Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 01/10/2024 16:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Ngành Xây dựng:

Chủ động nắm bắt tình hình, thực  hiện nhiệm vụ quyết liệt

17:15 | 28/04/2022

(Xây dựng) – Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng trong công tác quản lý nhà nước, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu: Lãnh đạo các đơn vị chủ động nắm bắt tình hình thực tế, từ đó tham mưu, đề xuất giải pháp xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh, đồng thời đề ra giải pháp dài hạn, giải quyết vấn đề một cách trách nhiệm và quyết liệt, trên nguyên tắc thực hiện đúng theo chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

chu dong nam bat tinh hinh thuc hien nhiem vu quyet liet
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị làm việc với Tổng công ty Xi măng Việt Nam về đẩy mạnh mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất xi măng.

Khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình hành động

Các tháng đầu năm 2022, triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022; Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình, Bộ Xây dựng đã xây dựng các Chương trình hành động của ngành Xây dựng thực hiện các Nghị quyết nêu trên.

Các chương trình hành động đã cụ thể hóa các nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực của ngành Xây dựng, đồng thời phân công trách nhiệm đến từng đơn vị chủ trì, tiến độ thực hiện.

Điển hình, triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ xây dựng kế hoạch làm việc với các địa phương để đôn đốc; hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là các chỉ tiêu về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; việc bố trí quỹ đất, thủ tục đầu tư, quản lý sử dụng nhà ở xã hội (trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp); việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ nhằm kịp thời thúc đẩy tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…

Cùng với viêc thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng, trong năm 2022, tập trung triển khai các nội dung trong Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ.

Riêng trong quý I/2022, Bộ đã trình và được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nghị định 02/2022/NĐ- CP, ngày 06/01/2022, quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Kinh doanh bất động sản; Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng; Quyết định số 03/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/0222 quy định tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ… Bộ cũng đã hoàn thiện 06 đề án, văn bản quy phạm pháp luật và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành trong thời gian tới.

Bộ đồng thời rà soát văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đơn cử, ngày 28/3, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị “Trao đổi các khó khăn, vướng mắc trong quản lý chi phí và hợp đồng xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước và các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc” theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp.

Lãnh đạo Bộ cũng đã tổ chức các đoàn công tác làm việc với các tỉnh, thành phố như TP.HCM, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam... hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai các nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022.

Chỉ đạo liên quan đến các nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật đã xác định từ đầu năm, bảo đảm chất lượng, tiến độ, bảo đảm hợp hiến, hợp pháp.

Hệ thống quy phạm pháp luật phải được xây dựng theo hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước, phân cấp rõ cho địa phương, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp…

Tập trung chuẩn bị công tác xây dựng Luật Đô thị nhằm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị; chuẩn bị xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Cấp thoát nước, Luật Quản lý không gian ngầm; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội thực hiện đúng quy trình, sửa đổi Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh bất động sản 2014; nghiên cứu dự thảo Nghị định quản lý kinh doanh nước sạch và một số nghị định, thông tư khác.

Đặc biệt, Bộ sẽ hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành nghị định thay thế Nghị định 81/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng…

chu dong nam bat tinh hinh thuc hien nhiem vu quyet liet
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị chỉ đạo đẩy mạnh gỡ vướng trong quản lý chi phí đầu tư dự án công.

Sớm ban hành và hướng dẫn các địa phương tiêu chí về đô thị thông minh

Từ đầu năm đến nay, Bộ Xây dựng đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc; quản lý phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật; quản lý nhà và thị trường bất động sản.

Tính đến hết quý I/2022, trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, Bộ đã phối hợp với các địa phương số hóa và cập nhật 39 đồ án Quy hoạch xây dựng và 18 đồ án Quy hoạch đô thị lên Cổng thông tin quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị Việt Nam. Tổng số đồ án đã cập nhật lên Cổng thông tin là 1.510 đồ án.

Trong lĩnh vực quản lý phát triển đô thị, tính đến thời điểm hiện tại, toàn quốc có 870 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 32 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 90 đô thị loại IV và 676 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước ước đạt khoảng 40,5%.

Trong lĩnh vực quản lý nhà và thị trường bất động sản, sau khi Nghị quyết số 43/2022/QH15 được ban hành, các địa phương đã khởi công 8 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, với tổng số khoảng 24.500 hộ. Một số dự án khác đang được các địa phương dự kiến khởi công trong quý III và VI.

Bộ Xây dựng cũng nghi nhận, trong quý I/2022, nhất là tháng 3, giá giao dịch bất động sản để bán bình quân toàn thị trường đều ở trong xu hướng tăng, trong khi nguồn cung còn hạn chế.

Đối với các công tác này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu các đơn vị tập trung triển khai 2 quy hoạch quốc gia quan trọng mà Bộ được giao trực tiếp lập là Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia và Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng; tăng cường kiểm tra công tác quy hoạch ở địa phương; xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch; công khai, minh bạch, cập nhật thông tin về quy hoạch trên cổng thông tin quốc gia để người dân tiếp cận.

Trong công tác quản lý kiến trúc, các đơn vị tập trung triển khai thực hiện định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam; hướng dẫn địa phương quản lý kiến trúc chặt chẽ, rõ ràng.

Trong quản lý phát triển đô thị, tiếp tục phối hợp chặt chẽ để Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm cho ý kiến thông qua Nghị quyết thay thế Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị; tham mưu xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06- NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị Việt Nam bền vững; hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết số 06- NQ/TW; ban hành tiêu chí về đô thị thông minh và hướng dẫn các địa phương thực hiện.

Cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng địa phương phải theo sát diễn biến tình hình của thị trường bất động sản để có đồng bộ các giải pháp, công cụ kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngành Xây dựng và các địa phương tập trung phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ. Bộ trưởng đề nghị các địa phương quan tâm quy hoạch, dành quỹ đất, tháo gỡ thủ tục hành chính trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ.

Bộ trưởng nhấn mạnh: Hiện nay, nguồn cung nhà ở đang sụt giảm, do vậy lưu ý các địa phương thực hiện cải cách thủ tục hành chính, chủ động tháo gỡ các vướng mắc, tạo nguồn cung cho thị trường; đồng thời rà soát, bổ sung chương trình phát triển nhà ở bảo đảm phù hợp Chương trình phát triển nhà ở quốc gia.

Trong các chuyến công tác tại Hà Nam, Hải Phòng hay tại tọa đàm tháo gỡ nút thắt trong phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân…, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cũng lưu ý các địa phương quan tâm, triển khai sớm các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn; làm tốt công tác lập quy hoạch về xây dựng, đất đai và các quy hoạch khác; công khai minh bạch quy hoạch, danh mục tiến độ triển khai các dự án, tránh hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ đẩy giá trục lợi bất hợp pháp và kiểm soát tốt tình hình bất động sản thị trường để đảm bảo thị trường phát triển ổn định, lành mạnh.

chu dong nam bat tinh hinh thuc hien nhiem vu quyet liet
Bộ trưởng chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.

Chủ động gỡ vướng trong quản lý chi phí đầu tư dự án công

Trong lĩnh vực quản lý vật liệu xây dựng, các tháng đầu năm 2022, Bộ Xây dựng ghi nhân thị trường xi măng cung vượt cầu ở mức cao. Trong quý I/2022, giá xi măng từ 30.000 - 50.000 đồng/tấn so với quý IV/2021 (tăng 1 - 3% so với quý IV/2021 và tăng 11 - 15% so với cùng kỳ năm 2021).

Trước ảnh hưởng thị trường thép thế giới và xu thế tăng của các nguyên liệu đầu vào sản xuất thép, giá thép trong nước trong quý I/2022 cũng tăng mạnh. Đáng nói là giá thép chưa có dấu hiệu giảm xuống.

Giá VLXD khác cũng có xu hướng tăng. Biến động giá lớn ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư xây dựng. Trước thực trạng này, Bộ Xây dựng đề nghị theo dõi biễn thị trường VLXD, bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, nhất là các vật liệu chủ yếu.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng đã ban hành công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xác định, công bố giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình, chỉ số giá xây dựng, khắc phục các trường hợp thiếu hụt nguồn cung trên địa bàn, tránh tình trạng lợi dụng khả năng cung - cầu để đầu cơ, tăng giá, trục lợi.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý VLXD, Bộ Xây dựng tiếp tục triển khai thực hiện chiến lược phát triển VLXD Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai hiệu quả đề án nghiên cứu phát triển VLXD phục vụ các công trình ven biển, hải đảo đến năm 2025; tập trung lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đôn đốc các địa phương thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung; đẩy mạnh mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất VLXD…

Với vai trò là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng, Bộ Xây dựng chủ động nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quản lý chi phí dự án đầu tư công.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị chỉ đạo Cục Kinh tế Xây dựng tham mưu cho Bộ, Chính phủ trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng; nghiên cứu, bổ sung các định mức còn thiếu, điều chỉnh định mức xây dựng chưa phù hợp; Làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm trong việc công bố giá vật liệu, chỉ số giá xây dựng, bảo đảm kịp thời đáp ứng diễn biến thị trường; tham mưu cho lãnh đạo Bộ giải pháp gỡ vướng mắc về hợp đồng xây dựng, hợp đồng trọn gói, hợp đồng đơn giá cố định…

Sau hội nghị “Trao đổi các khó khăn, vướng mắc trong quản lý chi phí và hợp đồng xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước và các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc”, Thứ trưởng Bùi Hồng Minh dẫn đầu đoàn công tác Bộ Xây dựng tiếp tục có các buổi làm việc với các Bộ, ngành, địa phương nhằm tìm hiểu thực tế các vướng mắc, khó khăn của các ngành, địa phương trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ.

Thứ trưởng Bùi Hồng Minh cho biết: Bộ Xây dựng luôn luôn chia sẻ, lắng nghe, tiếp thu, phân tích khoa học các vấn đề, cũng như làm rõ thẩm quyền của các Bộ, ngành, địa phương để cùng nhau tháo gỡ sớm nhất các vướng mắc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng, lãnh đạo Bộ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương rà soát, tham mưu cho Bộ giải pháp để kịp thời tháo gỡ. Các giải pháp phải đồng bộ đồng, bộ thống nhất theo quy định pháp luật.

Bên cạnh các công tác nói trên, Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị chức năng làm tốt công tác phối hợp trong thẩm định, hoạt động xây dựng, thẩm định dự án phải hết sức chặt chẽ. Các địa phương đẩy mạnh quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. Hoạt động của Hội đồng nghiệm thu luôn phải bảo đảm đầy đủ hồ sơ, thủ tục, quy trình chặt chẽ, yêu cầu các chủ thể có liên quan thực hiện đầy đủ để bảo đảm chất lượng, an toàn công trình. Thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo chương trình, kế hoạch.

Trong lĩnh vực đầu tư công, phát huy thành quả Bộ Xây dựng là 1 trong 5 Bộ ngành được Chính phủ biểu dương phân bổ hết vốn năm 2021 và hiện đã giải ngân quý I/2022 đạt 25%, Bộ trưởng đề nghị tiếp tục quản lý đầu tư công chặt chẽ, theo kế hoạch, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn; quản lý khai thác sử dụng tài sản công đúng quy định…

Quý Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load