Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 10/10/2024 11:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt

15:12 | 18/02/2020

(Xây dựng) - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) đã được Nghị viện châu Âu (EP) bỏ phiếu thông qua chiều 12/02. Đây là một trong những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được kỳ vọng nhiều nhất sẽ đem lại những động lực thúc đẩy và cải thiện tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm nay và những năm tiếp theo.

co hoi moi cho doanh nghiep viet

Với việc Hiệp định EVFTA được thông qua, các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ của các nước thành viên thuộc EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác trao đổi thương mại; đồng thời giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam; xóa bỏ thuế nhập khẩu gần 100% biểu thuế các mặt hàng mà hai bên đã thống nhất. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tạo được bứt phá trong thâm nhập sâu vào thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Hiệp định sẽ gia tăng đáng kể cơ hội xuất khẩu cho những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, đồ gỗ, nông thủy sản; trong đó, có gạo, đường, mật ong, rau củ quả… Mức cam kết trong EVFTA là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết từ trước cho tới nay.

Bên cạnh lợi ích từ thương mại hàng hóa, các cam kết về dịch vụ-đầu tư, mua sắm Chính phủ theo EVFTA cũng như những quy định cụ thể về mở cửa thị trường và biện pháp kỹ thuật trong một số lĩnh vực cụ thể cũng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của EU tiếp cận thuận lợi hơn với thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam. Cùng đó, Hiệp định giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực như: dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, xây dựng hạ tầng và giao thông công cộng…

Để tận dụng các cơ hội kinh doanh đến từ chính các cam kết trong Hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần có kế hoạch khắc phục các hạn chế hiện tại để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức cần tự tìm hiểu, chủ động thay đổi tư duy về logistics và chi phí logistics trong sản xuất, kinh doanh để giảm chi phí của doanh nghiệp, góp phần tối ưu hóa chi phí logistics quốc gia.

Vấn đề cải thiện và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và kết nối thông tin cũng cần được chú trọng. Việc sử dụng các hệ thống phần mềm, nền tảng tối ưu logistics, đặc biệt với mạng logistics toàn cầu phải đi đôi với việc tăng cường đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực, bảo đảm năng lực chuyên môn… Song song với đó là cải thiện quy mô vốn, năng lực quản lý và phạm vi hoạt động kinh doanh và đặc biệt thông qua việc tận dụng cơ hội liên doanh với các nhà đầu tư, cũng như tìm các kênh thích hợp để tăng liên kết với các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ logistics khác nhau (hàng tàu, đại lý thương mại, bảo hiểm…).

Thị trường EU có yêu cầu cao, nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn đối với hàng công nghiệp và tiêu chuẩn vệ sinh động vật với hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Để đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đáp ứng tiêu chuẩn của mình, EU đưa ra các quy định chặt chẽ về nội dung này. Nhiều sản phẩm công nghiệp như máy móc thiết bị, đồ chơi, các thiết bị y tế, thiết bị an toàn cá nhân… phải được gắn nhãn CE (dùng cho các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu thiết yếu mà luật định của châu Âu quy định) thì mới được coi là đáp ứng các quy định về an toàn, sức khỏe, môi trường và được lưu hành tại EU. Hàng nông sản và thực phẩm sẽ phải tuân thủ theo Luật Thực phẩm, Luật Thú y, quy định về bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng…

Trong bối cảnh hiện nay doanh nghiệp vẫn thiếu thông tin và hiểu biết thấu đáo về quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU. Ít doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chưa có nguồn cung cấp thông tin một cách hệ thống. Để tạm thời xử lý khó khăn này, các cơ quan chức năng cần hỗ trợ doanh nghiệp có thể sử dụng Cổng thông tin Công cụ hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường EU cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cổng này sẽ cung cấp các thông tin về thuế nhập khẩu của từng nước, các loại thuế nội địa của sản phẩm như thuế tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng. Người tra cứu có thể có những thông tin chính xác và kịp thời về tiêu chuẩn kỹ thuật thương mại của từng sản phẩm mà doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang EU.

Mai Nam Sơn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Cà Mau: Công bố các chủ đầu tư có mức giải ngân không đạt tiến độ

    (Xây dựng) - Lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau đề nghị, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố Cà Mau hạn chế đi công tác ngoài tỉnh, trừ trường hợp thật sự cần thiết để ưu tiên xử lý dứt điểm công việc trong những tháng cuối năm.

  • Có được thay thế thiết bị sau thời điểm đóng thầu?

    (Xây dựng) - Nhà thầu chỉ được phép bổ sung, thay thế một lần đối với từng vị trí nhân sự, thiết bị trong một khoảng thời gian phù hợp nhưng không ít hơn 03 ngày làm việc. Trường hợp nhà thầu không có nhân sự, thiết bị thay thế đáp ứng yêu cầu của E-HSMT thì nhà thầu bị loại.

  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau “truy” vấn chủ đầu tư Dự án Bệnh viện Đa khoa vốn 3.300 tỷ

    (Xây dựng) – Sáng 9/10, tại Hội nghị Công tác kiểm điểm điều hành kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi khá bức xúc khi qua báo cáo, Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh là 1 trong 4 Ban giữ vốn nhiều nhất nhưng tỷ lệ giải ngân thấp nhất chỉ đạt 14,9%.

  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030

    (Xây dựng) - Ngày 9/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Hợp đồng phải phù hợp với nội dung hồ sơ mời thầu

    (Xây dựng) – Tại Khoản 2 Điều 67 Luật Đấu thầu quy định hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có).

  • Quảng Nam: GRDP 9 tháng tăng trưởng 5,9% so với cùng kỳ

    (Xây dựng) – Chiều 9/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng và nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2024. Trong 3 quý đã qua, tổng sản phẩm trên địa bàn Quảng Nam (GRDP) tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023. Địa phương này xếp thứ 27/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 8/14 tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung về quy mô GRDP; xếp thứ 50/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và 12/14 tỉnh tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung về tăng trưởng kinh tế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load