(Xây dựng) - Sử dụng vật liệu lót sàn không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng dị ứng. Khi bụi bẩn, nấm mốc và phấn hoa tích tụ trên sàn nhà, chúng có thể khiến cho các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy và khó thở trở nên nghiêm trọng hơn. 4 loại sàn nhà lý tưởng cho người bị dị ứng là: Sàn gỗ công nghiệp, sàn nhựa, gạch, đá.
4 loại sàn nhà lý tưởng cho người bị dị ứng. |
Vì sao người bị dị ứng cần lựa chọn vật liệu lót sàn kỹ lưỡng
Người bị dị ứng cần lựa chọn vật liệu lót sàn một cách kỹ lưỡng bởi vì sàn nhà là nơi tích tụ nhiều tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông thú cưng và hóa chất tẩy rửa. Các chất này có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng cho người nhạy cảm như: Hắt hơi, sổ mũi, khó thở, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, chảy nước mắt.
Theo thống kê, có đến 50 triệu người Mỹ mắc các bệnh dị ứng, và môi trường sống đóng vai trò quan trọng. Việc tiếp xúc với bụi trong nhà chứa nấm mốc làm tăng 79% nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ em. Vì vậy, lựa chọn vật liệu lót sàn đáp ứng các tiêu chí như chống bám bụi, chống ẩm mốc, không chứa hóa chất độc hại là rất cần thiết.
3 tiêu chí chọn vật liệu lót sàn trong nhà có người bị dị ứng. |
4 loại sàn nhà lý tưởng cho người bị dị ứng
, sàn nhựa, gạch, đá là 4 loại vật liệu phù hợp làm sàn nhà cho người bị dị ứng. Cả 4 loại sàn này đều chống bám bụi, chống ẩm mốc, kháng khuẩn và không chứa hóa chất độc hại.
Sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp bắt buộc hàm lượng formaldehyde đạt tiêu chuẩn E1 hoặc E0, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Ngoài ra, để sản phẩm phù hợp cho người dị ứng thì cần được xử lý kỹ lưỡng với các tính năng ngăn chặn sự xâm nhập của hơi ẩm, hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn gây hại, ví dụ như:
- Sàn gỗ Egger có khả năng kháng khuẩn bề mặt (diệt 99% vi khuẩn sau khi lau chùi 24 giờ) được kiểm nghiệm theo phương pháp thử nghiệm quốc tế ISO 22196 (= JIS Z 2801).
- Sàn gỗ Robina khóa nước bề mặt 72 giờ và hèm khóa ứng dụng công nghệ VEP (Vacuum Edge Protection) chống thấm ẩm. Ngoài ra, khả năng chống bám bẩn bề mặt của sàn này đạt tiêu chuẩn quốc tế EN 13329 (đối với dòng Robina) và EN 438-2 (đối với dòng Robina Aqua).
Xét về khía cạnh khác, sàn gỗ không chống nước hoàn toàn, cần lau khô ngay khi làm đổ nước. Sử dụng sàn gỗ bị thấm ẩm sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc.
Sàn nhựa
có bề mặt trơn nhẵn nên bụi bẩn khó bám dính, có thể loại bỏ hầu hết bụi bẩn bằng việc lau chùi và sử dụng máy hút bụi. Khả năng chống thấm của sàn giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn trong môi trường ẩm thấp.
Tuy nhiên, sàn nhựa cần lắp trên bề mặt phẳng mịn, nhất là loại dán keo. Riêng loại sàn nhựa có hèm khóa có nguy cơ bị gãy hèm khi bị tác động lực mạnh, cần tìm loại có bảo hành hèm khóa.
Sàn gạch
Gạch men được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên như đất sét, cát, đá... qua quá trình nung ở nhiệt độ cao nên không chứa hóa chất độc hại. Sàn gạch không bị thấm nước nên không thể tạo môi trường ẩm cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc trong ngôi nhà. Mặt khác, sàn cứng và lạnh, không mang lại cảm giác ấm áp và dễ chịu khi tiếp xúc.
Sàn đá
Đá tự nhiên được khai thác và gia công từ tự nhiên, không qua xử lý hóa chất nên rất an toàn, không gây hại cho sức khỏe. Bề mặt cứng, nhẵn, ít bị xước của sàn đá hạn chế sự bám dính của bụi bẩn. Và hiển nhiên chất lượng sẽ đi đôi với giá tiền, đây là vật liệu lót sàn sang trọng và đắt đỏ.
Ông Trần Quang Hội, Chuyên gia đến từ Kosmos Việt Nam, đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp giải pháp mới cho việc lát sàn, ốp tường và trần nhà chia sẻ: “Người bị dị ứng nên chọn sàn nhà có bề mặt dễ làm sạch. Bên cạnh đó, ta cần giữ cho không gian sống được thông thoáng, sạch sẽ. Việc cải thiện chất lượng không khí trong nhà là một yếu tố quan trọng. Tại Kosmos, chúng tôi chọn phân phối sàn nhựa, sàn gỗ công nghiệp chịu nước và kháng khuẩn để đảm bảo sức khỏe người dùng”.
Ông Trần Quang Hội chia sẻ với phóng viên về tầm quan trọng của vật liệu lót sàn tại hội nghị về chủ đề ngôi nhà và sức khỏe. |
Theo phân tích trên, sàn gỗ công nghiệp, sàn nhựa, sàn gạch, sàn đá sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ của bụi bẩn, vi khuẩn, cải thiện chất lượng không khí. Chúng góp phần giảm thiểu việc tiếp xúc với dị nguyên (allergens, những chất có thể gây ra các phản ứng dị ứng). Từ đó giảm thiểu triệu chứng dị ứng, bảo vệ sức khỏe cho người nhạy cảm.
Diệu Anh (Ảnh: Kosmos Việt Nam)
Theo