Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 11:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cần thiết nhân rộng mô hình điện lưới thông minh ở các Khu công nghiệp

23:30 | 29/10/2020

(Xây dựng) – Trưởng nhóm công tác điện và năng lượng của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam John Rockhold đánh giá, việc xây dựng hệ thống điện lưới thông minh ở các Khu công nghiệp và Khu kinh tế sẽ mang đến rất nhiều lợi ích nên cần được khuyến khích nhân rộng, phát triển trong thời gian tới.

can thiet nhan rong mo hinh dien luoi thong minh o cac khu cong nghiep
Trưởng nhóm công tác điện và năng lượng của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam John Rockhold chia sẻ tham luận tại Diễn đàn cấp cao đô thị thông minh ASEAN năm 2020 (Ảnh: Hữu Mạnh).

Hiện nay, Việt Nam đang phát triển các Khu công nghiệp và Khu kinh tế sử dụng mạng lưới kết nối thông minh nhưng vẫn hướng đến các phương án cung cấp năng lượng thông minh và sạch hơn. Các Khu công nghiệp và Khu kinh tế này đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam với điều kiện là mạng lưới điện này phải đáp ứng yêu cầu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về giảm thải carbon.

Cần thiết xây dựng lưới điện thông minh ở Khu công nghiệp

Trưởng nhóm công tác điện và năng lượng của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam John Rockhold cho biết, một Khu công nghiệp thông minh sẽ được cấu thành từ nhiều yếu tố như môi trường thông minh, giao thông thông minh, quản trị thông minh, cuộc sống thông minh, kinh tế thông minh, con người thông minh và cả năng lượng thông minh.

Hiện nay, nhiều Khu công nghiệp, Khu kinh tế ở Việt Nam đã đầu tư công nghệ để sử dụng năng lượng thông minh hơn, sạch hơn và thu về rất nhiều lợi ích thiết thực. Một số doanh nghiệp thậm chí còn thỏa thuận với Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN để xây dựng hệ thống lưới điện thông minh ngay trong khu công nghiệp. Như vậy, họ có thể sử dụng nhiều nguồn năng lượng khác nhau và tiết kiệm đáng kể chi phí hoạt động.

Theo đó, hệ thống điện mặt trời áp mái đang được lắp đặt ngày càng nhiều tại các khu công nghiệp. Một số khu công nghiệp lại sử dụng tua-bin gió để tự cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động của mình, trong khi một số nơi áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo mới như khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Quá trình này hoàn toàn phù hợp với xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo đang phát triển mạnh ở Việt Nam.

Khu công nghiệp Deep C Hải Phòng là một ví dụ tiêu biểu cho việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và thông minh hơn. Trước nay, các doanh nghiệp tại đây chủ yếu sử dụng nguồn điện từ các nhà máy nhiệt điện than và thủy điện. Nhưng trong thời gian qua, họ đã xây thêm các hệ thống điện mặt trời áp mái và điện gió. Đến nay thì Khu công nghiệp Deep C hoàn toàn có khả năng tự chủ điện cho các nhà máy của họ ở một mức độ nhất định.

Ngoài ra, các doanh nghiệp tại đây cũng đang nghiên cứu sử dụng thêm các công nghệ tích năng như pin, ắc quy, thủy điện tích năng… Mục tiêu của DEEP C Hải Phòng là đến năm 2030 sẽ cung cấp 50% nhu cầu điện của khu công nghiệp bằng năng lượng tái tạo. Sự thành công của Deep C đang tạo ra hiệu ứng tốt khi nhiều khu công nghiệp khác đã học tập và thu được kết quả tích cực.

can thiet nhan rong mo hinh dien luoi thong minh o cac khu cong nghiep
Nhiều Khu công nghiệp, Khu kinh tế ở Việt Nam đang sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái để tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường (Ảnh: Internet).

Lợi ích của lưới điện thông minh ở Khu công nghiệp

Trưởng nhóm công tác điện và năng lượng của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam John Rockhold đánh giá, việc sử dụng lưới điện thông minh tại các Khu công nghiệp sẽ có 4 lợi ích chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của Khu công nghiệp, Khu kinh tế; cải thiện môi trường làm việc; tiết kiệm chi phí hoạt động; tăng năng suất lao động, tăng GDP và thu hút đầu tư.

