Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 17:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Chuyển đổi số là cơ sở chuyển đổi Chính phủ quản lý sang Chính phủ phục vụ

14:30 | 29/03/2021

(Xây dựng) – Sáng 29/3, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về báo cáo nhiệm kỳ của Chính phủ. Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội cho rằng, chuyển đổi số thành công sẽ là cơ sở để chuyển đổi từ Chính phủ quan lý sang Chính phủ phục vụ.

chuyen doi so la co so chuyen doi chinh phu quan ly sang chinh phu phuc vu
Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội phát biểu tại Hội trường.

Đại biểu Hoàng Văn Cường đánh giá rất cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. Trong đó phải kể đến là thành công trong việc kiểm soát nợ xấu ngân hàng, từ những món nợ cao gấp 6 lần đã giảm xuống mức dưới an toàn 3% trong bối cảnh lãi suất điều hành giảm, đã đưa nợ công giảm sâu gần 10 điểm từ sát kịch trần xuống 55,3% GDP. Đây là điều kiện thuận lợi rất tốt cho nhiệm kỳ tới, có dư địa để tăng nguồn lực đầu tư, sử dụng kết hợp các chính sách tài khóa và tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng trên quan điểm tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô.

Bên cạnh đó, cán cân thương mại nhập siêu chuyển sang xuất siêu tới gần 20 tỷ USD và nâng dự trữ ngoại hối lên 100 tỷ USD đã minh chứng cho thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế và là cơ sở quan trọng để bình ổn tỷ giá điều hành tiền tệ và bảo đảm các quan hệ thanh toán quốc tế.

Tuy nhiên, tình trạng nhập siêu vẫn tiếp tục gia tăng đối với các nước trong khu vực đặc biệt là với Trung Quốc, trong khi đó xuất siêu nghiêng về các nước thị trường phát triển đặc biệt là xuất siêu sang Mỹ tăng cao. Đó là một trong những lý do để Mỹ xếp Việt Nam vào nhóm giám sát thao túng tiền tệ.

Điều này đặt ra nhiệm vụ cho Chính phủ phải chú trọng điều hành các quan hệ xuất nhập khẩu giữa các thị trường, kiểm soát chặt chẽ thị trường hàng hóa, nguyên liệu từ thị trường khu vực để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường phát triển như Mỹ, EU. Điều này càng có nguy cơ cao và đòi hỏi phải có giải pháp hữu hiệu khi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP được thực thi.

Không còn dư địa cắt giảm thủ tục hành chính

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đánh giá cao Chính phủ đã rất thành công trong việc cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh bằng việc quyết liệt chỉ đạo, ra chỉ tiêu cụ thể cho các Bộ ngành cắt giảm 63% điều kiện đầu tư kinh doanh và cắt giảm 68% các danh mục dòng hàng kiểm tra chuyên ngành, để môi trường đầu tư kinh doanh tăng lên 2 bậc, năng lực cạnh tranh toàn cầu tăng lên 10 bậc. Tuy nhiên, thành công này của Chính phủ tiền nhiệm đặt ra thách thức vô cùng lớn cho nhiệm kỳ tới vì chúng ta không còn nhiều dư địa để tiếp tục cắt giảm các ràng buộc thủ tục hành chính.

Do vậy, nếu tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thì không phải là tiếp tục thực hiện rà soát, cắt giảm thủ tục mà phải thực hiện đột phá thể chế bằng việc thay đổi hoàn toàn phương thức quản lý: Chuyển cơ chế, đối tượng quản lý từ xin phép, khai báo trước cơ quan quản lý sang cơ chế, đối tượng quản lý tự lựa chọn quyết định, tự công khai thông tin; cơ quan quản lý từ nhiệm vụ tiếp nhận thông tin và tiền kiểm sang nhiệm vụ tìm kiếm, thu thập thông tin và thực hiện hậu kiểm.

Phương thức quản lý này chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở chuyển đổi số toàn bộ thông tin ở quy trình quản lý. Đây có thể là khâu đột phá tiên phong trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, nếu chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong quản lý thành công thì tất cả các yêu cầu đột phá trong cải cách về thể chế sẽ giúp chúng ta biến những điều không thể thành có thể, mang lại những nguồn lực vô cùng to lớn cho đất nước. Chuyển đổi số sẽ biến những vấn đề phức tạp, làm đau đầu những nhà quản lý thành nguồn lực cho đất nước.

Việc chuyển đổi số làm thay đổi hoàn toàn thói quen, vị trí của người quản lý bộ máy nhà nước, người quản lý không còn ngồi chờ doanh nghiệp đến yêu cầu giải quyết mà dựa vào thông tin số hóa của doanh nghiệp để phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh hoặc giải quyết để đáp ứng yêu cầu cho doanh nghiệp. Đó chính là cơ sở để chuyển đổi từ Chính phủ quản lý sang Chỉnh phủ phục vụ, tạo đột phá về thể chế trong quản lý.

Đại biểu Hoàng Văn Cường khẳng định, nếu như chuyển đổi số thành công với hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 thì ngồi ở Việt Nam con người có thể tương tác, giải quyết các công việc như đang ngồi ở văn phòng của bất kỳ công ty nào ở các quốc gia nào trên thế giới.

“Và khi đó, Việt Nam không chỉ là cái bếp của thế giới như lời khuyên của cựu Phó Thủ tướng Đức gốc Việt Philipp Roesler mà Thủ tướng Chính phủ nhắc tới trong buổi giảng Nghị quyết của Đàng diễn ra mới đây, mà Việt Nam có thể trở thành công xưởng của ngành công nghệ điện tử của cả thế giới, và là nơi để các nhân viên văn phòng của nhiều nước trên thế giới có thể tránh mùa đông băng giá, chuyển đến Việt Nam vừa tắm biển vừa thưởng thức các món ăn đặc sản của Việt Nam và thực hiện các công việc văn phòng trong môi trường kinh tế số”, đại biểu Hoàng Văn Cường kỳ vọng.

Thanh Nga

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load