Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 04:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đề án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030

15:46 | 06/10/2021

(Xây dựng) – Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số: 1662/QĐ-Ttg phê duyệt Đề án “bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030”.

de an bao ve va phat trien rung vung ven bien ung pho voi bien doi khi hau giai doan 2021 2030
Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các tỉnh, thành phố ven biển trồng mới 20.000 ha rừng trong giai đoạn giai đoạn 2021 – 2030 (Ảnh: Internet).

Đề án có mục tiêu là quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững diện tích rừng vùng ven biển hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021 – 2030; Phát huy hiệu quả vai trò, chức năng của rừng vùng ven biển trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường và hệ thống kết cấu hạ tầng vùng ven biển; chống sa mạc hóa, suy thoái đất; bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính; tạo việc làm, thu nhập cho người dân vùng ven biển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

3 nhiệm vụ chủ yếu của Đề án là bảo vệ rừng, khôi phục, phát triển rừng và tăng cường năng lực, phát triển sinh kế cho cộng đồng, người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng vùng ven biển. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả diện tích rừng vùng ven biển hiện có, đặc biệt là đối với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên vùng ven biển.

Đối với nhiệm vụ khôi phục và phát triển rừng, Thủ tướng giao các tỉnh, thành phố ven biển trồng mới 20.000ha rừng, bao gồm 9.800ha rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển và 10.200ha rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay. Riêng trong giai đoạn 2021 – 2025, diện tích rừng trồng mới cần đạt 11.000ha.

Ngoài ra, các địa phương cũng phải trồng bổ sung phục hồi và làm giàu 15.000ha rừng, bao gồm 6.800ha rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển và 8.200ha rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát. Trong đó,nhiệm vụ của giai đoạn 2021 – 2025 là trồng bổ sung phục hồi rừng và làm giàu rừng đối với 9.000ha.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Quyết định đã nêu ra 4 giải pháp trọng tâm là hoàn thiện cơ chế, chính sách; tuyên truyền, giáo dục nâng cao năng lực, nhận thức về vai trò, giá trị của rừng vùng ven biển; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và thực hiện nhóm các nhiệm vụ ưu tiên.

Trong đó, giải pháp khoa học, công nghệ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng rừng vùng ven biển có sức chống chịu cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; hoàn thiện cơ sở dữ liệu rừng vùng ven biển, phục vụ quản lý, giám sát và nhân rộng các mô hình bảo vệ, phát triển rừng vùng ven biển gắn với chống sa mạc hóa và suy thoái đất, sản xuất nông lâm ngư kết hợp.

Ngoài ra, nhóm các nhiệm vụ ưu tiên là xây dựng rừng giống, vườn ươm sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng vùng ven biển; Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, chống sạt lở bờ biển, ưu tiên vùng đồng bằng sông Cửu Long; Trồng rừng phòng hộ chắn gió bão, cát bay, phòng chống sa mạc hóa, đặc biệt là các tỉnh miền Trung; Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm tại các khu rừng đặc dụng, rừng có tính đa dạng sinh học cao; Khuyến lâm, chuyển giao giống, kỹ thuật trồng rừng sản xuất, xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, gắn kết người dân và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm; Hợp tác công tư trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển gắn với phát triển sinh kế, kết hợp du lịch sinh thái và quản lý rừng cộng đồng; Tổ chức theo dõi, giám sát, cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng vùng ven biển; Giao đất gắn với giao rừng, cắm mốc giới phân định ranh giới rừng, lập hồ sơ quản lý rừng.

Dịch Phong

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 3: Tín hiệu vui

    (Xây dựng) - Trước tiềm năng đang được “đánh thức”, nhiều ý kiến của lãnh đạo nhằm xúc tuyến thực hiện dự án giao thông trọng điểm để phát triển Cà Mau. Hiện các dự án đang được thực hiện, một tín hiệu vui miền cuối đất.

  • Bài 2: Đánh thức tiềm năng

    (Xây dựng) - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các dự án, tỉnh đang gấp gúp hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Tại các hội nghị giao ban, công tác hoàn thành hồ sơ, tiến độ của dự án được đặt lên hàng đầu…

  • Bài 1: Các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

    (Xây dựng) - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có văn bản chỉ đạo về việc tập trung phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Trung ương để tiếp tục triển khai thực thiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Các dự trên hoàn thành tạo một viễn cảnh mới ở miền cuối đất.

  • Yên Bái: Đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã Y Can và xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên) đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là liệt sỹ Phan Văn Ngó (xã Y Can) và liệt sỹ Nguyễn Văn Bình (xã Cường Thịnh).

  • Đông Anh (Hà Nội): Gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị Khu dân cư Thăng Long

    (Xây dựng) – Mới đây, Hội Nông dân huyện Đông Anh, Hội Nông dân xã Hải Bối tổ chức bàn giao, gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị trên địa bàn Khu dân cư Thăng Long.

  • Bài 7: Công tác quản lý trật tự xây dựng với những chuyển biến tích cực

    (Xây dựng) - Suốt chặng đường hình thành và phát triển, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và cũng đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Từ đó, góp phần hình thành nhiều khu đô thị có quy mô lớn, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, diện mạo đô thị và nông thôn Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load