Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 14:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô

15:50 | 28/02/2024

(Xây dựng) – Đó là một trong những nội dung quan trọng mà UBND Thành phố Hà Nội phấn đấu hoàn thành để chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô đang được gấp rút triển khai.

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND về việc tổ chức phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Các nội dung thi đua được triển khai gồm: Phong trào thi đua thúc đẩy xây dựng đô thị văn minh, “Sáng - xanh - sạch - đẹp”; phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; thi đua thực hiện đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; thẩm định và đề xuất công trình, dự án bảo đảm chất lượng, tiến độ, gắn biển khánh thành công trình chào mừng các ngày lễ lớn và kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô…

Để làm tốt việc này, UBND Thành phố yêu cầu 100% các đơn vị triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024.

Các hoạt động được tổ chức hiệu quả, thiết thực, có giải pháp cụ thể, bảo đảm tính tự giác, phù hợp điều kiện thực tế của từng địa phương đơn vị, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn Thành phố.

UBND Thành phố Hà Nội đề nghị các Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố; các quận, huyện, thị xã và đơn vị thuộc Thành phố thực hiện các nội dung được quy định tại đề án, kế hoạch của Thành phố Hà Nội về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, xây dựng kế hoạch cụ thể của cơ quan, đơn vị, ngành, cấp mình để triển khai thực hiện phong trào thi đua.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài 112,8km, đi qua địa phận Thành phố Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 85.813 tỷ đồng được chia thành 7 dự án thành phần gồm: 3 dự án thực hiện giải phóng mặt bằng, 3 dự án xây dựng đường song hành (đường đô thị) theo hình thức đầu tư công và một dự án đường cao tốc theo phương thức đối tác công – tư (PPP).

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tiến độ thi công, công tác giải phóng mặt bằng dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô hiện đang được các bên tích cực triển khai.

Đến nay, tổng diện tích đất đã thu hồi khoảng 1.305,9/1.390ha (đạt 94%), trong đó Thành phố Hà Nội đã thu hồi 763,8/791ha (đạt 96,5%). Ngoài việc giải phóng mặt bằng, Thành phố Hà Nội cũng tập trung xây dựng 13 khu tái định cư với tổng diện tích 32,5ha với 5 khu đã cơ bản hoàn thành và đang thi công xây dựng 8 khu còn lại. Đối với các địa phương còn lại, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố Hà Nội cho biết, hiện Hưng Yên đã thu hồi 195,6/230,2ha (đạt 85%), Bắc Ninh đã thu hồi 346,5/369ha (đạt 93,8%).

Về công tác di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật (công trình ngầm nổi) nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng, Thành phố Hà Nội đã khởi công thi công móng cột cao thế trên địa bàn huyện Sóc Sơn; tỉnh Hưng Yên đang tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công, tỉnh Bắc Ninh hiện đang tổ chức phê duyệt thiết kế…

Bên cạnh đó, trên toàn tuyến đường song hành tại Hà Nội đã tổ chức 32 mũi thi công, gồm 23 mũi thi công đường và 9 mũi thi công cầu. Về nguồn vật liệu phục vụ dự án, đến nay, các nhà thầu thi công đã thi công được hơn 0,94 triệu m3/2,874 triệu m3 cát đắp, 0,07 triệu m3/0,402 triệu m3 đất đắp từ các nguồn thương mại.

Mai Chi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội tăng cường quản lý khu vực bãi sông, ngoài đê

    Nhằm tăng cường quản lý, sử dụng đất ven sông làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố theo nhiệm vụ của từng đơn vị.

  • Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Ninh Bình chậm tiến độ

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình, dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình các công việc đang triển khai chậm hơn so với tiến độ đề ra.

  • Hà Nội: Đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ

    (Xây dựng) - Nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân cũng như đảm bảo an toàn giao thông, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông vừa báo cáo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất UBND Thành phố đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ tại các vị trí đông dân cư, trường học trên địa bàn Thành phố.

  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) – Với những đột phá về hạ tầng giao thông trong những năm gần đây, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh được nhanh chóng triển khai, hoàn thiện về hạ tầng. Đó chính là động lực để tỉnh phấn đấu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load