Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 15:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đề xuất thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất công

14:16 | 17/10/2023

(Xây dựng) - Tại dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Bộ Tài chính đề xuất quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; xử lý nhà, đất phải di dời theo quy hoạch hoặc do ô nhiễm môi trường.

Đề xuất thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất công
Ảnh minh họa (nguồn: TTXVN).

Dự thảo nêu rõ về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất. Theo đó, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tập hợp các đề xuất về hình thức, xử lý nhà, đất để trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Để đảm bảo tính minh bạch của phương án sắp xếp thì đối với mỗi phương án xử lý của từng cơ sở nhà, đất phải xác định cụ thể trường hợp áp dụng theo quy định tại dự thảo Nghị định.

Đồng thời, dự thảo quy định cụ thể các trường hợp phải thực hiện sắp xếp:

(i) Trường hợp cả nhà và đất đều thuộc phạm vi sắp xếp thì phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý đồng thời cả nhà và đất.

(ii) Trường hợp một cơ sở nhà, đất áp dụng nhiều hình thức xử lý thì phải phân định cụ thể diện tích đất, diện tích nhà theo từng hình thức xử lý.

(iii) Trường hợp đất hoặc nhà thuộc phạm vi sắp xếp lại thì chỉ sắp xếp lại, xử lý đối với đất hoặc nhà;

(iv) Trường hợp một cơ sở nhà, đất nhưng có một phần diện tích nhà, đất hoặc một phần diện tích đất hoặc một phần diện tích nhà thuộc phạm vi sắp xếp thì chỉ sắp xếp lại, xử lý đối với phần diện tích thuộc phạm vi đó.

(v) Trường hợp nhà, đất do đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân quản lý, sử dụng thì khi xử lý theo các hình thức (phương án) ngoài hình thức giữ lại tiếp tục sử dụng hoặc tạm giữ lại tiếp tục sử dụng phải có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền loại nhà, đất đó ra khỏi biên chế tài sản trước khi phê duyệt phương án.

(vi) Tài sản khác (không gắn liền với đất) mà cơ quan, tổ chức, đơn vị không có nhu cầu sử dụng, trường hợp xử lý theo hình thức điều chuyển, chuyển giao thì thực hiện sắp xếp lại, xử lý đồng thời với tài sản là nhà, đất.

Thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 205/TB-VPCP ngày 03/6/2023 của Văn phòng Chính phủ, dự thảo Nghị định đã phân cấp toàn bộ thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý và Quyết định xử lý nhà, đất (bao gồm cả nhà, đất tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân) cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh có nhà, đất (trong đó, đối với các cơ quan, tổ chức, có Hội đồng quản lý, Ban Thường vụ thì phải thông qua Hội đồng, Ban Thường vụ trước khi Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định).

Dự thảo Nghị định chỉ giữ lại một số thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công hoặc các trường hợp tương đồng theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thực tế đang thực hiện, gồm:

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với: (i) Nhà, đất đề xuất phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức chỉ định; (ii) Điều chuyển nhà, đất thuộc tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân (trừ trường hợp điều chuyển giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an); nhà, đất điều chuyển từ các Bộ, ngành, địa phương sang Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà chưa có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh; (iii) Điều chuyển nhà, đất từ cơ quan, tổ chức, đơn vị sang các đối tượng khác; (iv) Nhà, đất của các Bộ, cơ quan Trung ương sử dụng để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao; (v) Nhà, đất đề xuất phương án xử lý theo hình thức khác; (vi) Nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý còn có ý kiến khác nhau về phương án xử lý giữa Bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có nhà, đất).

Bộ trưởng Bộ Tài chính: (i) Phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất thực hiện điều chuyển giữa các Bộ, cơ quan Trung ương, giữa Trung ương và địa phương, giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ các trường hợp điều chuyển thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; (ii) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với trường hợp điều chuyển nhà, đất từ cơ quan, tổ chức, đơn vị sang các đối tượng khác.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Ban lãnh đạo của các tổ chức: Phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý, trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

UBND cấp tỉnh: Phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý (kể cả các cơ sở nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của địa phương đó trên địa bàn địa phương khác), trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ trướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất

Về việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất: Dự thảo Nghị định bổ sung thêm quy định:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp tiền vào tài khoản tạm giữ, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm có văn bản đề nghị gia hạn thời hạn thanh toán hoặc có văn bản xác nhận không phát sinh chi phí. Người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chậm gửi hồ sơ, văn bản và tính chính xác của khoản chi đề nghị thanh toán để ràng buộc trách nhiệm của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản.

Định kỳ 06 tháng (trước ngày 30/6 và 31/12 hàng năm), chủ tài khoản tạm giữ thực hiện nộp số tiền còn lại vào ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách để sử dụng: Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển và ưu tiên bố trí trong dự toán chi đầu tư phát triển của NSNN theo quy định của pháp luật về NSNN, pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan để chi đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ngoài việc được sử dụng để chi cho các nội dung chi nêu trên còn được ưu tiên để chi cho các mục tiêu, nhiệm vụ công tác đặc biệt quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load