Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 15/10/2024 01:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Chùa Bà Đanh – kiến trúc cổ kính đẹp nhất tỉnh Hà Nam

15:06 | 16/02/2024

(Xây dựng) - Chùa Bà Đanh thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam được cấp bằng công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1994. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa. Trong chùa thờ phật, song ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng thờ cúng dân gian Việt Nam.

Chùa Bà Đanh – kiến trúc cổ kính đẹp nhất tỉnh Hà Nam
Kiến trúc độc đáo của Chùa Bà Đanh.

Theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay...

Theo sử liệu ghi chép lại, vào thế kỷ thứ VII, đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), đến thời Lê Huy Tông (1675 - 1750), nơi đây được xây dựng thành chùa to đẹp.

Chùa Bà Đanh – kiến trúc cổ kính đẹp nhất tỉnh Hà Nam
Vẻ tĩnh lặng của ngôi chùa nổi tiếng ngày càng thu hút du khách.

Chùa Bà Đanh là một trong những ngôi chùa cổ kính và có phong cảnh đẹp nhất của tỉnh Hà Nam. Bước chân vào chùa, du khách như được lạc vào một thế giới khác, yên bình, thanh tịnh, tạm quên đi những lo toan của cuộc sống thường nhật... Theo lời kể của các cụ trong làng Đanh Xá, sự vắng vẻ, tĩnh lặng này của chùa một phần là do trước đây chùa nằm ở xa khu dân cư, ba mặt là sông, chỉ có lối vào là đường rừng rậm nhưng lại có nhiều thú dữ. Cách duy nhất an toàn để vào chùa là chèo thuyền qua sông Đáy, nhưng vì bất tiện nên người đến chùa rất thưa thớt. Ngày nay, đường đi đã thuận lợi hơn nhiều nên khách tham quan đã không còn vắng vẻ như xưa.

Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn Tự, được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc gia vào ngày 20/7/1994. Năm 2009, chùa Bà Đanh - núi Ngọc được công nhận là điểm du lịch. Cũng như các ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ tiền thần hậu Phật, kết hợp dung hòa giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian. Thờ Bà Đanh là vị thần mưa, Duệ hiệu là Pháp Vũ nhuận hòa phong trong hệ thần Tứ pháp cầu mong mưa thuận gió hòa, phong đăng hỏa cốc.

Chùa Bà Đanh – kiến trúc cổ kính đẹp nhất tỉnh Hà Nam
Chùa Bà Đanh khai hội vào ngày 17 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Quần thể kiến trúc chùa Bà Đanh hiện nay về cơ bản được xây dựng vào thế kỷ XIX. Chùa quay mặt hướng nam ra sông Đáy, phía ngoài cùng giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan chùa. Tam quan có ba gian và hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái được lợp bằng ngói nam, xung quanh sàn gỗ hàng lan can và những chấn song con tiện. Tầng này sử dụng làm gác chuông. Ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim. Phía ngoài cửa hai bên là hai cột đồng trụ được xây dựng nhô hẳn ra. Trên nóc Tam quan đắp một đôi rồng chầu vào giữa. Hai bên cổng chính là 2 chiếc cổng nhỏ có 8 mái. Cửa phía trên lượn cong hình bán nguyệt.

Chùa Bà Đanh – kiến trúc cổ kính đẹp nhất tỉnh Hà Nam
Khung cảnh thiên nhiên bao bọc ngôi chùa linh thiêng.

Ngày thường khách ra vào lễ chủ yếu đi bằng cửa phụ, chỉ khi nào nhà chùa có đại lễ thì cửa chính ở giữa mới được mở. Chùa bao gồm 40 gian được xây dựng liền kề với nhau. Qua cổng tam quan là khu vườn hoa, sân lát gạch, hai dãy hành lang hai bên. Nhà bái đường gồm 5 gian, nhà trung đường cũng gồm 5 gian. Nhà thượng điện có 3 gian, hai bên xây tường bao, phía trước là hệ thống cửa gỗ lim. Nằm ở phía tây khu chùa là khu nhà ngang gồm 5 gian, trong đó có 3 gian làm nơi thờ các vị sư tổ đã trụ trì ở đây. Phía đông chùa là phủ thờ Mẫu nằm sát với dãy trung đường.

