(Xây dựng) - Ngành Xây dựng đang đẩy mạnh chuyển đổi số với 6 lĩnh vực trên 30 nhiệm vụ cụ thể, triển khai từ năm 2020 - 2025. Thực tế những công nghệ mới như mô hình thông tin công trình (BIM), công nghệ thực tế tăng cường (AR) đang góp phần giải quyết các thách thức, tạo thay đổi mang tính cách mạng cho ngành Xây dựng. 789club ios có cuộc phỏng vấn PGS.TS Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) về vấn đề này.
PGS.TS Vũ Ngọc Anh |
Chuyển đổi số là vấn đề được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Với ngành Xây dựng, chuyển đổi số đang diễn ra như thế nào, thưa ông?
- Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-TW “Về một số chủ trương chính sách, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, ngày 17/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị quyết số 50/NQ-CP về việc “Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Tiếp đó, tháng 6/2020, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký và ban hành Quyết định số 1004/QĐ-BXD “Về việc phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Bộ Xây dựng ưu tiên 6 nhóm lĩnh vực để tập triển khai: Thứ nhất ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu, số hóa các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành Xây dựng và định mức, đơn giá phục vụ quản lý nhà nước của ngành từ Trung ương đến các địa phương… Đây có thể được coi là cơ sở hình thành Bigdata của ngành Xây dựng; Thứ hai phải xây dựng và vận hành an toàn Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến từ cấp độ 3, cấp độ 4; Thứ ba là chuyển đổi số các hoạt động liên quan đến công tác tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, thẩm định, thi công xây lắp, nghiệm thu công trình, nghĩa là Bộ Xây dựng sẽ phải triển khai song song hai nhiệm vụ, nhiệm vụ xây dựng hành lang pháp lý cho phép ứng dụng công nghệ vào hoạt động đầu tư xây dựng; nhiệm vụ ứng dụng công nghệ để triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình: từ khi lập dự án đến khi thiết kế, thi công, nghiệm thu đưa công trình vào khai thác vận hành; Thứ tư là chuyển đổi số các hoạt động sản xuất trong lĩnh vực VLXD, với mong muốn là vào cuối năm 2025 chúng ta sẽ có nhà máy thông minh trong sản xuất VLXD, không chỉ tự động hóa ở mức cao mà nhờ trí tuệ nhân tạo (AI), Bigdata, Blockchain, mạng 5G sẽ giúp nhà máy kết nối với các đại lý bán hàng, nhà cung cấp vật tư đầu vào… để tự quyết định sản xuất mặt hàng gì, số lượng bao nhiêu, cung cấp thời gian nào cho đại lý để tối ưu hóa quy trình sản xuất, tiết kiệm chi phí…; Thứ năm là chuyển đổi số trong quy hoạch, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị nhằm số hóa các đồ án quy hoạch từ cấp cao đến chi tiết, các dự án phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật trong đô thị cũng phải được quản lý theo sự phát triển của công nghệ thời kỳ 4.0 (như quy hoạch dựa trên nền tảng GIS; Ứng dung công nghệ thực tế ảo VR-Virutal Reality… nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, đô thị; Thứ 6 là chuyển đổi số lĩnh vực quản lý nhà ở, công sở và thị trường BĐS nhằm quản lý các tài sản do Bộ Xây dựng quản lý theo mã hiệu và đặc tính tình trạng tài sản, riêng về BĐS thì các chủ đầu tư sẽ tự khai báo, cập nhật trên cổng thông tin của Bộ Xây dựng về số m2 sàn/dự án, số căn hộ/dự án, số căn hộ đã bán, số tồn kho… theo các quy định của Bộ Xây dựng nhằm minh bạch thị trường BĐS, không để BĐS bị làm giá dựa trên các thông tin sai lệch, giúp DN BĐS phát triển ổn định, lành mạnh.
Với 6 nhóm nhiệm vụ và trên 30 nhiệm vụ cụ thể triển khai từ năm 2020 đến năm 2025, tôi tin rằng Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng sẽ đạt các mục tiêu đề ra.
Những công nghệ mới như BIM, công nghệ thực tế tăng cường AR đang góp phần giải quyết các thách thức, tạo những thay đổi mang tính cách mạng cho ngành Xây dựng. Xin ông cho biết quan điểm và chỉ đạo của Bộ Xây dựng về vấn đề này? Bộ đã có cơ chế và xây dựng hành lang pháp lý ra sao để khuyến khích áp dụng công nghệ mới như BIM, AR vào xây dựng công trình và BĐS, thưa ông?
- Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ nói chung và lĩnh vực khoa học công nghệ xây dựng nói riêng, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 đã nhấn mạnh: “Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đầu tư xây dựng...”, các tiến bộ khoa học công nghệ góp phần làm tăng năng suất, tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế đều được khuyến khích áp dụng. Do vậy, BIM (hay còn gọi là mô hình thông tin công trình) được khuyến khích áp dụng, năm 2017 Bộ Xây dựng đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình” tại Quyết định số 2500/QĐ-TTg. Theo mục tiêu Đề án, từ năm 2017 - 2019, Đề án chuẩn bị các điều kiện cần thiết và đào tạo kỹ năng cho việc áp dụng BIM.
