nội gốc, có người con cả đi bộ đội từ vùng tự do Hà Nam năm 1949, tham gia đánh trận Điện Biên Phủ và là một trong những chiến sĩ công binh (thuộc Đại đoàn Công pháo 351) được vào Hà Nội từ sớm, rà phá bom mìn, chuẩn bị cho bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô. May mắn thay, ông gặp lại gia đình. Người em trai thứ hai của ông, Trương Hiếu, năm đó 15 tuổi, đã chứng kiến giây phút anh trai mình trở về cùng đoàn quân chiến thắng. Ông kể lại những sự việc này, như muốn nói với thế hệ hôm nay rằng: “Người Hà Nội là như thế. Với gia đình ông, có một Điện Biên trong lòng Hà Nội”.

    11:15 | 08/10/2024
  • Hà Tĩnh: Bãi bỏ Quy hoạch chi tiết mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2318/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quy hoạch chi tiết 1/500 mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ.

    09:39 | 08/10/2024
  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

    00:43 | 08/10/2024
  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

    14:19 | 07/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư 73 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích điện Thoại Thánh

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi thích nghi điện Thoại Thánh thuộc Quần thể di tích lăng vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng.

    11:08 | 07/10/2024
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    11:55 | 05/10/2024
  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

    22:10 | 04/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load