Điểm nhấn của kiến trúc chùa Bà Đanh tập trung ở toà Bái đường. Đây là lớp kiến trúc mang đậm tính cổ truyền dân tộc, được thể hiện ở sáu bộ vì rất đặc sắc và độc đáo. Trên tất cả các vì kèo đều chạm khắc cả hai mặt, riêng 2 vì kèo đầu hồi chạm khắc một mặt, một mặt áp tường. Các đề tài chạm khắc trên các vì kèo không có hình bóng con người mà chủ yếu là động thực vật kết hợp với nhau thành những đề tài, những mẫu hình khá hoàn chỉnh. Ngoài rồng được sáng tạo trên cơ sở tưởng tượng, còn các động thực vật thể hiện ở đây đều lấy từ cuộc sống đưa vào trong nghệ thuật. Đây chính là sự hoà nhập của đất trời, của thiên nhiên và cuộc sống.

Chùa Bà Đanh – kiến trúc cổ kính đẹp nhất tỉnh Hà Nam
Khánh đá cổ được lưu truyền tại chùa Bà Đanh.

Đặc biệt, trong hậu cung của chùa có ngai thờ và tượng Đức Bà. Tượng được tạc theo tư thế toạ thiền trên chiếc ngai đen bóng với khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và thân thiết, không mang dáng vẻ siêu thoát, thần bí như các tượng Phật khác. Sự hài hoà giữa pho tượng và chiếc ngai tạo nên vẻ hấp dẫn của nghệ thuật điêu khắc chùa Bà Đanh.

Hàng năm, nhân dân làng Đanh xá tổ chức lễ hội chùa Bà Đanh, diễn ra vào tháng 2 âm lịch để tri ân Đức Thánh Bà Pháp Vũ và cảm tạ ân đức các vị thần phật đã phù trợ, cầu mong một năm bình an, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Lễ hội chùa Bà Đanh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 2 năm 2019.

Năm 2024 - Giáp Thìn, chùa mở từ ngày mùng 1 Tết, lễ hội chính thức sẽ diễn ra vào 17/2 Âm lịch( 26/3 Dương Lịch) cùng với các nghi lễ trang nghiêm như rước nước, rước kiệu Đức Bà... các trò chơi trong hội cũng được nhân dân và nhiều du khách tham gia: Chọi gà, kéo co, đua thuyền, cờ tướng, diễn các tích chèo cổ, hát các làn điệu dân ca. Đây là một lễ hội vùng rất đặc sắc, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Chùa Bà Đanh – kiến trúc cổ kính đẹp nhất tỉnh Hà Nam
Đến với chùa Bà Đanh, du khách không chỉ được chiêm bái tín ngưỡng tôn giáo, mà còn được thả hồn vào một thế giới thanh bình của thiên nhiên, cây cối.

Đến với chùa Bà Đanh, du khách không chỉ được chiêm bái tín ngưỡng tôn giáo, mà còn được thả hồn vào một thế giới thanh bình của thiên nhiên, cây cối. Chùa có diện tích gần 10ha, bao quanh khuôn viên chùa là những tán cây rậm rạp, xanh tươi. Ngay trước cửa chùa, bên dưới là bến nước, bên trên là cây đa cổ thụ với những tán lá sum suê.

Trong chùa còn có khu vườn rộng rãi trồng đủ các loại hoa trái bốn mùa. Bên cạnh phủ thờ Mẫu là cây đào tiên sai trĩu quả. Phía Tây của chùa là núi Ngọc đang soi mình xuống dòng sông Đáy thơ mộng. Trên núi có rất nhiều khối đá muôn hình muôn vẻ nhô ra, lõm vào rất kỳ thú cùng thảm thực vật phong phú. Đặc biệt ở đây có cây si già cổ thụ mà các nhà khoa học vẫn chưa xác định được độ tuổi. Đứng trên đỉnh núi, du khách sẽ có cảm giác như được tách biệt khỏi sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống thường ngày, để hòa mình vào sự yên tĩnh và thuần khiết của thiên nhiên, của cỏ cây, non nước mây trời.

Những năm gần đây, cùng với sự đầu tư về hạ tầng của huyện đạt chuẩn nông thôn mới Kim Bảng chùa Bà Đanh đã trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn để các bạn trẻ lựa chọn chụp ảnh cưới, ảnh kỷ yếu, du khách muôn phương đã có thể di chuyển dễ dàng về chùa trên những con đường bê tông rộng rãi.

