Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 10:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Chuẩn bị diễn ra Diễn đàn quốc tế Franconomics IV/2022

11:34 | 10/10/2022

(Xây dựng) – Tiếp nối thành công của Diễn đàn Franconomics, năm nay, Viện Quốc tế Pháp ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội (IFI), Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) đồng tổ chức Diễn đàn quốc tế Franconomics 2022 với chủ đề Kinh tế tuần hoàn và cơ hội hợp tác trong không gian Pháp ngữ và Hội thảo Biến đổi khí hậu và An ninh lương thực tại các quốc gia đang phát triển cùng sự đồng hành của Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông (IAMES) - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Pháp tại Hà Nội (IFV), Viện Nghiên cứu và Phát triển (IRD-Pháp) và Đại học Senghor (Ai Cập) diễn ra trong ngày 20 và 21/10 trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến với các điểm cầu khắp thế giới.

chuan bi dien ra dien dan quoc te franconomics iv2022

Trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, các biến động chính trị tiềm ẩn dẫn đến khủng hoảng năng lượng, sự nóng lên do hiệu ứng nhà kính… kinh tế tuần hoàn là một mô hình phát triển giúp chuyển đổi kinh tế - xã hội sang trạng thái sản xuất tiêu dùng bền vững. Không giống với nền kinh tế truyền thống, kinh tế tuần hoàn là một hệ thống ngay từ bước thiết kế vật liệu, sản phẩm, quy trình hoạt động và mô hình kinh doanh đã hướng đến sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng hóa chất và chất thải độc hại. Kinh tế tuần hoàn góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Quan điểm kinh tế tuần hoàn được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đã khẳng định “khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất”.

Franconomics 2022 hướng đến làm rõ khái niệm nền kinh tế tuần hoàn, các công nghệ cơ bản và các yếu tố thành công cốt lõi để triển khai nền kinh tế tuần hoàn; đồng thời phân tích các cơ hội hợp tác quốc tế để phát triển nền kinh tế tuần hoàn đề xuất các hình thức lan tỏa các mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với các nền kinh tế đa dạng trong khối Pháp ngữ.

Những sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Franconomics 2022 gồm: Diễn đàn quốc tế Kinh tế tuần hoàn và những cơ hội hợp tác trong không gian Pháp ngữ (Thời gian: 14h00 – 20h00, thứ năm, ngày 20/10/2022); Hội thảo quốc tế Biến đổi khí hậu và lương thực bền vững tại các quốc gia đang phát triển (Thời gian: 14h00 – 17h30, thứ sáu, ngày 21/10/2022).

Biến đổi khí hậu đang gây ra các hiện tượng mưa lũ nghiêm trọng, hạn hán khắc nghiệt ở nhiều khu vực trên thế giới. Các khu vực ven biển đang bị ảnh hướng bởi hiện tượng nước biển dâng, axit hóa đại dương. Các tác động của biến đổi khí hậu đang đẩy người dân nhiều quốc gia rơi vào thảm họa thiếu lương thực, vật lộn với tình trạng đói nghèo đặc biệt là tại các nước phương Nam nơi thiếu hụt hệ thống hỗ trợ của Chính phủ và cộng đồng. Biến đổi khí hậu trở thành vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo và sự ổn định chính trị thế giới. Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc COP26 đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới "hành động quyết định ngay bây giờ để ngăn chặn thảm họa khí hậu”.

Hội thảo “Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực tại các quốc gia đang phát triển” nằm trong chuỗi sự kiện thuộc Diễn đàn quốc tế Franconomics lần thứ IV/2022. Sự kiện nhằm quy tụ các học giả, các nhà nghiên cứu và quản lý trong nước và quốc tế, hướng đến mục tiêu làm rõ tình trạng biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu với ngành sản xuất lương thực hiện nay tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia đang phát triển nói chung; trao đổi về kinh nghiệm, giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực và đưa ra các đề xuất để nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai, đề xuất chính sách với Đảng và Chính phủ nhằm giảm tác động của biến đổi khí hậu với ngành nông nghiệp và phương thức hợp tác với các nước đang phát triển để hình thành nỗ lực chung nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai.

Hội thảo tập trung chia sẻ các vấn đề về tình hình biến đổi khí hậu và an ninh lương thực tại các nước đang phát triển, mối quan hệ giữa an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, an ninh lương thực đô thị trong thời đại môi trường dễ bị tổn thương, tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản, hệ thống lương thực toàn cầu và tác động đối với biến đổi khí hậu.

Franconomics nằm trong chuỗi Hội thảo DAAS (Diderot Advanced Academics Seminars) được Viện Quốc tế Pháp ngữ khởi xướng và tổ chức thường niên do Đại học Quốc gia Hà Nội bảo trợ. Đây là không gian đối thoại đa ngành về lý luận và thực tiễn trong các chủ đề mang tính thời sự kinh tế – xã hội dành cho các nhà khoa học, doanh nhân, các trường đại học, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước, đặc biệt với sự tham gia của các quốc gia trong Cộng đồng Pháp ngữ (88 quốc gia thành viên và quan sát viên), với mục tiêu kết nối Việt Nam với cộng đồng quốc tế thông qua các hội nghị, diễn đàn thường niên bàn về các chủ đề kinh tế, xã hội nổi bật mà Việt Nam và thế giới quan tâm. Franconomics lần thứ I năm 2019 với chủ đề “Công nghệ số cho sự phát triển kinh tế – xã hội thông minh”, Franconomics lần thứ II “Từ khởi nghiệp đến khởi nghiệp thông minh” và Franconomics lần thứ III năm 2021 về “Những thách thức của chuyển đối số với việc tiếp cận công bằng các dịch vụ thiết yếu trong thời đại Covid-19” đã diễn ra thành công, thu hút sự tham gia của hơn 1.300 đại biểu đến từ hơn 25 quốc gia.

Diệu Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load