Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 12/11/2024 20:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn: Khát vọng đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu

17:31 | 08/11/2024

(Xây dựng) - Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đặt mục tiêu quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam giai đoạn 2024-2030 đạt trên 25 tỷ USD/năm. Quy mô này sẽ tăng lên 50 tỷ USD trong giai đoạn 2030-2040. Giai đoạn 2040-2050 sẽ đạt 100 tỷ USD/năm, hình thành ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, 3 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 20 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn…

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn: Khát vọng đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu
Giai đoạn 1 (2024 - 2030), tận dụng lợi thế địa chính trị, nhân lực về công nghiệp bán dẫn, thu hút FDI có chọn lọc.

Ngày 21/9/2024, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược). Chiến lược là căn cứ quan trọng với các định hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm hiện thực hóa khát vọng trở thành một trong các trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu trong tương lai.

Theo đó, Việt Nam định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2050 theo lộ trình 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2024 - 2030), tận dụng lợi thế địa chính trị, nhân lực về công nghiệp bán dẫn, thu hút FDI có chọn lọc, phát triển trở thành một trong các trung tâm về nhân lực bán dẫn toàn cầu, hình thành năng lực cơ bản trong tất cả các công đoạn từ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đóng gói và kiểm thử của công nghiệp bán dẫn.

Việt Nam thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, hình thành ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, 1 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn; phát triển một số sản phẩm bán dẫn chuyên dụng trong một số ngành lĩnh vực. Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 25 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 - 15%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 225 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 - 15%...

Giai đoạn 2 (2030 - 2040), trở thành một trong các trung tâm về công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu; phát triển công nghiệp bán dẫn, điện tử kết hợp giữa tự cường và FDI. Phát triển công nghiệp bán dẫn kết hợp giữa tự cường và FDI, hình thành ít nhất 200 doanh nghiệp thiết kế, 2 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 15 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, từng bước tự chủ về công nghệ thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng. Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 50 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 - 20%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 485 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 - 20%. Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đạt trên 100.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Giai đoạn 3 (2040 - 2050), trở thành quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đi đầu trên thế giới về công nghiệp bán dẫn, điện tử; làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử. Đến 2040, nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đạt trên 100.000 kỹ sư, cử nhân. Việt Nam hình thành ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, 3 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 20 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn. Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 1.045 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%.

Chiến lược đề ra 5 nhiệm vụ với các giải pháp thực hiện cụ thể, trong đó có phát triển chip chuyên dụng; phát triển công nghiệp điện tử; phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn; thu hút đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn.

Chính phủ sẽ thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn (BCĐ), do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng BCĐ. BCĐ là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến thúc đẩy phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Đồng thời, thành lập Tổ chuyên gia tư vấn chuyên môn về công nghiệp bán dẫn, đây là cơ quan tham mưu, tư vấn độc lập, chuyên nghiệp, có tầm nhìn chiến lược, nhằm cung cấp các kiến thức, phân tích chuyên sâu về chuyên môn để tham mưu, tư vấn giúp BCĐ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Tổ chuyên gia do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Tổ trưởng; thành phần Tổ chuyên gia gồm đại diện các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn.

Việt Nam cũng xây dựng/áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm bán dẫn, điện tử; hình thành, công nhận hệ thống các tổ chức đánh giá chất lượng, trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định sản phẩm, dịch vụ bán dẫn, điện tử. Bên cạnh đó, xây dựng quy định khai thác, xử lý và tái sử dụng, xử lý chất thải độc hại trong quá trình khai thác tài nguyên, sản xuất bán dẫn, điện tử; nâng cao năng lực xử lý môi trường, đảm bảo tận dụng lợi thế về tài nguyên nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho môi trường; ưu tiên thúc đẩy các dự án sản xuất xanh trong lĩnh vực bán dẫn, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường…

Quỳnh Hoa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tăng cường chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong khi thi hành công vụ ngành Hải quan

    (Xây dựng) – Ngày 12/11, Tổng cục Hải quan có thông báo về Chỉ thị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong khi thi hành công vụ.

  • Lào Cai: Đánh giá tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) – Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc họp đánh giá tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, giải ngân vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia; công tác quyết toán dự án hoàn thành, thu hồi tạm ứng và tạm ứng quá hạn năm 2024.

  • Vĩnh Phúc: Gỡ vướng và đẩy nhanh tiến độ các dự án điện trọng điểm trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) – Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án điện trọng điểm, cấp bách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, chiều 11/11, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

  • Thanh Hóa: Tìm phương án gỡ khó cho các dự án trọng điểm

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp, xây dựng phương án xử lý khó khăn đối với hàng chục dự án trọng điểm đang được triển khai năm nay trên địa bàn tỉnh.

  • Hướng dẫn báo cáo kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước

    (Xây dựng) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 19/2024/TT-BKHĐT quy định về việc lập, thẩm định, giao, điều chỉnh, theo dõi, đánh giá kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công, trong đó quy định rõ về báo cáo kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách Nhà nước.

  • Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô

    (Xây dựng) - Thành phố Hà Nội đã đặt ra mục tiêu thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố năm 2025, trong đó 10-15 sản phẩm được công nhận lần đầu. Phấn đấu 100% các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố. Đây cũng là giải pháp để các doanh nghiệp sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hợp tác, đẩy mạnh liên kết để tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load