(Xây dựng) - Ngày 22/10, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Xây dựng đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn cấp cao về Đô thị thông minh ASEAN 2020 (ASEAN Smart Cities Summit & Expo 2020).
Diễn đàn tổ chức với sự phối hợp của Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài Nguyên vàMôi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, Ban Thư ký ASEAN, UBND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, UBND thành phố Đà Nẵng.
Đây là sự kiện gắn sơ kết 1 năm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển đô thị thông minh tại Nghị quyết số 52 - NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về “Một số chủ trương, chính sách chủ độngtham gia cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư” với các hoạt động trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Mục đích của Diễn đàn cấp cao là thúc đẩy việc chia sẻ sáng kiến, kinh nghiệm và hợp tác giữa các đô thị của Việt Nam với mạng lưới đô thị trong khu vực ASEAN, qua đó đẩy nhanh tiến trình triển khai hiệu quả Nghị quyết số 52 - NQ/TW.
Các hoạt động của Diễn đàn bao gồm phiên toàn thể với sự tham dự của trên 500 đại biểu trong nước và quốc tế tham gia trực tiếp và trực tuyến (trong đó có trên 50 đại biểu quốc tế là đại diện cấp cao các nước ASEAN và 26 đô thị thông minh) và 5 hội thảo chuyên đề.
Trong đó, phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao về đô thị thông minh ASEAN năm 2020 có chủ đề “Đô thị thông minh - hướng tới Cộngđồng, Bản sắc và Phát triển bền vững vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”.
Tại phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu chỉ đạo, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phát biểu khai mạc và đề dẫn…
Cùng tham dự phiên toàn thể còn có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh; Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Thành; Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy…
Đặc biệt, Diễn đàn cấp cao sẽ có các phát biểu tham luận trực tuyến của ông Lim Jock Hoi - Tổng Thư ký Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ông Vivian Balarkrishnan - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore, bà Karen Dunn Kelley - Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ cùng một số diễn giả trên thế giới.
Các đại biểu tham luận tại phiên toàn thể tập trung vào một số chủ đề: Những xu thế lớn trong phát triển cácđô thị thông minh trên thế giới; Tầm nhìn chung của các quốc gia ASEAN hướng đến phát triển đô thị thông minh hướng tới cộng đồng, có bản sắc và bền vững; Chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia trong xây dựng và phát triển các đô thị thông minh (về quy hoạch, chiến lược, hạ tầng, huy động nguồn lực, nhân lực…); Các mô hình đô thị thông minh và các giải pháp công nghệ cho phát triển các đô thị thông minh; Tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cho địa phương và doanh nghiệp trong triển khai xây dựng đô thị thông minh gắn với chính quyền số…
Bên cạnh phiên toàn thể, Diễn đàn còn có 5 hội thảo chuyên đề tập trung vào các lĩnh vực then chốt trong xây dựng đô thị thông minh như quy hoạch và quản lý đô thị thông minh; phát triển hạ tầng số và công nghệ số nền tảng cho đô thị thông minh; giao thông thông minh; năng lượng thông minh; dịch vụ thông minh.
Trong khuôn khổ diễn đàn còn diễn ra triển lãm các mô hình, công nghệ tiêu biểu cho đô thị thông minh với sự tham gia của các địa phương và doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Sau gần 35 năm đổi mới, quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả. Khu vực đô thị không chỉ thúc đẩy nhanhtăng trưởng GDP mà còn góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trong dài hạn.
Hệ thống đô thị đã tạo các cực tăng trưởng trong khu vực, ngày càng khẳng định vai trò trung tâm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, đào tạo và y tế.
Bên cạnh những thành tựu đó, thời gian qua cũng cho thấy, hệ thống đô thị của Việt Nam phát triển còn thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo khả năng liên kết trong từng đô thị, giữa các đô thị và giữa khu vực đô thị với khu vực nông thôn. Chênh lệch phát triển và thu nhập giữa các vùng chậm được thu hẹp. Nhiều vấn đề xã hội, ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông chưa được giải quyết…
Để giải quyết những tồn tại, hạn chế nêu trên, một trong nhữnggiải pháp quan trọng là cần đẩy mạnh ứngdụng khoa học công nghệ trong quản lý, phát triển đô thị trong thời gian tới trên cơ sở tận dụng tốt nhất những thành tựu của cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư. Do đó, phát triển đô thị thông minhbền vững sẽ là hướng đi tất yếu, là nhu cầu cấp thiết trong quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị Việt Nam.
Quý Anh
Theo