Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 14/10/2024 10:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Cân nhắc trong việc cho phép xây dựng công trình tại bãi bồi, bãi nổi sông Hồng

10:59 | 29/05/2024

(Xây dựng) – Ngày 28/5, trong chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Liên quan đến nội dung cho phép xây dựng, hình thành trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi bồi, bãi nổi sông Hồng…, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) vẫn còn có ý kiến băn khoăn, thận trọng.

Cân nhắc trong việc cho phép xây dựng công trình tại bãi bồi, bãi nổi sông Hồng
Một số ĐBQH băn khoăn, thận trọng đối với việc khai thác xây dựng tại bãi bồi, bãi nổi sông Hồng.

Đại biểu Đào Chí Nghĩa – Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ bày tỏ sự nhất trí với quy định tại Điều 17 về quy hoạch xây dựng và phát triển Thủ đô cũng như Điều 18 về biện pháp bảo đảm quy hoạch.

Theo đại biểu, những quy định này đã kế thừa một số nội dung của Luật Thủ đô năm 2012 và đã có sửa đổi, bổ sung, khắc phục một số vấn đề bất cập. Trong đó, quy định về việc tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống được phân cấp cho Hà Nội chủ động thực hiện khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Thủ đô, quy hoạch chung của Thủ đô.

“Việc này sẽ giúp rút ngắn thời gian quy trình thực hiện” – Đại biểu Đào Chí Nghĩa nhận định – “Quy định như trong dự thảo đã bảo đảm được tính chặt chẽ, tạo điều kiện về mặt thời gian và quy trình để Hà Nội giải quyết được nhu cầu của người dân về không gian văn hóa cộng đồng, về không gian cảnh quan xanh - sạch - đẹp với sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm và phát triển hài hòa ở đô thị hai bên sông, phù hợp với định hướng Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đại biểu Khương Thị Mai – Đoàn ĐBQH Nam Định nhất trí với khoản 2 Điều 17 dự thảo luật, là giao cho UBND Thành phố phê duyệt dự án xây dựng các công trình tại bãi sông, bãi nổi và các tuyến sông có đê trên địa bàn Thành phố, có thể sử dụng đất để đầu tư xây dựng các công trình phục vụ phát triển công nghiệp, văn hóa, phát triển nông nghiệp, sinh thái kết hợp với tham quan, giáo dục trải nghiệm, du lịch trải nghiệm để phát huy, khai thác có hiệu quả tiềm năng và quỹ đất của thành phố.

Trong khi đó, đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội phân tích một cách thận trọng: Khoản 2 Điều 17 dự thảo Luật có quy định về việc khai thác các tiềm năng ở ven sông, với yêu cầu “cho phép xây dựng các tuyến đê mới dọc theo hành lang thoát lũ và được xây dựng các công trình ngoài bãi sông nhưng phải tuân thủ theo Luật Đê điều”.

Theo đại biểu Cường, nếu quy định “được phép xây dựng nhưng lại tuân thủ theo Luật Đê điều” sẽ diễn ra tình trạng giống như thời gian vừa qua. Bởi vì biết hành lang thoát lũ bao gồm phần toàn bộ không gian ngoài đê, trong đó gồm phần để dòng chảy cho đến mùa lũ và phần không phải chảy mà chỉ chứa nước, người ta gọi là chậm lũ.

“Nếu quy định như thế sẽ không còn phần không gian nào được phép khai thác” – Đại biểu đề nghị phải điều chỉnh lại là chỉ quản lý ở trên phần hành lang dòng chảy vào mùa lũ, chứ không phải toàn bộ hành lang thoát lũ, giống như Luật Đê điều quy định chung cho tất cả mọi địa phương.

Đề cập đến nội dung dự thảo Luật tại Điều 21, khoản 6 dự thảo Luật cho phép xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi bồi, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí địa lý, không gian văn hóa phù hợp quy hoạch, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH Đồng Tháp đề nghị Hà Nội có cân nhắc đối với bãi sông, bãi bồi và bãi nổi sông Hồng.

Theo đại biểu, đây là một vấn đề tự nhiên mà có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng tới vấn đề dòng chảy rất lớn. Nếu ảnh hưởng tới dòng chảy mà cho xây dựng công nghiệp văn hóa tại nơi đây nhưng khi có việc ảnh hưởng tới dòng chảy thì làm sao giải tỏa được, mặc dù nằm trong quy hoạch.

Đại biểu cho rằng Thủ đô Hà Nội không nhất thiết vì phải sử dụng bãi sông, bãi bồi, bãi nổi ở sông Hồng để xây dựng khu trung tâm công nghiệp văn hóa. “Chỗ khác cũng được chứ đâu cần thiết phải chỗ này. Nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sinh hoạt của người dân rất lớn. Tôi đề nghị đối với Hà Nội nên có cân nhắc” – Đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí – Đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội cho rằng về vấn đề sử dụng đất ở 2 bên bờ sông Hồng và bãi bồi giữa sông Hồng, đó là vùng đất hầu như chưa được đưa vào sử dụng, nếu đưa vào được sử dụng, có thể là nơi sống, làm việc cho hàng triệu người.

Bày tỏ đồng tình với phát biểu của đại biểu Phạm Văn Hòa, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện hơn nội dung này và đặc biệt là có sự quy hoạch thật tốt về mọi mặt, về mặt khía cạnh, như vị trí giao thông, kết nối, an toàn, thuận tiện, điều hành.

“Hy vọng Thành phố Hà Nội sớm triển khai để đưa được một khu vực tiềm năng và tươi tốt ở sông Hồng vào sử dụng” – Đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.

Đại biểu Nguyễn Hải Anh – Đoàn ĐBQH Đồng Tháp thì đề nghị làm rõ hơn các căn cứ để chỉ định cụ thể tại khoản 6 Điều 21 việc Thành phố Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng.

Quý Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load