Thực tế là nhiều Khu công nghiệp, Khu kinh tế ở Việt Nam đã có hệ thống năng lượng thông minh hơn và môi trường làm việc tốt hơn. Nhưng tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nên họ càng đòi hỏi môi trường sạch sẽ và thân thiện hơn nữa. Mặt khác, việc đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm lợi thế để thu hút đầu tư quốc tế.

Nhóm công tác điện và năng lượng của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam dự báo chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái sẽ còn giảm mạnh trong vòng 20-30 năm tới. Trong hoàn cảnh đó, nếu các Khu công nghiệp ở Việt Nam sử dụng 100% điện mặt trời áp mái thì sẽ “ghi điểm” rất nhiều với các nhà đầu tư nước ngoài như Apple hay Nike… thường đòi hỏi nhà máy không phát thải carbon trong khoảng thời gian nhất định.

Hiện nay, cả doanh nghiệp Việt Nam lẫn các doanh nghiệp FDI (có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) đều rất quan tâm đến vấn đề sử dụng năng lượng xanh nhằm đáp ứng chính sác giảm phát thải khí nhà kính. Điều này sẽ trở thành yêu cầu cho các doanh nghiệp trong thời gian tới để sử dụng năng lượng thông min hơn và không còn bỏ lỡ cơ hội ký hợp đồng với các nhà đầu tư lớn vì yêu cầu môi trường.

Ngoài ra, các Khu công nghiệp, Khu kinh tế sẽ giảm phụ thuộc vào lưới điện của EVN, còn Việt Nam cũng sẽ bớt phụ thuộc vào nguồn điện từ nước ngoài khi nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt tăng cao. Về lâu dài, việc các Khu công nghiệp, Khu kinh tế chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn sẽ góp phần giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch và giảm luôn cả lượng khí nhà kính phát thải ra ngoài môi trường. Đây là một việc rất quan trọng để giúp Việt Nam thực hiện đúng cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam cũng đang triển khai biện pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng năng lượng tiết kiệm và thông minh. Chỉ có như vậy thì người dân mới hiểu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng thông minh đối với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Chính phủ cần nới lỏng cơ chế, chính sách

Trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam cần nới lỏng cơ chế, chính sách hơn nữa để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo và phát triển lưới điện thông minh tại các Khu công nghiệp, Khu kinh tế. Đó là nhận định của nhóm công tác điện và năng lượng của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam.

Ông John Rockhold đánh giá, các doanh nghiệp chưa có nhiều động lực để tự phát triển nguồn điện vì giá điện tại Việt Nam còn khá rẻ. Đây cũng là một trong nhiều lý do khiến nhiều doanh nghiệp chọn mua điện từ EVN thay vì tự xây dựng nguồn điện cho riêng mình.

Mặt khác, Chính phủ cũng phải nới lỏng cơ chế và chính sách hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Hiện nay, tất cả đối tượng tham gia vào một hệ thống điện mặt trời mái nhà dưới 1MW đều được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, tức là có thể xây dựng mà không phải xin giấy phép. Nhưng ông John Rockhold lại đề nghị Bộ Công Thương và Chính phủ cân nhắc tăng công suất lên 3MW để khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư hơn nữa.

Bên cạnh đó, các Khu công nghiệp, Khu kinh tế được phép bán điện từ các hệ thống điện mặt trời áp mái dưới 1MW nhưng hàng năm vẫn phải xin phép về giá bán lẻ điện dù tuân thủ biểu giá tiêu chuẩn của EVN. Ông John Rockhold cho rằng việc làm này không thực sự cần thiết và có thể nới lỏng để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hơn nữa vào hệ thống điện mặt trời áp mái.

