Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 10:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Cần tập trung tháo gỡ khó khăn trong phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam

16:19 | 09/05/2024

(Xây dựng) - Sáng 9/5, tại Thành phố Hà Nội, Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng phối hợp cùng Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB tổ chức Hội thảo “Báo cáo kết quả đánh giá thực trạng phát triển chiếu sáng đô thị quốc gia và tập huấn cơ sở dữ liệu chiếu sáng đô thị”.

Cần tập trung tháo gỡ khó khăn trong phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam
Bà Đặng Anh Thư - Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng).

Hội thảo được tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên phạm vi toàn quốc làm cơ sở đánh giá thực trạng phát triển chiếu sáng đô thị quốc gia thông minh, hiệu quả năng lượng đề xuất giải pháp phát triển chiếu sáng đô thị quốc gia thông minh và hiệu quả năng lượng trong giai đoạn tới, cùng với tập huấn nâng cao năng lực quản lý cơ sở dữ liệu chiếu sáng đô thị.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Đặng Anh Thư - Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng): Tính đến hết tháng 9/2023, nước ta có tổng số 902 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa cả nước ước đạt khoảng 42,6%. Cùng với sự phát triển không ngừng của các đô thị, chiếu sáng đô thị đã trở thành một ngành, một nhu cầu thiết yếu, một vai trò quan trọng trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị với những nhiệm vụ và đặc thù riêng. Phát triển đô thị không thể tách rời vấn đề quản lý và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong đó có chiếu sáng đô thị.

Cần tập trung tháo gỡ khó khăn trong phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam
Ông Ron Slangen – Phó Giám đốc Quốc gia Cơ quan đại diện thường trú tại Việt Nam của Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB.

Thời gian qua các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quản lý chiếu sáng đô thị, từ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đến nghị định, định hướng phát triển chiếu sáng cho các đô thị Việt Nam và nhiều văn bản khác có liên quan, đã hướng tới việc chiếu sáng thông minh và nâng cao hiệu quả, hiệu suất chiếu sáng, tiết kiệm năng lượng… Các Bộ, ngành đặc biệt chính quyền các đô thị đã thực sự quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển và khai thác có hiệu quả hệ thống chiếu sáng đô thị; hệ thống chiếu sáng công cộng phát triển mạnh, đạt tốc độ tăng trưởng cao; chất lượng của hệ thống chiếu sáng ở các đô thị đã có những chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ đường phố, ngõ xóm được chiếu sáng đã tăng lên đáng kể; các không gian công cộng, các công trình kiến trúc, công viên, vườn hoa, các công trình quảng cáo cũng đã được chiếu sáng góp phần cải thiện bộ mặt đô thị.

Tuy nhiên để thúc đẩy mạnh mẽ trong quá trình phát triển của ngành chiếu sáng hướng tới các mục tiêu chung tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải… thời gian tới, rất cần có các cơ chế, chính sách phù hợp với nhu cầu phát triển mới, giải pháp quản lý vận hành và quản lý cơ sở dữ liệu về chiếu sáng đô thị hiệu quả, ứng dụng công nghệ mới và cùng với sự chung tay, đóng góp hơn nữa của các tổ chức trong và ngoài nước.

Cần tập trung tháo gỡ khó khăn trong phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam
Toàn cảnh Hội thảo.

Theo diễn giả, bà Nguyễn Thị Như Vân và ông Dương Chí Công, chỉ tiêu tỷ lệ đường phố được chiếu sáng năm 2015 đối với các đô thị loại đặc biệt, loại I: chiếu sáng đường phố đạt tỷ lệ 100% chiều dài đường phố chính cấp đô thị và đường phố cấp khu vực; phấn đấu nâng tỷ lệ chiếu sáng ngõ, xóm (có chiều rộng từ 2 m trở lên) đạt 85% chiều dài đường;

