Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 09:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Chủ tịch Quốc hội dự Hội nghị triển khai kế hoạch công tác HĐND

11:05 | 21/02/2022

(Xây dựng) – Sáng 21/02, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2021 và triển khai kế hoạch công tác năm 2022.

chu tich quoc hoi du hoi nghi trien khai ke hoach cong tac hdnd
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì tổ chức tổng kết hoạt động của HĐND.

Theo đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND các cấp đã có nhiều sáng tạo đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động trong năm 2021, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục.

22 Chủ tịch HĐND tỉnh là Ủy viên Trung ương Đảng

Trong năm 2021, vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19, HĐND các cấp đã góp phần quan trọng vào thành công tốt đẹp của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Với tỷ lệ 99,6% cử tri cả nước tham gia bỏ phiếu, ngày bầu cử 23/05/2021 đã thực sự trở thành Ngày hội lớn của toàn dân. Đây là cuộc bầu cử có quy mô lớn nhất và có tỷ lệ cử tri đi bầu cao nhất từ trước đến nay, thể hiện ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước, thể hiện niềm tin vững chắc của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

chu tich quoc hoi du hoi nghi trien khai ke hoach cong tac hdnd
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác HDDND các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2021 và triển khai kế hoạch công tác năm 2022.

Ngay sau khi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thành công tốt đẹp, HĐND các tỉnh, thành đã tổ chức thành công kỳ họp thứ nhất trong nhiệm kỳ mới, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Kết quả cho thấy, HĐND cấp tỉnh của cả nước đã bầu được 177 đồng chí giữ chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND. Trong số này có 22 đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy; 34 đồng chí là Phó Bí thư tỉnh, thành ủy; 7 đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy; 9 đồng chí Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách và 54 đồng chí hoạt động kiêm nhiệm.

Trong khi đó, 114 Phó Chủ tịch HĐND có 56 đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy; 58 đồng chí là Tỉnh ủy viên; tất cả đều là Phó Chủ tịch HĐND chuyên trách. Hiện nay, chỉ còn 3 tỉnh thiếu 1 Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách là Bà Rịa -Vũng Tàu, Ninh Thuận và Tiền Giang. Bên cạnh đó, HĐND cấp tỉnh đã thành lập 227 Ban, trong đó có 25 tỉnh thành lập 3 Ban và 38 tỉnh, thành phố thành lập 4 Ban theo đúng quy định của pháp luật.

Hoạt động chất vấn ở một số nơi vẫn còn hình thức

Trong năm 2021, nền kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá phát triển ổn định, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng đạt 2,58%. Thu ngân sách Nhà nước vẫn tăng 16,4%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt mức kỷ lục 668,5 tỷ USD. Quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố; hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế tiếp tục được mở rộng, triển khai đồng bộ, toàn diện, linh hoạt, hiệu quả và đạt kết quả quan trọng, nổi bật là hoạt động ngoại giao vắc-xin. Vị thế và uy tín quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đẩy mạnh, có sự chuyển biến rất tích cực, đạt nhiều kết quả nổi bật, ấn tượng.

Để có được những kết quả nêu trên, HĐND các cấp đã đóng góp không ít công sức và trí tuệ trong vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân.

Trong năm 2021, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất quan tâm đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, trong đó có chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng chương trình công tác, hoàn thiện thể chế, ban hành các Nghị quyết đảm bảo thiết thực, sát với thực tiễn, đi vào cuộc sống, dễ triển khai thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát.

Đáng chú ý, HĐND nhiều tỉnh, thành phố đã điều chỉnh phương thức tổ chức hoạt động chất vấn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Nội dung chất vấn tập trung vào các lĩnh vực được dư luận, cử tri và nhân dân quan tâm như y tế, đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, du lịch, lao động, việc làm… Không những thế, cơ bản các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết, đạt hơn 85%.