Từ năm 2018 - 2020, thực hiện việc áp dụng BIM trong thiết kế, thi công, quản lý dự án cho tối thiểu 20 công trình xây dựng mới thuộc các loại khác nhau từ cấp I trở lên thuộc dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước và các nguồn vốn khác (trên cơ sở tự nguyện); áp dụng BIM trong công tác quản lý vận hành trong quá trình sử dụng cho tối thiểu 10 công trình quan trọng, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp được đầu tư xây dựng bằng vốn Nhà nước. Hiện nay, Đề án BIM đã kết thúc, kết quả của Đề án là tiền đề quan trọng, là “cú hích” để BIM được ứng dụng rộng rãi trong đầu tư xây dựng.
Sử dụng ứng dụng công nghệ BIM trong thi công Nhà Quốc hội Lào. |
Vậy BIM và AR là gì? Có thể kết hợp BIM và AR trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng không? Hay chỉ là công nghệ giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận, hiểu về một vật thể hình thành trong tương lai để đưa ra các quyết định tốt nhất?
BIM (Building Information Modeling - mô hình thông tin công trình) là tiến trình tạo dựng các đối tượng chứa đựng thông tin bằng cách sử dụng mô hình kỹ thuật số cho cả vòng đời của công trình, từ giai đoạn thiết kế, xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì công trình. BIM giúp tăng chất lượng thiết kế, giảm các mâu thuẫn giữa thiết kế trên giấy và thi công ngoài hiện trường.
Trong thi công, BIM cũng giúp phát hiện và lường trước các khó khăn ngay từ giai đoạn tiếp cận hồ sơ thiết kế, mâu thuẫn giữa các kết cấu được hiển thị rõ trên mô hình, giúp các kỹ sư hiện trường đưa ra phương án phù hợp để giải quyết nhanh các sai khác đó. Theo như thống kê, việc áp dụng BIM có thể giảm chi phí xây dựng khoảng 10% (trong đó giảm lãng phí về VLXD khoảng 20%), giảm thời gian thi công xây dựng khoảng 10% so với tiến độ được phê duyệt, giảm thời gian thiết kế, điều chỉnh thiết kế khoảng 10%… Đấy là một số lợi ích từ việc áp dụng BIM.
Còn về việc áp dụng công nghệ AR (Augmented Reality - Thực tế ảo tăng cường) được ứng dụng trong hoạt động xây dựng, đặc biệt là ứng dụng trong thiết kế nội thất, mua sắm thiết bị đặt trong công trình. Có thể hiểu như thế này, bạn mua một căn hộ đã có (thực) và dự kiến thiết kế tủ bếp, bàn ăn, bộ sopha…(dạng hình ảnh 3D - thiết bị ảo) và có thể có nhiều mẫu để lựa chọn. Bạn phân vân chọn mẫu nào phù hợp với căn hộ của bạn, khi đó, nhờ các thiết bị của AR như: bộ vi xử lý, màn hình hiển thị, cảm biến và thiết bị đầu vào, các thiết bị tính toán di động hiện đại như điện thoại thông minh và máy tính bảng (chứa các yếu tố: camera, bộ cảm biến MEMS gia tốc, GPS…) sẽ giúp bạn đặt các thiết bị ảo trong không gian thực của căn hộ nhờ phần mềm cài trong Smartphone, máy tính bảng…, từ đó bạn sẽ lựa chọn được bộ nội thất (kích thước, kiểu dáng, màu sắc) phù hợp nhất cho căn hộ của bạn. Đây là tiện ích của AR, AR cho phép kết hợp giữa thật và ảo, ảo và thật.
BIM và AR được coi là sự kết hợp hoàn hảo. Theo ông, cần làm gì để đẩy mạnh áp dụng công nghệ BIM và AR cho phù hợp với thực tế xây dựng ở Việt Nam?
- Theo quan điểm của tôi, công nghệ VR (Vitural Reality - Thực tế ảo) và AR (Augmented Reality - Thực tế ảo tăng cường) sẽ bổ sung cho BIM ở giai đoạn thiết kế 3D thêm sinh động hơn, giúp cho khách hàng (những người không có chuyên môn về lĩnh vực kiến trúc, xây dựng) có được cách nhìn rất chân thực ở mọi góc cạnh về sản phẩm BĐS định mua, mặc dù nó chưa hình thành, điều này giúp cho các nhà môi giới không cần tả bằng lời, dễ bị hiểu lầm… giúp cho khách hàng lựa chọn sản phẩm được mau lẹ. Bên cạnh đó công nghệ AR cũng giúp cho bên thi công, lắp đặt được nhanh. Bộ Xây dựng luôn khuyến khích áp dụng công nghệ mới vào các hoạt động nghề nghiệp góp phần nâng cao chất lượng thiết kế, thi công, xây lắp, giảm chi phí, nâng cao năng suất chất lượng.
Trân trọng cảm ơn ông!
Vũ Huyền - Ngọc Hà (thực hiện)
Theo