Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 08:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Góp ý dự thảo Thông tư quy định khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch:

Cần giải thích cụ thể cơ sở pháp lý về khung giá mới

19:51 | 28/10/2020

(Xây dựng) – Dự thảo Thông tư mới quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch được Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tiếp thu các ý kiến góp ý, về cơ bản đáp ứng yêu cầu. Hội Cấp thoát nước Việt Nam đề nghị xem xét một số nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh, khung giá nước sạch sinh hoạt, điều chỉnh giá nước...

can giai thich cu the co so phap ly ve khung gia moi
Ảnh minh họa.

Không nên quy định đối với khu công nghiệp

Theo đó, dự thảo Thông tư mới cần thiết có tổng kết đánh giá thêm việc thực hiện Thông tư số 88/2012/TT-BTC ngày 8/5/2012 để việc điều chỉnh cho phù hợp; Thống nhất phạm vi điều chỉnh ở Điều 1 và Điều 4, Điều 14, khi đã thống nhất phạm vi điều chỉnh cần phải có giải thích thêm các thuật ngữ.

Khung giá nước sạch sinh hoạt theo Thông tư số 88/2012/TT-BTC chỉ quy định khung giá đối với nước sạch sinh hoạt áp dụng cho khu vực đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, dự thảo mới quy định áp dụng cho cả khu công nghiệp, nên cần có sự giải thích cụ thể về cơ sở pháp lý.

Một số doanh nghiệp cho rằng, khung giá này thấp không phù hợp với thực tiễn sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội hiện nay như kinh tế - xã hội đã từng bước cải thiện và phát triển, giá đầu vào như điện, vật tư, vật liệu đã có nhiều thay đổi... Vì vậy, nên có sự điều chỉnh, ví dụ: mức tối thiểu ở khu vực đô thị khoảng 3.000đ/m3 tối đa 20.000đ/m3; khu vực nông thôn tối thiểu 3.000đ/m3 và tối đa 15.000đ/m3... và không nên quy định đối với khu công nghiệp, hãy để mở cho doanh nghiệp cấp nước và chủ khu công nghiệp thỏa thuận.

Dự thảo mới quy định giá nước sạch được xem xét điều chỉnh tối đa một năm một lần là khó khả thi, nên có quy định cụ thể hơn về nguyên tắc, phương pháp xây dựng lộ trình điều chỉnh giá.

Để tính giá nước sạch bình quân của 01m3 nước sạch, dự thảo mới quy định: “Chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước do doanh nghiệp thực hiện được xác định theo quy định pháp luật về tiền lương trong từng thời kỳ và phù hợp với mức tiền lương của các ngành nghề sản xuất kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá trên địa bàn”, chỉ phù hợp đối với đơn giá các sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước.

Trong khi thực tiễn hiện nay, hầu hết các công ty cấp nước đã và đang thực hiện cổ phần hóa, sau đó đã là một doanh nghiệp tự chủ về tài chính, không còn là doanh nghiệp công ích nữa. Do vậy đề nghị quy định: “Chi phí tiền lương, tiền công được xác định bằng số ngày công theo định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất nước sạch do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc ban hành (x) với đơn giá ngày công theo lương vùng như đối với các doanh nghiệp khác trong cơ chế thị trường được quy định theo từng thời kỳ”.

Không nên can thiệp vào số liệu khấu hao

Dự thảo mới cũng cho phép các Sở Tài chính được can thiệp vào số liệu khấu hao khi trích đầy đủ chi phí khấu hao theo quy định làm giá thành sản xuất kinh doanh nước tăng cao, mặt khác dẫn đến trường hợp Sở Tài chính mỗi địa phương sẽ có quan điểm khác nhau về tính khấu hao. Đề nghị giữ nguyên quy định tại điểm c, khoản 2, điều 5 của Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của liên Bộ Tài chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Về sản lượng nước thương phẩm, kế hoạch để tính giá bán nước sạch bình quân, đề nghị tiếp tục áp dụng tỷ lệ hao hụt nước sạch theo Quyết định số 2147/QĐ-TTg ngày 24/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025, trong đó quy định đến năm 2020 tỷ lệ thất thoát nước là 18% và đến năm 2025 là 15%.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án giá và ban hành biểu giá nước sạch sinh hoạt, do cấp nước là ngành có yếu tố đặc thù nên cần quy định cụ thể hơn về thành phần hồ sơ phương án giá (bao gồm những tài liệu gì, số lượng bao nhiêu...) để tránh doanh nghiệp cấp nước phải đi lại nhiều lần bổ sung không cần thiết.

Dự thảo mới quy định “Cục Quản lý giá định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu thực hiện kiểm tra kết quả sản xuất, kinh doanh nước sạch của các đơn vị cấp nước...”, là không đúng thẩm quyền theo chức năng nhiệm vụ của Cục Quản lý giá (tại Quyết định số 2386/QĐ-BTC ngày 20/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Cục chỉ có quyền kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về giá nước sạch.

Thanh Nga

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load