Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 10:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

14:45 | 03/06/2022

(Xây dựng) – Đó là chủ đề của Tọa đàm do Tạp chí Môi trường và Đô thị tổ chức sáng 3/6 tại Hà Nội, nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) năm nay với chủ đề Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Chỉ một Trái đất” và để làm rõ các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định 08. Cuộc Tọa đàm được thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

chi phi thu gom van chuyen va xu ly chat thai ran sinh hoat
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, Ban tổ chức, các diễn giả đã thông tin và có những bài tham luận về các quy định mới trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định 08 liên quan chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; thực trạng tính phí thu gom, vận chuyển và công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam; kiến nghị từ cơ sở trực tiếp thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Theo các chuyên gia môi trường có 9 điểm mới trong Luật Bảo vệ môi trường mới, đó là: Thúc đẩy phân loại rác tại nguồn; định hướng cách thức quản lý chất thải, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Hiện nay, tỷ lệ chôn lấp rác thải ở Việt Nam còn cao, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do rác thải được xử lý chủ yếu bằng hình thức chôn lấp, hơn nữa rác thải chưa được phân loại khi đem chôn lấp. Để khắc phục tình trạng này Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định việc thu phí rác thải dựa trên khối lượng hoặc thể tích thay cho việc tính bình quân theo hộ gia đình hoặc đầu người như hiện nay. Cơ chế thu phí này sẽ góp phần khuyến khích người dân phân loại, giảm thiểu rác thải phát sinh tại nguồn.

Báo cáo tham luận của Công ty Môi trường đô thị các tỉnh, thành phố như: Lào Cai, Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh đã đề cập rất nhiều vấn đề xung quanh đến công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Lào Cai đã ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa bản đồ các tuyến thu gom, vận chuyển rác thải; giám sát công tác thu gom, vận chuyển rác thải và công tác phân loại rác tại nguồn; sử dụng phần mềm tin học để thu phí dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt bằng thiết bị di động thông minh theo một quy trình liền mạch, tích hợp hóa đơn điện tử.

Tuy nhiên, tỉnh Lào Cai cũng chưa có chế tài xử lý đối với trường hợp không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền dịch vụ; đơn vị thực hiện công tác thu phí dịch vụ chưa được tính phần trăm từ số tiền thu được.

Đề cập giá dịch vụ, đại diện Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế cho biết, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có Quyết định số 2239/QĐ-UBND quy định: Khi giá đầu vào (như tiền lương, giá xăng, giá dầu) quy định tại quyết định này có biến động liên tục kéo dài trong thời hạn 60 ngày gây chênh lệch giá lớn làm đơn giá (chi phí dịch vụ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt) giảm 10% hoặc tăng 20% trở lên hoặc chính sách Nhà nước về tiền lương, quản lý, xây dựng đơn giá dịch vụ công ích thay đổi thì Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên nhiều năm nay, việc tham mưu điều chỉnh bộ đơn giá chưa được thực hiện gây khó khăn cho đơn vị cung ứng dịch vụ công ích trong việc thương thảo, hợp đồng với cơ quan, tổ chức, khách hàng không sử dụng ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến chế độ chính sách cho người lao động.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giá dịch vụ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt thiếu đồng bộ và chưa phù hợp. Do phân cấp cho UBND cấp huyện ban hành mức giá cụ thể dịch vụ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng cho đối tượng cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải tại địa phương, dẫn đến mỗi địa phương ban hành một mức khác nhau tạo sự thiếu đồng bộ, thống nhất trên toàn thành phố. Giá dịch vụ thu gom thủ công cao gấp 2 lần so với giá thu gom bằng cơ giới đã không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại để tăng năng suất, giảm lao động nặng nhọc cho công nhân.

Sau khi phân tích thực trạng về chi phí thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, các ý kiến trình bày tại Tọa đàm đã đưa ra nhiều kiến nghị cụ thể:

Thứ nhất: Các Bộ ngành có liên quan cần nghiên cứu ban hành phương pháp, quy trình xác định quản lý chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt để các địa phương xây dựng, điều chỉnh đơn giá nhanh chóng, thuận tiện. Cần có quy định cụ thể về mức thu, tỷ lệ hỗ trợ, bù đắp từ ngân sách địa phương thống nhất trên cả nước với từng loại đô thị. Quy định khoản bù trừ đối với trường hợp thất thu.

Thứ hai: Có chế tài đối với những đối tượng không phân loại rác tại nguồn, không nộp tiền dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Thứ ba: Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan như: UBND các cấp, các cơ quan chức năng liên quan, tổ trưởng dân phố và đối tượng sử dụng dịch vụ.

Thứ tư: Trong cơ cấu giá chi phí dịch vụ cần có tỷ lệ phần trăm thích hợp để bồi dưỡng cho người công nhân trực tiếp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đồng thời để các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, giảm lao động nặng nhọc cho người công nhân.

Toạ đàm là cơ hội để Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam dùng làm căn cứ tập hợp ý kiến của các đơn vị từ đó văn bản kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét sớm xây dựng, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo tinh thần của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 08.

Đồng thời là tài liệu cần thiết để đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là các chuyên gia Bộ Tài nguyên và Môi trường dùng làm căn cứ xây dựng hoàn chỉnh các quy định về chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo tinh thần Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 08.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 3: Tín hiệu vui

    (Xây dựng) - Trước tiềm năng đang được “đánh thức”, nhiều ý kiến của lãnh đạo nhằm xúc tuyến thực hiện dự án giao thông trọng điểm để phát triển Cà Mau. Hiện các dự án đang được thực hiện, một tín hiệu vui miền cuối đất.

  • Bài 2: Đánh thức tiềm năng

    (Xây dựng) - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các dự án, tỉnh đang gấp gúp hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Tại các hội nghị giao ban, công tác hoàn thành hồ sơ, tiến độ của dự án được đặt lên hàng đầu…

  • Bài 1: Các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

    (Xây dựng) - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có văn bản chỉ đạo về việc tập trung phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Trung ương để tiếp tục triển khai thực thiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Các dự trên hoàn thành tạo một viễn cảnh mới ở miền cuối đất.

  • Yên Bái: Đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã Y Can và xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên) đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là liệt sỹ Phan Văn Ngó (xã Y Can) và liệt sỹ Nguyễn Văn Bình (xã Cường Thịnh).

  • Đông Anh (Hà Nội): Gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị Khu dân cư Thăng Long

    (Xây dựng) – Mới đây, Hội Nông dân huyện Đông Anh, Hội Nông dân xã Hải Bối tổ chức bàn giao, gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị trên địa bàn Khu dân cư Thăng Long.

  • Bài 7: Công tác quản lý trật tự xây dựng với những chuyển biến tích cực

    (Xây dựng) - Suốt chặng đường hình thành và phát triển, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và cũng đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Từ đó, góp phần hình thành nhiều khu đô thị có quy mô lớn, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, diện mạo đô thị và nông thôn Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load