Nhưng bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của HĐND trong năm 2021 vẫn còn một số tồn tại hạn chế. Tình trạng gửi tài liệu dự thảo báo cáo, nghị quyết do UBND chuẩn bị đến Thường trực và các Ban của HĐND còn chậm, ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo thẩm tra của các Ban. Chất lượng hoạt động của Thường trực HĐND, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND ở một số địa phương có hiệu quả chưa cao, chưa khoa học.

Công tác tổng hợp và gửi báo cáo các ý kiến, kiến nghị sau tiếp xúc cử tri của một số Tổ đại biểu HĐND chưa đảm bảo về chất lượng và thời gian quy định. Hoạt động chất vấn ở một số nơi vẫn còn hình thức. Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND còn lúng túng về phương pháp, cách thức, nội dung giám sát. Tiếp xúc cử tri ở nhiều nơi còn tình trạng tiếp xúc “đại cử tri” là phổ biến.

Hiệu quả của công tác giám sát chưa cao, việc thực hiện cam kết sau chất vấn và kết luận sau giám sát của một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế; việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện cam kết, kết luận chưa thường xuyên. Hoạt động giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND có nơi, có lúc còn hình thức, chất lượng chưa sâu.

chu tich quoc hoi du hoi nghi trien khai ke hoach cong tac hdnd
Trong năm 2021, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất quan tâm đến tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động

Để khắc phục những bất cập trong quá trình hoạt động của HĐND các cấp trong thời gian qua và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND trong năm 2022, HĐND các cấp cần tiếp tục đổi mới về phương thức, cách thức tổ chức hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động, bằng cách thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Phương hướng thứ nhất là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, góp phần hoàn thiện thể chế cho sự phát triển của địa phương. Quá trình đổi mới phải đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với hoạt động của HĐND, chú trọng việc nâng cao chất lượng đại biểu HĐND, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức văn phòng giúp việc của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND. Ngoài ra, HĐND các cấp cũng phải tích cực đề xuất với Quốc hội hoàn thiện thể chế, thông qua giám sát việc thực thi pháp luật ở địa phương, việc ban hành nghị quyết có chứa nội dung quy phạm pháp luật của HĐND cấp tỉnh.

Phương hướng thứ hai là đổi mới về chương trình xây dựng Nghị quyết. Theo đó, Nghị quyết cần được xây dựng theo quy định của pháp luật, Nghị quyết đại hội Đảng và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; giải quyết được những vấn đề có tác động, ảnh hưởng đến đời sống xã hội của địa phương, được cử tri và dư luận quan tâm. Nghị quyết khi được ban hành phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi, đồng bộ với chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của địa phương.

Phương hướng thứ ba là đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động và tổ chức bộ máy, cán bộ. HĐND các cấp phải rà soát và hoàn thiện các quy chế hoạt động của Đảng đoàn HĐND, Thường trực HĐND, các Ban, các Tổ đại biểu HĐND; quy chế phối hợp giữa HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam tại các tỉnh.

Một nhiệm vụ khác cũng không kém phần quan trọng là tăng cường sự gắn kết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội với HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND để phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan dân cử.

Để hoàn thành các mục tiêu, phương hướng nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có nhiệm vụ căn cứ các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách; tăng cường công tác hướng dẫn, giám sát, bảo đảm các điều kiện hoạt động của HĐND; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội với HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND.

Trong khi đó, HĐND cấp tỉnh cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND; tiếp tục nâng cao vai trò của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND; cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phục vụ hoạt động của HĐND; rà soát và hoàn thiện Quy chế phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội với HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND – UBND – Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố.

Đặc biệt, HĐND cấp tỉnh phải tiếp tục nâng cao chất lượng kỳ họp của HĐND các cấp, nội dung Nghị quyết khi được ban hành phải bảo đảm tính khả thi cao, góp phần quan trọng giải quyết những vấn đề “nóng” và “điểm nghẽn” đang được cử tri và dư luận quan tâm, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Hoàng Dũng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load