Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 12/11/2024 13:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đề xuất chính sách giá điện hai thành phần

16:10 | 05/11/2024

(Xây dựng) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa báo cáo Bộ Công Thương về đề xuất triển khai cơ cấu giá điện hai thành phần, bao gồm giá công suất và giá điện năng. Đề án này sẽ thí điểm trước cho một số nhóm khách hàng và dự kiến mở rộng áp dụng vào năm 2025.

Đề xuất chính sách giá điện hai thành phần
Cơ cấu giá bán điện sẽ có thay đổi.

Theo quy định tại Nghị định số 137/2013/NĐ-CP và Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg của Chính phủ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xây dựng và trình Thủ tướng phê duyệt lộ trình áp dụng giá điện hai thành phần, bao gồm giá công suất và giá điện năng, cho các nhóm khách hàng. Trên cơ sở này và chỉ đạo của Bộ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về giá điện hai thành phần với đơn vị tư vấn.

Mục tiêu đề án là tính toán và đề xuất cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hai thành phần cho các đối tượng khách hàng dựa trên dữ liệu kinh tế kỹ thuật, đồng thời xây dựng lộ trình áp dụng thử nghiệm và chính thức nhằm từng bước thay thế các biểu giá điện một thành phần trong cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện nay đảm bảo phù hợp điều kiện hạ tầng kỹ thuật của ngành Điện, các vấn đề pháp lý cũng như mức độ thích nghi với biểu giá mới của người tiêu dùng.

Cụ thể, EVN và đơn vị tư vấn đã xây dựng hai hệ thống biểu giá để áp dụng trong đề án: Hệ thống biểu giá cơ sở và hệ thống biểu giá cho nhóm khách hàng thuộc Nghị định 80/2024/NĐ-CP về cơ chế DPPA.

Hệ thống biểu giá cơ sở: Hệ thống giá điện 2 thành phần này dựa trên nền tảng của chi phí biên dài hạn và điều chỉnh theo các đặc điểm hộ tiêu dùng. Phương án này phản ánh đầy đủ chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh điện, chỉ có 2 nhóm khách hàng sinh hoạt và ngoài sinh hoạt.

Hệ thống biểu giá áp dụng cho một số nhóm khách hàng cụ thể trong giai đoạn hiện nay: Trước mắt áp dụng cho các khách hàng theo Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 3/7/2024 của Chính phủ về cơ chế DPPA. Bên cạnh đó, do giá bán lẻ điện bình quân hiện nay Chính phủ, Bộ, ngành đang điều tiết nên cần phải điều tiết biểu giá 2 thành phần trong điều kiện đang tồn tại 2 hệ thống giá (giá hiện hành và giá 2 thành phần).

Lộ trình áp dụng giá điện hai thành phần được đề xuất qua hai giai đoạn: Thử nghiệm và chuyển đổi (áp dụng chính thức thí điểm với khách hàng được lựa chọn).

Về đề xuất lộ trình triển khai thực hiện cũng được đề xuất chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn thử nghiệm: Là giai đoạn thử nghiệm trên dữ liệu thời gian thực với việc tiếp tục áp dụng biểu giá bán lẻ điện hiện hành để tính hóa đơn tiền điện đến hết năm 2024. Kết quả tính toán tiền điện theo cơ chế giá 2 thành phần trong giai đoạn thử nghiệm tiếp tục dùng để so sánh, đánh giá, tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để có những điều chỉnh phù hợp phục vụ mục tiêu hoàn thiện biểu giá sẵn sàng cho giai đoạn chuyển đổi áp dụng chính thức biểu giá điện 2 thành phần đối với nhóm khách hàng này.

Song song với quá trình này là việc chuẩn bị đầy đủ các hành lang pháp lý từ các văn bản của Chính phủ như sửa đổi Quyết định 28/2014/QĐ-TTg đến Hợp đồng mua bán điện... nhằm sẵn sàng cho giai đoạn chuyển đổi - áp dụng chính thức giá điện 2 thành phần với nhóm khách hàng đã lựa chọn.

