Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 01:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đại đoàn kết dân tộc – Nhân tố quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

13:45 | 26/04/2024

(Xây dựng) - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã trôi qua 70 năm, song cho đến nay, không ít học giả, chính khách phương Tây vẫn chưa thể hiểu và lý giải rõ: Vì sao Việt Nam - một dân tộc nhỏ lại có thể đánh thắng được thực dân Pháp, một kẻ thù lớn mạnh rất nhiều về quân sự và tiềm lực kinh tế. So sánh tương quan lực lượng giữa hai bên hết sức chệnh lệch?!

Đại đoàn kết dân tộc – Nhân tố quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I tại Nhà hát lớn Hà Nội, ngày 2/3/1946 (ảnh: Tư liệu/TTXVN).

Trong mọi cuộc chiến tranh, quy luật khách quan là mạnh thắng, yếu thua. Vậy nên, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với tương quan so sánh bất lợi cho mình, điều đó càng đòi hỏi dân tộc Việt Nam muốn giành thắng lợi phải tạo được sức mạnh đủ mạnh để đánh bại thực dân Pháp. Chúng ta phải biết phát huy tối đa ưu thế và sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam, đánh giặc bằng mọi lực lượng, bằng mọi phương tiện…

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mở đầu kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi nổi bật vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng. Song, chính quyền cách mạng non trẻ vừa mới ra đời đã phải đối phó với muôn vàn khó khăn và thách thức.

Theo Hội nghị Potsdam diễn ra từ ngày (17/7/1945 - 02/8/1945), quân Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 để giải giáp phát xít Nhật đầu hàng.

Ngày 23/9/1945, được quân Anh giúp sức, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, sau đó đánh ra các tỉnh ở Nam bộ và Nam Trung bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

Ngoài ra, trên cả nước còn hơn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Chính quyền cách mạng còn non trẻ; lực lượng vũ trang còn yếu; nạn đói vẫn chưa khắc phục; hàng hóa khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Di sản văn hóa lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ, ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng... Thù trong giặc ngoài đe dọa vận mệnh dân tộc Việt Nam như “ngàn cân treo sợi tóc”.

Để giữ vững nền độc lập vừa giành được, đứng trước nhiều kẻ thù mạnh, Đảng ta đã thực hiện chính sách hòa với thực dân Pháp. Tuy nhiên, sau những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Pháp bị thất bại; quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh.

Với dã tâm thống trị Việt Nam của thực dân Pháp, từ ngày 16 đến 18/12/1946, tại nhiều nơi trên đất nước ta, quân đội thực dân Pháp đã gây ra nhiều vụ tàn sát đối với đồng bào ta; gửi hậu thư đòi yêu sách và đe dọa hành động chiến tranh.

Trước tình hình đó, ngày 18 và 19/12/1946, tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng quyết định phát động cả nước đứng dậy chống thực dân Pháp, Lời kêu gọi cả nước đứng dậy kháng chiến chống thực dân Pháp (12/9/1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó Người nhấn mạnh: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

Tiếp đó, ngày 22/12/1946, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”. Đáp lại lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã mang tất cả “tinh thần và lực lượng”, nhất tề đứng lên chiến đấu đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Với đường lối “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” đúng đắn, sáng tạo, Đảng ta đã phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của dân tộc, thực hiện đánh địch trên tất cả các mặt trận: chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao... trong đó, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu.

Về mặt chính trị: Đảng ta tập trung xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; chú trọng củng cố và phát huy khối liên minh công - nông - trí thức, mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc. Đặc biệt là, cuộc Tổng tuyển cử vào ngày 06/01/1946 - ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nhân dân ta được hưởng quyền dân chủ của mình, là đòn nặng nề đánh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của các thế lực đế quốc và phản động. Đó cũng là cuộc vận động chính trị rộng lớn và sâu sắc, có ý nghĩa chính trị to lớn biểu dương sức mạnh và ý chí sắt đá của khối đoàn kết toàn dân, quyết tâm bảo vệ, giữ vững chính quyền cách mạng.

Về kinh tế: Để xây dựng tiềm lực kinh tế cho cuộc kháng chiến, Đảng ta đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, như: Giảm tô, giảm tức, chia ruộng đất cho nông dân, xây dựng nền kinh tế tự chủ, bảo đảm nhu cầu của kháng chiến...

Về tài chính: Chính phủ ra sắc lệnh về “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng” nhằm động viên tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân để “giữ vững nền độc lập của Tổ quốc”. Chính phủ ra Sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam để thay thế giấy bạc Đông Dương. Khó khăn về tài chính dần được khắc phục.

Về văn hóa, giáo dục: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập phong trào “Bình dân học vụ”, phát động phong trào xóa mù chữ. Kết quả các trường tiểu học, trung học phát triển mạnh, bước đầu có đổi mới theo tinh thần độc lập dân chủ. Xây dựng đạo đức mới với nội dung “cần - kiệm - liêm - chính”, bài trừ các tệ nạn xã hội cũ như: Cờ bạc, rượu chè, hủ tục ra khỏi đời sống xã hội.

Về ngoại giao, Đảng ta chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế, vạch trần âm mưu, hành động của bọn thực dân xâm lược, tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ trên thế giới...

Trên mặt trận quân sự, với chủ trương: “Hai mươi triệu đồng bào Việt Nam quyết đánh tan mấy vạn thực dân phản động” chúng ta đã thực hiện đánh địch bằng tác chiến của các đơn vị chủ lực kết hợp với chiến tranh du kích rộng khắp trên các chiến trường từ Nam bộ, Trung bộ, Tây Nguyên đến Bắc bộ. Đặc biệt là Chiến dịch Điện Biên Phủ trải qua “năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt; máu trộn bùn non; gan không núng; chí không mòn”, ngày 07/5/1954, lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã hiên ngang tung bay trên nóc hầm Đờ Ca-xtơ-ri, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Kết thúc thắng lợi chín năm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là câu trả lời đanh thép cho câu hỏi: Vì sao Việt Nam - một dân tộc nhỏ lại có thể đánh thắng được thực dân Pháp, một kẻ thù lớn mạnh rất nhiều về quân sự và tiềm lực kinh tế. So sánh tương quan lực lượng giữa hai bên hết sức chệnh lệch? Và minh chứng cho chân lý: Một dân tộc dù nhỏ, song nếu biết đoàn kết, phát huy sức mạnh toàn dân tộc thì có thể đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Đó là quy luật cơ bản nhất, bao trùm nhất để giành thắng lợi trong kháng chiến của dân tộc ta. Nó cũng thể hiện tập trung nhất nghệ thuật tổ chức, động viên, phối hợp các lực lượng, các hình thức và phương pháp đấu tranh, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù xâm lược.

ThS. Lương Thị Thương
Học viện Chính trị khu vực II

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load