Ngoài ra, ông John Rockhold cũng lưu ý vấn đề chặt cây xanh để xây dựng các Khu công nghiệp. Rừng ngập mặn vốn có có tác dụng chống bão, chống sạt lở rất tốt. Nhưng tình trạng chặt phá cây xanh ở rừng ngập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long đang khiến nhiều khu công nghiệp tại đây bị sạt lở vì nền đất yếu.

Chính vì vậy, dù nhiệm vụ phát triển kinh tế rất quan trọng thì chúng ta cũng không được quên phát triển các thảm thực vật xanh đi kèm với sử dụng năng lượng tái tạo. Đó sẽ là chiến lược phát triển bền vững ở các Khu công nghiệp sinh thái nhằm giảm phát thải khí carbon vào môi trường.

Hữu Mạnh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Tĩnh: Khó hoàn thành mục tiêu về xuất nhập khẩu

    (Xây dựng) - Năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD. Với 1,4 tỷ USD đạt được trong 8 tháng qua, kết quả này còn cách mục tiêu rất xa. Cộng thêm tín hiệu thị trường vẫn chưa cải thiện rõ rệt, cần thêm giải pháp quyết liệt hơn để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm.

    22:56 | 06/09/2024
  • Bình Phước vẫn giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Phước vừa thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm với những tín hiệu tích cực như: Thu ngân sách đến hết tháng 8 đạt 6.762 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 1.337 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 485 triệu USD; nhập khẩu đạt gần 314 triệu USD…

    22:42 | 06/09/2024
  • Hậu Giang: Kinh tế - xã hội tăng tốc phát triển từ chính sách “Tam nông”

    (Xây dựng) – Tỉnh ủy Hậu Giang vừa ban hành Báo cáo số 601-BC/TU tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Báo cáo cho biết 05 năm qua, thực hiện chính sách “Tam nông”, kinh tế - xã hội của Hậu Giang đã tăng tốc phát triển.

    21:07 | 06/09/2024
  • Ninh Bình: Thực hiện “5 quyết tâm”, “5 đảm bảo” trong giải ngân kế hoạch đầu tư công

    (Xây dựng) – Tỉnh Ninh Bình là một trong các địa phương được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương đã nỗ lực, phấn đấu, đạt kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2024 là 39,3% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (trên mức trung bình của cả nước là 34,68%).

    19:46 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh: Hoãn hội nghị xúc tiến đầu tư do ảnh hưởng bão số 3

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra thông báo về việc hoãn tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 và Hội nghị sơ kết 1 năm “Tỉnh an toàn giao thông” nhằm ứng phó với cơn bão số 3 năm 2024, theo Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

    14:55 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh – “Thủ phủ” mới của FDI Việt Nam

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bắc Ninh đã thu hút gần 3,47 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm 2024, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Con số này gấp 2,94 lần so với cùng kỳ năm 2023.

    14:37 | 06/09/2024
  • Làm dự án điện mặt trời trên đất nông nghiệp có bị xử phạt?

    (Xây dựng) - Theo phản ánh của ông Trần Văn Bình, hiện nay, tại một số tỉnh, các chủ đầu tư làm dự án điện mặt trời áp mái theo cụm 5x1MW hoặc 10x1MW trên các diện tích đất chưa được chuyển đổi (đất trồng cây lâu năm, hằng năm) hoặc đất đã được quy hoạch để xây dựng trụ sở ủy ban…

    14:32 | 06/09/2024
  • Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

    Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.

    14:30 | 06/09/2024
  • Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tám tháng đạt 20,52 tỷ USD

    Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng, trong đó vốn đăng ký đạt 20,52 tỷ USD và vốn thực hiện là 14,15 tỷ USD. Đây cũng là mức thực hiện cao nhất của tám tháng trong 5 năm qua.

    14:28 | 06/09/2024
  • Đồng Nai: Dẫn đầu cả nước về xuất siêu, 8 tháng đầu năm 2024 đạt 4,2 tỷ USD

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Cục Thống kê Đồng Nai cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai đạt 15,5 tỷ USD, tăng 8,6% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 11,3 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ. Như vậy, trong 8 tháng Đồng Nai xuất siêu 4,2 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu cả nước về xuất khẩu và xuất siêu.

    10:57 | 06/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load