Cùng với đền Trúc, Ngũ Động Thi Sơn (núi Cấm), chùa Tam Chúc (Ba Sao), Bát cảnh Tiên tại huyện Kim Bảng( Hà Nam) nơi đây sẽ hợp thành một tua du lịch “non nước hữu tình” giữa đường thuỷ trên sông Đáy và đường bộ, khá hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Lê Mỹ

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Nâng niu vẻ đẹp của người phụ nữ Việt trong tà áo dài đến từ thương hiệu Kén Design

    (Xây dựng) - Hưởng ứng Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 nhân dịp chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), thương hiệu thời trang Kén Design đã cho ra mắt Bộ sưu tập áo dài “Hỷ” với cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài - biểu tượng văn hoá Việt Nam.

    19:11 | 11/10/2024
  • Vinhomes Royal Island tổ chức chuỗi sự kiện tôn vinh “Chị đẹp Hải Phòng: Sáng tâm hồn - Ngời khí chất”

    (Xây dựng) - Từ ngày 11/10, chuỗi sự kiện “Chị đẹp Hải Phòng: Sáng tâm hồn – Ngời khí chất” chính thức được tập đoàn Vingroup phát động nhằm tôn vinh phụ nữ thời nay bản lĩnh và khát vọng. Các hoạt động chính sẽ diễn ra trong hai ngày 19/10 - 20/10 tại “thành phố Đảo Hoàng Gia” Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) gồm Giải chạy, giải Golf, cuộc thi tôn vinh Phụ nữ Hải Phòng và đặc biệt là đêm nhạc với các nghệ sĩ nổi tiếng như Thu Phương, Tuấn Hưng, Double 2T, Liz Kim Cương, DJ Gatik và MC Hype…

    14:30 | 11/10/2024
  • Đưa cuộc thi “Triển lãm tranh, ảnh, mô hình về Hà Nội” vào trường mầm non

    (Xây dựng) – Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), trên khắp phố phường Hà Nội trang trí cờ hoa, pano, áp phích, băng rôn, nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, triển lãm được tổ chức sôi nổi nhằm tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, giá trị lịch sử của sự kiện trọng đại này. Hòa trong không khí đó, một trong những hoạt động ý nghĩa đó là “Triển lãm tranh, ảnh, mô hình về Hà Nội” của cô trò trường Mầm non Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

    11:12 | 10/10/2024
  • 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Những công trình kiến trúc mang dấu ấn vượt thời gian

    (Xây dựng) - Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lưu giữ dấu tích qua những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử. Những công trình này là “nhân chứng sống”, đồng hành với những sự kiện quan trọng của đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), cùng nhìn ngắm lại qua những khung hình để thấy được một Hà Nội đã thay đổi thế nào.

    21:44 | 09/10/2024
  • Vẻ đẹp ngỡ ngàng của những công trình, kiến trúc vượt thời gian tại Hà thành

    Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc. Ở đó, có những ngôi nhà xưa cũ đã "chứng kiến" biết bao thăng trầm của Thủ đô...

    09:06 | 09/10/2024
  • Bắc Ninh: Sắp diễn ra Lễ hội bánh dân gian ba miền

    (Xây dựng) - Từ ngày 11-13/10, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (Khu công nghiệp Lâm Bình, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Lễ hội liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh. Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mang thông điệp tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam tài hoa, những người gìn giữ và phát huy truyền thống làm bánh của dân tộc.

    17:14 | 08/10/2024
  • Có một Điện Biên trong lòng Hà Nội

    (Xây dựng) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 70 “Ngày bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô” (10/10/1954-10/10/2024). Những người dân Hà Nội ngày ấy, giờ cũng đã cao tuổi. Tôi may mắn được quen biết một gia đình người Hà Nội gốc, có người con cả đi bộ đội từ vùng tự do Hà Nam năm 1949, tham gia đánh trận Điện Biên Phủ và là một trong những chiến sĩ công binh (thuộc Đại đoàn Công pháo 351) được vào Hà Nội từ sớm, rà phá bom mìn, chuẩn bị cho bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô. May mắn thay, ông gặp lại gia đình. Người em trai thứ hai của ông, Trương Hiếu, năm đó 15 tuổi, đã chứng kiến giây phút anh trai mình trở về cùng đoàn quân chiến thắng. Ông kể lại những sự việc này, như muốn nói với thế hệ hôm nay rằng: “Người Hà Nội là như thế. Với gia đình ông, có một Điện Biên trong lòng Hà Nội”.

    11:15 | 08/10/2024
  • Hà Tĩnh: Bãi bỏ Quy hoạch chi tiết mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2318/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quy hoạch chi tiết 1/500 mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ.

    09:39 | 08/10/2024
  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

    00:43 | 08/10/2024
  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

    14:19 | 07/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load