Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 24/09/2024 06:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Đầu tư cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột phải bảo đảm chất lượng, đúng quy định

10:34 | 26/07/2022

(Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 25/7/2022 của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 58/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn I.

dau tu cao toc khanh hoa buon ma thuot phai bao dam chat luong dung quy dinh
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Nghị quyết nêu rõ: Triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 (Dự án) được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 58/2022/QH15 ngày 16/6/2022 và thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tiến độ, chất lượng công trình, quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Chỉ định thầu kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu

Cụ thể: Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần được Thủ tướng Chính phủ phân cấp làm cơ quan chủ quản.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án đối với dự án thành phần do Bộ Giao thông vận tải làm cơ quan chủ quản. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định pháp luật về đầu tư công. Việc lập, thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo từng dự án thành phần.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và người có thẩm quyền tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 02 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp liên quan đến các dự án thành phần, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu. Riêng gói thầu xây lắp các dự án thành phần (không bao gồm gói thầu xây lắp phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư), việc chỉ định thầu kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu (không bao gồm chi phí dự phòng).

Chính phủ cho phép Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xác định các bãi đổ chất thải rắn xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án bao gồm: Tổ chức lập, phê duyệt, bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng của các dự án thành phần theo từng giai đoạn (tùy thuộc mức độ phức tạp về kỹ thuật của từng đoạn tuyến), cơ bản hoàn thành trước ngày 20/1/2023 để các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng sẽ được cập nhật bảo đảm phù hợp dự án đầu tư được duyệt.

Các địa phương tổ chức rà soát, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện bảo đảm đủ cơ sở, căn cứ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; thực hiện các công việc khác có liên quan tới công tác giải phóng mặt bằng.

Trên cơ sở hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng, các địa phương xác định sơ bộ nhu cầu tái định cư, rà soát quỹ đất, quỹ nhà tái định cư để xác định địa điểm, hình thức tái định cư; tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng các khu tái định cư; triển khai thực hiện việc giải phóng mặt bằng khu tái định cư (nếu có).

Các địa phương chủ trì xác định vị trí, diện tích các bãi đổ chất thải rắn xây dựng đáp ứng nhu cầu các dự án thành phần; thực hiện các công việc liên quan như đánh giá tác động môi trường, giải phóng mặt bằng các bãi đổ chất thải rắn xây dựng (nếu có), bảo đảm tiến độ thi công.

Cho phép triển khai đồng thời một số thủ tục để rút ngắn thời gian

Chính phủ cho phép triển khai đồng thời các thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện các công việc: Thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm tra, quyết định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán và lựa chọn nhà thầu; các công việc khác có liên quan để bảo đảm tiến độ triển khai các dự án thành phần; các thủ tục nêu trên cần tuân thủ đúng các giai đoạn, bước thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đối với việc khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án được áp dụng các cơ chế tại Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021, Nghị quyết số 133/NQ-CP ngày 19/10/2021 của Chính phủ.

Đối với các mỏ khoáng sản nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án nhưng chưa cấp Giấy phép khai thác được áp dụng cơ chế đặc thù sau:

Trước khi khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, nhà thầu thi công phải lập hồ sơ đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mỏ khoáng sản; thực hiện đánh giá tác động môi trường và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; trình tự thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP và theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Sau khi đã khai thác khoáng sản đủ khối lượng cung cấp cho Dự án, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường, bàn giao mỏ khoáng sản và đất đai để địa phương quản lý theo quy định pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.

Theo Nghị quyết số 58/2022/QH15, đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn I nhằm hình thành trục ngang kết nối vùng Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ, kết nối với các trục dọc, phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận tải; tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư: Đầu tư khoảng 117,5 km, chia thành 03 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 21.935 tỷ đồng.

Thu Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đến bao giờ, người dân không còn bất an khi lưu thông qua đèo An Khê?

    (Xây dựng) – Đã hơn 3 năm kể từ khi Đèo An Khê thuộc tuyến Quốc lộ 19 nối tỉnh Bình Định và Gia Lai được triển khai thi công mở rộng, những tưởng người dân sẽ an tâm hơn khi đoạn đèo này được triển khai nâng cấp, giảm thiểu được tình trạng tai nạn giao thông. Vậy nhưng, đã nhiều năm trôi qua, đây vẫn là “đoạn đường đau khổ” đối với người tham gia giao thông khi qua khu vực này.

  • Hà Nội: Điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường Âu Cơ và Xuân Diệu

    (Xây dựng) - Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa ban hành Thông báo về việc tổ chức giao thông trên tuyến đường Âu Cơ và Xuân Diệu (quận Tây Hồ) để thông xe dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên.

  • Thường Xuân (Thanh Hóa): Cầu Bến Nhạ bị gãy đứt do mưa lớn

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), do mưa lớn, cầu Bến Nhạ, xã Tân Thành bị gãy đứt trôi một đoạn và một số công trình giao thông, điện, hạ tầng khác bị thiệt hại do mưa lớn.

  • Bình Dương khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Sáng 23/9, tỉnh Bình Dương đã tổ chức khánh thành tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng có tổng vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.

  • Thành phố Hồ chí Minh: Thay thế gần 2.800 cây xanh hư hại

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Trước mùa mưa bão, Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật đã xây dựng kế hoạch và tiến hành cắt tỉa các cành nhánh để đảm bảo an toàn; bên cạnh đó cũng thường xuyên rà soát các cây xanh có cành nhánh phát triển mạnh, các cành sam mục, nguy cơ gãy nhánh, xử lý nhánh khô, hạ thấp chiều cao cây và rà soát xử lý cây xanh mất an toàn hoặc có nguy cơ mất an toàn trên địa bàn phân cấp quản lý.

  • Bình Dương: Khánh thành cầu Bạch Đằng 2

    (Xây dựng) - Sáng 23/9, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ khánh thành dự án 2 - Xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2) với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load