Giai đoạn đề xuất áp dụng chính thức giá 2 thành phần thí điểm cho khách hàng SXBT trong tập khách hàng Nghị định số 80/2024/NĐ-CP: Dự kiến bắt đầu từ đầu năm 2025.

Theo đó, sau khi giai đoạn thử nghiệm kết thúc, quá trình hoàn thiện biểu giá 2 thành phần, chuẩn bị đầy đủ hành lang pháp lý và các điều kiện liên quan khác, triển khai áp dụng chính thức giá điện 2 thành phần thí điểm toàn bộ khách hàng SXBT của Nghị định số 80, thay thế cho biểu giá điện hiện tại. Các nhóm khách hàng khác tiếp tục thực hiện biểu giá hiện hành.

Trong quá trình áp dụng chính thức giá điện 2 thành phần cho nhóm khách hàng này, một mặt cần tiếp tục thực hiện việc vi chỉnh các cơ cấu biểu giá điện hiện hành (đặc biệt là các nhóm hộ sản xuất và kinh doanh) để từng bước giảm bớt sự khác biệt về giá, làm căn cứ mở rộng việc áp dụng giá điện 2 thành phần.

Việc mở rộng đối tượng khách hàng áp dụng giá điện 2 thành phần là cần thiết để tiến tới áp dụng cho phần lớn khách hàng ở các giai đoạn áp dụng chính thức tiếp theo. Tuy nhiên, quá trình này cần triển khai bài bản, kỹ lưỡng, tránh các tác động không mong muốn làm sai lệch mục tiêu thay thế hệ thống giá bán lẻ điện hiện hành bằng hệ thống giá điện 2 thành phần - giá công suất, giá điện năng.

Mai Nam Sơn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Tìm phương án gỡ khó cho các dự án trọng điểm

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp, xây dựng phương án xử lý khó khăn đối với hàng chục dự án trọng điểm đang được triển khai năm nay trên địa bàn tỉnh.

  • Hướng dẫn báo cáo kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước

    (Xây dựng) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 19/2024/TT-BKHĐT quy định về việc lập, thẩm định, giao, điều chỉnh, theo dõi, đánh giá kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công, trong đó quy định rõ về báo cáo kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách Nhà nước.

  • Thương hiệu ô tô Việt mục tiêu năm 2028 sẽ phát triển 130 điểm trưng bày

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế - đơn vị sản xuất ô tô thương hiệu Việt Nam vừa công bố mạng lưới phân phối trong nước và kế hoạch xuất khẩu các sản phẩm xe ô tô sang thị trường quốc tế. Các sản phẩm bus, xe bus điện, xe tải điện... của đơn vị đều do kỹ sư Việt Nam nghiên cứu, thiết kế và sản xuất.

  • Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập: Mở ra cơ hội phát triển thương mại vùng biên

    (Xây dựng) - Đoàn công tác hai tỉnh Sơn La và tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) vừa thống nhất tổ chức Lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập vào ngày 19/11. Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng cơ sở vùng biên tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển thương mại biên giới ở địa phương.

  • Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô

    (Xây dựng) - Thành phố Hà Nội đã đặt ra mục tiêu thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố năm 2025, trong đó 10-15 sản phẩm được công nhận lần đầu. Phấn đấu 100% các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố. Đây cũng là giải pháp để các doanh nghiệp sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hợp tác, đẩy mạnh liên kết để tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

  • Chậm giao hàng hóa phục vụ công trình xây dựng, Công ty Cổ phần Đầu tư EPT bị chấm dứt hợp đồng

    (Xây dựng) - Công ty Điện lực Gia Lâm vừa có Quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà thầu là Công ty Cổ phần Đầu tư EPT vì vi phạm tiến độ cấp hàng hóa phục vụ công trình đầu tư xây dựng đợt 1 năm 2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load