Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 08:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Công khai, minh bạch giá đất giúp thị trường phát triển bền vững

20:52 | 14/03/2023

(Xây dựng) – Nhằm đảm bảo giá đất phù hợp với thị trường và không chịu áp lực, chi phối từ các nhóm lợi ích, chống tình trạng đầu cơ, thao túng giá, nhiều chuyên gia cho rằng cần công khai, minh bạch thông tin giá đất.

Công khai, minh bạch giá đất giúp thị trường phát triển bền vững
Việc công khai, minh bạch giá đất giúp thị trường phát triển bền vững (Ảnh minh họa: TTXVN).

Số đơn tranh chấp và khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai chiểm gần 70%

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, số lượng các tranh chấp đất đai và khiếu nại, tố cáo đất đai hiện nay rất nhiều, chiếm gần 70% số đơn khiếu nại, tố cáo các cơ quan hành chính nhận được.

PGS.TS Ngô Trí Long - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Đào tạo, Đại học Thành Đông cho biết, một trong những yêu cầu bắt buộc trong quản lý nền kinh tế mở cửa là phải đảm bảo công khai, minh bạch thông tin. Với thị trường hoạt động dựa trên nhiều nền tảng pháp lý như thị trường bất động sản, thông tin càng rõ ràng, cụ thể bao nhiêu thì càng giúp thị trường phát triển ổn định, bền vững bấy nhiêu.

Ông Long cho biết thêm, trong thời gian qua, cơ chế xác định giá đất còn nhiều bất cập mà nguyên nhân chủ yếu do việc xác định giá đất cụ thể thấp hơn so với giá thị trường gây thất thu ngân sách Nhà nước, tiêu cực, tham nhũng. Định giá đất là vấn đề không hề đơn giản. Để mức giá của Nhà nước phản ánh sát giá thị trường, giải pháp tối ưu nhất đó là giá đất sẽ do các tổ chức, cơ quan chuyên nghiệp về định giá đất độc lập tiến hành thực hiện. Các tổ chức này cũng có nghĩa vụ tuân thủ các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp định giá trong “Tiêu chuẩn định giá Tài sản của Việt Nam”, bảo đảm sự thống nhất trong việc định giá đất như phản ánh trung thực giá thị trường, nguyên tắc độc lập, khách quan của các chủ thể tư vấn, xác định giá đất, tuân thủ cơ chế kiểm tra, giám sát…

Bà Ramla Khalidi – Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh: Việc công khai thông tin đất đai là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quản trị công ở Việt Nam. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể trong Luật Đất đai và Luật Tiếp cận thông tin về trách nhiệm, quy trình, hình thức và thời hạn công khai thông tin đối với bảng giá đất, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, cũng như những thông tin theo yêu cầu của người dân. Tuy nhiên, hiện nay, việc chia sẻ thông tin không công bằng cho các nhóm đối tượng về kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất là một trong những nguyên nhân dẫn tới khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến đất đai chiếm tỷ lệ rất lớn.

Từ những kinh nghiệm thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy, nơi nào thông tin đất đai được chia sẻ công khai, minh bạch, người dân có cơ hội cho ý kiến vào các Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảng giá đất, thì nơi đó sẽ kiểm soát tốt hơn nguy cơ tham nhũng liên quan đến đất đai, giảm thiểu những bức xúc liên quan đến đất đai và từ đó củng cố được niềm tin trong dân chúng với chính quyền.

Tập trung hoàn thiện quy định pháp luật về lĩnh vực đất đai

Liên quan vấn đề đề cập ở trên, bà Hoàng Thị Vân Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Đất đai Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra các khuyến nghị. Theo đó, cần có quy định rõ nội dung quy hoạch, bảng giá liên quan đến sử dụng đất đai; Chế tài cần nghiêm minh, đối với các cơ quan thanh tra, kiểm tra hành vi cần thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình trong phát hiện những hành vi vi phạm, hay bị nghiêm cấm trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi...

Bà Nguyễn Thanh Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và Nâng cao năng lực Phụ nữ (CEPEW) nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng, hoàn thiện và đồng bộ hoá các quy định pháp luật và chính sách liên quan tới công khai thông tin đất đai giữa Luật Tiếp cận thông tin và Luật Đất đai.

Đồng thời, các cơ quan chính quyền, đặc biệt là cấp tỉnh và cấp huyện cần bổ sung thủ tục cung cấp thông tin theo yêu cầu quy định trong Luật Tiếp cận thông tin 2016 vào bộ thủ tục hành chính hiện hành, xem xét quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nắm giữ thông tin trong một số trường hợp cụ thể; Bổ sung quy định thời điểm phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện để đảm bảo tính kịp thời và đồng bộ; cần tiếp tục triển khai tuyên truyền, phổ biến và tập huấn về Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và Nghị định số 13/2018/NĐ-CP tới tất cả các cán bộ, công chức thuộc khối cơ quan nhà nước và người dân… giúp cho việc tiếp cận thông tin về đất đai của người dân được rõ ràng, minh bạch.

Ngoài ra, để phổ biến rộng rãi thông tin về lĩnh vực đất đai đến người dân, các chuyên gia cũng khuyến khích phát triển, ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển công nghệ, nghiên cứu bổ sung công nghệ mới như chuỗi, khối (Blockchain) trong giao dịch điện tử lĩnh vực đất đai; Ứng dụng chuẩn giao tiếp mở giữa các cổng thông tin, thiết lập nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai theo công nghệ tiên tiến thế giới; Ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big data) trong thu thập, phân tích dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định trong quản lý; Nghiên cứu cung cấp dữ liệu mở cho cộng đồng doanh nghiệp trong phát triển các ứng dụng phục vụ người dân.

Nhật Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load