Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 11:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đề xuất thí điểm cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia xây dựng nhà ở xã hội là phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn

19:01 | 21/04/2023

(Xây dựng) – Trước đề xuất Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) cho đoàn viên công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp, các chuyên gia cho rằng, đây là vấn đề cấp thiết, phù hợp nhu cầu thực tiễn. Bởi trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã cho triển khai thí điểm các dự án Khu thiết chế công đoàn tại một số tỉnh như Hà Nam và Tiền Giang. Các dự án đều đem lại hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thiết yếu về nơi ăn, chốn ở của đoàn viên công đoàn tại các khu công nghiệp.

Đề xuất thí điểm cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia xây dựng nhà ở xã hội là phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn
Dự án đầu tư xây dựng Khu thiết chế công đoàn tỉnh Hà Nam được đầu tư bài bản, đáp ứng chốn an cư của hàng trăm đoàn viên công đoàn.

Bình yên những chốn “an cư” của đoàn viên công đoàn

Nằm tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, thị xã Duy Tiên, Dự án đầu tư xây dựng Khu thiết chế công đoàn tỉnh Hà Nam được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 375/QĐ-TLĐ ngày 25/02/2018. Dự án nằm trong Đề án Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017.

Với quy mô khoảng 4,2ha, giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thiện gồm 5 khối nhà 5 tầng với tổng diện tích xây dựng 2.715m2, tổng diện tích sàn 13.575m2 gồm 244 căn hộ cho thuê và công trình đa năng. Ngày 28/5/2021, dự án đã được Sở Xây dựng Hà Nam kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành tại Văn bản số 1072/SXD-CCGĐ. Hiện toàn bộ số căn hộ của giai đoạn 1 đã được công nhân, người lao động thuê và đến ở.

Đặt chân đến Khu thiết chế công đoàn tỉnh Hà Nam, nhiều người không khỏi choáng ngợp bởi quy mô đầu tư bài bản, hạ tầng cơ sở vật chất khang trang. Giấc mơ về chốn an cư của hàng trăm đoàn viên công đoàn bấy lâu đã trở thành hiện thực.

Chị Hoàng Thị Lan (Thái Bình), hiện đang làm việc tại Công ty Honda Việt Nam chia sẻ: “Trước đây, điều kiện nơi ăn, chốn ở của vợ chồng tôi rất khó khăn. Phải thuê trọ xa công ty, trong khi phòng ốc chật chội, an ninh không đảm bảo. Nay được duyệt hồ sơ thuê nhà tại khu thiết chế công đoàn, vợ chồng tôi rất yên tâm. Với trên 30m2, giá thuê 1,3 triệu/1 tháng, đây là mức giá rất phù hợp với điều kiện thu nhập của công nhân chúng tôi”.

Bày tỏ niềm vui về căn hộ mới thuê, anh Nguyễn Văn Chất (Hưng Yên) cho biết: “Từ khi được về ở Khu thiết chế, vợ chồng tôi đón luôn cả bà cháu lên để tiện việc học hành và chăm sóc. Có căn nhà khang trang, dù là đi thuê nhưng tôi cảm thấy rất yên tâm và dành nhiều thời gian cho công việc hơn”.

Trao đổi về giai đoạn 2 của dự án, đại diện phía Sở Xây dựng Hà Nam cho biết: Giai đoạn 2 của Dự án Khu thiết chế công đoàn tỉnh Hà Nam đã lựa chọn được nhà đầu tư và đang triển khai các bước chuẩn bị dự án. Theo dự kiến, đến năm 2025 khi hoàn thiện, sẽ cung cấp hơn 900 căn hộ cho công nhân và người lao động. Các công trình tiện ích công cộng phục vụ công nhân, người lao động như nhà trẻ, siêu thị, các công trình văn hoá, thể thao… cũng sẽ được đầu tư đồng bộ.

Đánh giá về hiệu quả đầu tư xây dựng dự án, đại diện Sở Xây dựng Hà Nam cho rằng, việc đầu tư xây dựng các khu thiết chế công đoàn phục vụ công nhân, người lao động đem lại hiệu quả rất lớn về mặt xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nhu cầu về nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của công nhân, người lao động; ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển công nghiệp.

