(Xây dựng) - Tỉnh Bình Dương đang tích cực giải phóng mặt bằng, đền bù, di dời đường lưới điện tập trung thi công sớm hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13.
|
Tỉnh Bình Dương nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13, đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú (Thành phố Thuận An) đến nút giao Lê Hồng Phong (Thành phố Thủ Dầu Một), dài khoảng 13km. |
Để đáp ứng hai mục tiêu lớn của địa phương là giải tỏa áp lực giao thông trên tuyến và thúc đẩy phát triển đô thị, tháng 4/2022, tỉnh Bình Dương đã khởi công dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13, đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú (Thành phố Thuận An) đến nút giao Lê Hồng Phong (Thành phố Thủ Dầu Một), dài khoảng 13km. Dự án được triển khai theo hình thức BOT.
|
Hiện dự án triển khai trước đoạn từ nút giao đại lộ Tự Do (Khu công nghiệp VSIP 1, Thành phố Thuận An) đến ngã tư Lê Hồng Phong, dài khoảng 6km. |
|
Sau hơn một năm, đoạn đường mở rộng chưa được bàn giao hết mặt bằng. Tính đến đầu tháng 8/2023, công tác giải phóng mới đạt 31,4%, diện tích thu hồi mặt bằng đạt 42.500m2 trên tổng 135.000m2. |
|
Theo UBND tỉnh Bình Dương ngoài vướng mắc trên, dự án còn vướng mắc lưới điện. |
|
Hiện, UBND Thành phố Thuận An đang hoàn thiện các thủ tục xin điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bồi thường để thực hiện dự án hạng mục bồi thường di dời lưới điện khoảng 95 tỷ đồng. |
|
Tại tuyến đường, nhiều máy móc vẫn đang triển khai rộng dự án để kịp tiến độ thi công. |
|
Toàn dự án có 552 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó nhiều nhất là thành phố Thuận An với 470 hộ và 58 tổ chức, còn lại là ở thành phố Thủ Dầu Một. |
|
Quốc lộ 13 dài hơn 145km, đi qua Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương và Bình Phước. Trong khi đoạn hai tỉnh Bình Dương – Bình Phước thường xuyên được nâng cấp, mở rộng thì hơn 5km qua Thành phố Hồ Chí Minh (từ cầu Bình Triệu đến cầu vượt Bình Phước) chỉ 4-6 làn tạo "nút thắt cổ chai", thường xuyên ùn tắc. Nhiều lần thành phố lên phương án mở rộng nhưng chưa thể thực hiện. |
|
Nhiều năm qua, việc đi qua Quốc lộ 13, đoạn đường ở Thành phố Hồ Chí Minh trở thành nỗi “ám ảnh” với người dân do tuyến đường quá hẹp, thường xuyên bị ùn tắc trong khi lượng phương tiện lưu thông quá đông. |