Đối với các đô thị loại II và loại III: Chiếu sáng đường phố đạt 95 - 100% chiều dài đường phố chính cấp đô thị; 80 - 85% chiều dài đường phố cấp khu vực; chiếu sáng ngõ, xóm (có chiều rộng từ 2 m trở lên) đạt 70 - 75% chiều dài đường;

Đối với các đô thị loại IV và loại V: Chiếu sáng đường phố đạt tỷ lệ 80 - 85% chiều dài đường phố chính cấp đô thị và đường phố cấp khu vực; phấn đấu nâng tỷ lệ chiếu sáng ngõ, xóm (có chiều rộng từ 2 m trở lên) đạt 60 - 65% chiều dài đường.

Trong khi đó, tỷ lệ này vào năm 2025 là: Đối với các đô thị loại đặc biệt, loại I: chiếu sáng các loại đường phố đạt tỷ lệ 100% chiều dài đường;

Đối với các đô thị loại II, loại III: Chiếu sáng đường phố đạt 100% chiều dài đường phố chính cấp đô thị; 95% chiều dài đường phố cấp khu vực; phấn đấu nâng tỷ lệ chiếu sáng ngõ, xóm (có chiều rộng từ 2m trở lên) đạt 80 - 85% chiều dài đường;

Đối với các đô thị loại IV, loại V: Chiếu sáng đường phố đạt tỷ lệ 85 - 90% chiều dài các tuyến đường phố chính đô thị và đường phố khu vực; phấn đấu nâng tỷ lệ chiếu sáng ngõ, xóm (có chiều rộng từ 2m trở lên) đạt 75% chiều dài đường.

Theo diễn giả Nguyễn Đức Trung Kiên, từ kết quả khảo sát các đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng tại các địa phương nhận thấy nhiều chỉ tiêu đặt ra tại Định hướng chiếu sáng đô thị Việt Nam theo Quyết định 1874/QĐ–TTg ngày 11/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ cơ bản đã hoàn thành.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện, có nhiều vướng mắc khó khăn đã bộc lộ, nhiều nội dung của định hướng chiếu sáng đô thị Việt Nam chưa được tổ chức triển khai thực hiện mặc dù đã được ban hành hơn 10 năm. Nếu không có những biện pháp tháo gỡ từ các Bộ, ban, ngành sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của chiếu sáng đô thị.

Qua đó, vị diễn giả đưa ra một số đề xuất giải pháp như: Gắn liền với phát triển đô thị bền vững, xanh, văn minh, giàu bản sắc, lấy con người là trung tâm; Phát triển theo quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị và đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, chiếu sáng thông minh, năng lượng tái tạo nhằm phát triển chiếu sáng đô thị xanh, giảm phát thải khí nhà kính; Khuyến khích xã hội hóa trong đầu tư, sản xuất và sử dụng sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao; Gắn liền với phát triển đô thị bền vững, xanh, văn minh, giàu bản sắc, lấy con người là trung tâm…

Ngoài ra, Hội thảo nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng, phân tích và đề xuất nhiều giải pháp hữu ích hướng tới phát triển ngành chiếu sáng đô thị trong thời gian tới.

Đỗ Quang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội tăng cường quản lý khu vực bãi sông, ngoài đê

    Nhằm tăng cường quản lý, sử dụng đất ven sông làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố theo nhiệm vụ của từng đơn vị.

  • Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Ninh Bình chậm tiến độ

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình, dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình các công việc đang triển khai chậm hơn so với tiến độ đề ra.

  • Hà Nội: Đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ

    (Xây dựng) - Nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân cũng như đảm bảo an toàn giao thông, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông vừa báo cáo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất UBND Thành phố đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ tại các vị trí đông dân cư, trường học trên địa bàn Thành phố.

  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) – Với những đột phá về hạ tầng giao thông trong những năm gần đây, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh được nhanh chóng triển khai, hoàn thiện về hạ tầng. Đó chính là động lực để tỉnh phấn đấu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load