Hiện ngoài dự án Khu thiết chế công đoàn tỉnh Hà Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã cho triển khai xây dựng tại Tiền Giang và một số địa phương khác. Thực tế các dự án này đã và đang phát huy tính hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn về an sinh cho hàng triệu công nhân…

Đề xuất thí điểm cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia xây dựng nhà ở xã hội là phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn
Giai đoạn 1 của dự án đã đưa vào sử dụng (Ảnh: TL).

Tán thành đề xuất Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia xây NƠXH

Luận bàn về đề xuất thí điểm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng NƠXH cho đoàn viên công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng: Quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các và tổ chức trực thuộc bao gồm các liên đoàn lao động các địa phương cũng như công đoàn lao động các ngành được làm chủ đầu tư dự án xây dựng khu thiết chế công đoàn là hợp lý. Tuy nhiên có hai điều khoản tại Dự thảo Luật Nhà ở đang có sự vênh nhau.

Theo Chủ tịch HoREA, cần xác định rõ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức công đoàn có phải tổ chức kinh doanh bất động sản hay không. Việc các tổ chức công đoàn xây dựng NƠXH nhằm kinh doanh hay tập trung vào giải quyết vấn đề bố trí, sắp xếp nhà ở cho đoàn viên công đoàn và người lao động. Trong khi, hiện nay tổ chức này đang được quy định là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, như vậy đây không phải là tổ chức kinh tế.

Mặt khác, tại Khoản 3 Điều 77 Dự thảo Luật Nhà ở có xác định về hình thức phát triển NƠXH. Theo đó, “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia phát triển nhà ở cho đoàn viên công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp, mua, thuê, thuê mua…”, có nghĩa là làm NƠXH để bán. Vậy Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có nên làm nhà ở xã hội để bán không hay chỉ nên làm cho người lao động thuê, còn như quy định này thì đây được xác định như một đơn vị kinh doanh bất động sản bình thường không phải đơn thuần là tổ chức chính trị - xã hội.

Điều 77 cũng giới hạn phát triển NƠXH chỉ cho đoàn viên công đoàn, vậy những người công nhân, người lao động vì một lý do nào đó chưa phải là đoàn viên công đoàn thì họ sẽ không được quyền mua NƠXH.

Như vậy, Luật đang bỏ sót một đối tượng công nhân, người lao động chưa phải là đoàn viên công đoàn. Ngoài ra, Luật đang giới hạn đối tượng là đoàn viên công đoàn đang làm việc tại khu công nghiệp mới có quyền mua nhà ở xã hội còn đoàn viên công đoàn làm việc tại các cụm công nghiệp sẽ không được mua.

“Theo tôi, cần quy định mở rộng NƠXH tại khu thiết chế công đoàn để cho công nhân, người lao động thuê. Không bó hẹp phải là đoàn viên công đoàn lao động tại các khu công nghiệp. Nên để chức năng cho thuê là hợp lý, bởi cơ bản công nhân làm việc trong các khu công nghiệp và trong các nhà máy cơ bản chỉ làm việc đến độ tuổi 35… Ngoài ra, hiện nay theo quy định của Chính phủ thì các địa phương sau 15 năm hoạt động có thể chuyển đổi các khu công nghiệp thành khu đô thị, thương mại dịch vụ. Do vậy, nên quy định sau khi các khu công nghiệp chuyển đổi sang thành khu đô thị thì NƠXH tại các khu thiết chế công đoàn sẽ được phép bán cho công nhân, người lao động và ưu tiên cho những người đang thuê tại đây”, Chủ tịch HoREA đưa quan điểm.

Đề xuất thí điểm cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia xây dựng nhà ở xã hội là phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn
Các chuyên gia đồng tình việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia xây dựng NƠXH (Ảnh: TL).

Đồng tình với đề xuất thí điểm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia phát triển NƠXH, đại diện Sở Xây dựng Hà Nam cũng khẳng định: “Việc thí điểm cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia đầu tư xây dựng NƠXH tại khu công nghiệp theo pháp luật về nhà ở để phục vụ công nhân, người lao động là rất phù hợp. Việc này cũng sẽ đồng thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Đề án đầu tư xây dựng các khu thiết chế của công đoàn”.

Thống nhất chủ trương này, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Bắc Giang) cho hay: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia xây dựng NƠXH là phù hợp, điều này không những góp phần giữ chân người lao động, mà còn nâng cao tính ổn định, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Kim Thoa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load