Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 14:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Chính thức vận hành dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông từ 6/11

19:07 | 04/11/2021

(Xây dựng) – Chiều 4/11, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức họp báo về dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông. Theo đó, sau khi được Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu các công trình xây dựng đồng ý chấp thuận. Dự án sẽ chính thức đưa vào vận hành từ ngày 6/11 tới đây.

chinh thuc van hanh du an duong sat do thi ha noi tuyen cat linh ha dong tu 611
Quang cảnh họp báo tại Bộ Giao thông Vận tải.

Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông là 1 trong 8 tuyến đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội. Đây là công trình đường sắt đô thị thí điểm đầu tiên được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 3136/QĐ-BGTVT ngày 15/10/2008 (phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 513/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2016), bằng nguồn vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam với quy mô chủ yếu như sau: Tổng chiều dài chính tuyến 13,05km, toàn bộ đi trên cao (điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa, có 12 nhà ga trên cao) và khu Depot tại Phú Lương – quận Hà Đông; mua sắm 13 đoàn tàu.

Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1.435 mm; tốc độ tối đa 80km/h, tốc độ khai thác là 35km/h; thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút; khi đưa vào khai thác thương mại sẽ hoạt động liên tục từ 5h-23h hàng ngày. Khung giờ cao điểm, các đoàn tàu chạy giãn cách với tần suất 6 phút có một đoàn tàu cập ga với sức chở tối đa 960 người/đoàn. Trong giờ bình thường tàu được khai thác 10 phút/chuyến. Lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu người/ngày.

Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án được phê duyệt tại Quyết định số 3136/QĐ-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2008 là 8.769,9 tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD). Tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 513/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2016 và số 1511/QĐ-BGTVT ngày 25/5/2017 là: 18.001,5 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD), tăng 9.231,632 tỷ đồng (tương đương 315,18 triệu USD) so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu.

Dự án có 13 đoàn tàu, nhưng trong 6 tháng đầu sẽ vận hành cơ bản 6 đoàn không ngừng nghỉ, thời gian giãn cách là 15 phút; trong 6 tháng tiếp theo vận hành 9 đoàn tàu với thời gian giãn cách là 6 phút. Hà Nội sẽ khai thác toàn bộ 13 đoàn tàu dựa trên căn cứ vào lưu lượng hành khách.

Từ năm 2008 đến tháng 8/2014, dự án do Cục Đường sắt Việt Nam làm Chủ đầu tư, từ tháng 8/2014 đến nay dự án do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư. Ban quản lý dự án Đường sắt làm đại diện chủ đầu tư. Ngoài ra các đơn vị tham gia chính gồm: Đơn vị thi công là Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC). Tư vấn giám sát là Công ty TNHH giám sát xây dựng – Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh. Tư vấn đánh giá và cấp chứng nhận an toàn hệ thống là Liên danh tư vấn Apave – Certifer – Tricc (Tư vấn ACT).

Tháng 10/2011, dự án chính thức được khởi công xây dựng và cơ bản hoàn thành công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị vào tháng 11/2018. Từ tháng 12/2018, dự án thực hiện căn chỉnh đồng bộ, vận hành thử kỹ thuật và vận hành thử nghiệm. Do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đến cuối tháng 12/2020, dự án mới hoàn thành công tác chạy thử liên động toàn hệ thống.

Trong thời gian chạy thử 20 ngày Tổng thầu EPC đã thực hiện vận hành hơn 5.740 chuyến tàu chạy, với tổng số hơn 70.000km vận hành an toàn dưới sự giám sát bởi các đơn vị tư vấn giám sát, Tư vấn đánh giá an toàn, các cơ quan chức năng và Hội đồng kiểm tra Nhà nước.

chinh thuc van hanh du an duong sat do thi ha noi tuyen cat linh ha dong tu 611
Là công trình trọng điểm với công nghệ mới áp dụng vào Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án đã được Hội đồng kiểm tra Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải, các Bộ ngành và các cơ quan liên quan của Nhà nước theo chức năng nhiệm vụ đã kiểm tra, theo dõi và chỉ đạo sát sao.

Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt; Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng; và dự án đã được đơn vị đánh giá an toàn cấp Chứng nhận an toàn hệ thống. Ngày 29/10/2021, Hội đồng kiểm tra Nhà nước đã đồng ý kết quả nghiệm thu có điều kiện của chủ đầu tư để đưa tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác.

Tại buổi họp báo, ông Vũ Hồng Trường - Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết: Hiện tại, đội ngũ nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có 651 nhân sự được đào tạo nghiệp vụ cho các vị trí để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông theo chương trình dự án( 41 nhân sự được đào tạo nghiệp vụ lái tàu tại Trung Quốc, 16 nhân sự được đào tạo nghiệp vụ lái tàu trong nước). Tuy nhiên,theo yêu cầu thực tế và khuyến cáo của Tư vấn ACT, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội đã bổ sung thêm 82 nhân sự. Để đưa tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông vào khai thác, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội đã đảm bảo đội ngũ nhân sự đầy đủ các vị trí, đáp ứng đúng quy định của Bộ Giao thông Vận tải.

Dự án được Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan chấp thuận, cho phép bàn giao đưa vào khai thác giai đoạn đầu. Sau khi bàn giao cho đơn vị tiếp nhận, chủ đầu tư sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thiện các nội dung còn tồn tại của dự án cũng như thực hiện công tác bảo hành công trình theo quy định Hợp đồng và phối hợp với đơn vị vận hành trong giai đoạn khai thác.

Dự án vào vận hành khai thác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thay đổi thói quen tham gia giao thông công cộng, giảm ùn tắc, tiết kiệm thời gian lưu thông cho người dân, giúp hạn chế phương tiện cá nhân, và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, để có thể phát huy hiệu quả tối đa của dự án cần phải có sự kết nối đồng bộ giữa các loại hình giao thông khác cũng như sớm hoàn thiện hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị theo quy hoạch phát triển giao đã được thông qua.

Giá vé tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông được Thành phố Hà Nội phê duyệt chính thức: Giá mở cửa là 7.000 đồng/lượt; theo chặng là 8.000 - 15.000 đồng/lượt. Vé cũng được bán theo tháng và ưu tiên theo các đối tượng cụ thể.

Lê Mỹ

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load