Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 03/10/2024 07:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đề xuất cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024

14:37 | 03/12/2023

(Xây dựng) - Tại dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024.

Đề xuất cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024
Từ ngày 01/07/2024, thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Theo dự thảo, từ ngày 01/07/2024, thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Các Bộ, cơ quan Trung ương thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo quy định; trong đó phạm vi, tỷ lệ trích số thu được để lại thực hiện theo quy định tại điểm f, điểm g phía dưới; đồng thời khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc phải xác định tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2024 so với dự toán năm 2023 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ, các khoản đóng góp bắt buộc của Chính phủ Việt Nam cho các tổ chức quốc tế (niên liễm) dành cho cải cách tiền lương, đảm bảo không thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao (nếu có).

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho ngân sách cấp dưới phải xác định tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2024 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo quy định để thực hiện cải cách tiền lương năm 2024. UBND các cấp khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc phải xác định tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên nêu trên.

Số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2024 của các địa phương đảm bảo không thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 của các địa phương

Dự thảo nêu rõ, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 của các địa phương bao gồm:

a) 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2023 thực hiện so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định…) được Thủ tướng Chính phủ giao.

b) 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định…) dự toán năm 2024 so với dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao.

c) 50% kinh phí ngân sách địa phương dành ra từ việc tiết kiệm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập.

d) Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 còn dư chuyển sang.

e) 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao.

f) Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được quy định cụ thể như sau:

Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước (trừ các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao khoán kinh phí và tự bảo đảm tiền lương): Sử dụng tối thiểu 40% số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí) được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:

Đối với số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí): Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).

Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập: Sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ (như: chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh; chi phí điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ,... và chi phí tiền lương, phụ cấp đã kết cấu trong giá).

Đối với số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định).

g) Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương.

Ngân sách Trung ương hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương sau khi đã cân đối nguồn mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo chế độ quy định.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát triển năng lượng xanh là xu thế tất yếu

    (Xây dựng) - Nằm trong chuỗi sự kiện của Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024, chiều 2/10, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo “Năng lượng mới và năng lượng tái tạo – Tiềm năng và nguồn lực đầu tư”.

  • Hạn mức chỉ định thầu gói thầu tư vấn định giá đất

    (Xây dựng) - Đơn vị của bà Tô Thị Nguyệt (Quảng Ninh) được giao làm chủ đầu tư dự án cải tạo, mở rộng đường giao thông (dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công); trong đó phải bồi thường giải phóng mặt bằng, dự toán gói thầu thuê đơn vị tư vấn định giá đất để xác định đơn giá đất bồi thường là 150 triệu đồng.

  • Việt Nam đang hút vốn đầu tư từ các công ty bán dẫn hàng đầu

    (Xây dựng) - Chất bán dẫn đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đến mức không ai có thể dự đoán nó sẽ còn ảnh hưởng đến thế giới như thế nào trong tương lai.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: “Chạy nước rút” để hoàn thành kế hoạch năm

    (Xây dựng) - Chiều 1/10, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp kinh tế - xã hội thường kỳ tháng 9 và triển khai nhiệm vụ công tác 3 tháng cuối năm 2024.

  • Xây dựng tòa nhà cao tầng trung hòa carbon gắn với xu hướng kiến trúc xanh

    (Xây dựng) - Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và trung hòa khí CO2 không chỉ là trào lưu phát triển bền vững, mà trở thành một mục tiêu bắt buộc trong tương lai gần của Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Công trình trung hòa carbon là các công trình được thiết kế để không tạo ra lượng khí thải carbon ròng trong suốt quá trình xây dựng hoặc vận hành. Tòa nhà trung hòa CO2 và kiến trúc xanh đều là những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực xây dựng bền vững, với mục tiêu chính là giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công mới đạt 20%

    (Xây dựng) - Chiều 1/10, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên tham dự phiên họp kinh tế - xã hội thường kỳ tháng 9 và triển khai nhiệm vụ công tác 3 tháng cuối năm 2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load