Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 13:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Cần thiết hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai

21:09 | 12/06/2024

(Xây dựng) – Liên quan đến công tác đăng ký đất đai và công tác cập nhật biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất tại các địa phương, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại dự thảo Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin về đất đai.

Cần thiết hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai
Công tác đăng ký đất đai và công tác cập nhật biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất chiếm khối lượng công việc lớn nhất của các địa phương. (Ảnh: T/L)

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin về đất đai.

HoREA nhận thấy, công tác đăng ký đất đai đòi hỏi sự chính xác cao và chiếm khối lượng công việc lớn nhất của các địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ tài sản và làm ăn, phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

HoREA cơ bản thống nhất với dự thảo Nghị định, tuy nhiên Hiệp hội cũng đã đưa ra một số góp ý, đó là: HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung tiêu đề Điều 4 quy định hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất…

Bởi, khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2024 mới chỉ quy định bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bổ các loại đất tại một thời điểm xác định được lập theo đơn vị hành chính các cấp, theo từng vùng kinh tế - xã hội, nhưng chưa quy định bản đồ hiện trạng sử dụng đất còn nhằm để thực hiện các yêu cầu, nhu cầu đa dạng của người sử dụng đất và các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức dưới các hình thức bản vẽ.

Bao gồm bản vẽ vị trí đất theo nhu cầu của người sử dụng đất thường sử dụng để xin tách thửa đất, hợp thửa đất như quy định tại điểm g khoản 2 Điều 4 dự thảo Nghị định hoặc để xin cấp Giấy phép xây dựng. Bản vẽ vị trí nhà, đất, bản vẽ vị trí đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu, nhu cầu của người sử dụng đất hoặc của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức thường sử dụng.

Theo định hướng của Chính phủ thì các Nghị định sẽ quy định chi tiết để người dân, doanh nghiệp sẽ chỉ tuân thủ pháp luật căn cứ vào các quy định của Luật, Nghị định nên trong thời gian tới đây sẽ có trường hợp chỉ có Nghị định mà không có Thông tư. Trường hợp ban hành Thông tư thì Thông tư chủ yếu là hướng dẫn trình tự, thủ tục để cán bộ, công chức Nhà nước thực thi pháp luật.

Do vậy, Hiệp hội cho rằng rất cần thiết sửa đổi, bổ sung sửa đổi, bổ sung tiêu đề Điều 4 và sửa đổi, bổ sung phần mở đầu của khoản 2 và điểm g khoản 2 Điều 4 dự thảo Nghị định như trên.

Tiếp đó, HoREA đề nghị bổ sung khoản 1 Điều 23 dự thảo Nghị định quy định trường hợp đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu theo Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này. Do bổ sung khoản 1 nên Hiệp hội đề nghị sửa đổi thứ tự các khoản của Điều 23 dự thảo Nghị định.

Đề xuất trên nhằm bảo đảm tính logic của dự thảo Nghị định, bởi lẽ trường hợp cấp Giấy chứng nhận lần đầu thì đương nhiên phải cấp mới Giấy chứng nhận.

Bên cạnh đó, HoREA đề nghị cho phép trường hợp người sử dụng đất không làm đơn đăng ký thì cơ quan chuyên môn thực hiện việc tuyên truyền, vận động người sử dụng đất làm đơn đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

Theo HoREA, trên thực tế có những thửa đất đã được người dân sử dụng từ rất lâu đời và người sử dụng đất không muốn hoặc không có nhu cầu chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng thửa đất đó, ví dụ như Làng cổ Đường Lâm có tuổi đời hơn 1.000 năm, ổn định nên có thể có một số trường hợp người sử dụng đất không có nhu cầu làm đơn đăng ký đất đai.

Vì vậy, HoREA đề xuất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất và cũng là điều kiện để tạo vốn làm ăn, vừa giúp nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Đồng thời, Hiệp hội đề nghị xác định cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phải được kết nối liên thông, tích hợp với cơ sở dữ liệu lớn quốc gia (Big data) và với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương, mà trước hết là phải tích hợp với cơ sở dữ liệu về dân cư theo Đề án 06 và tích hợp dữ liệu điện tử VNeID…

Đan Linh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load