Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 06:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Bộ Xây dựng đưa ra các phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro

15:06 | 28/09/2020

(Xây dựng) – Bộ Xây dựng vừa ra Quyết định số 1215/QĐ-BXD quyết định Ban hành phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai. Trong đó có các phương án ứng phó cụ thể đối với các cấp độ thiên tai cấp 1, 2 và thiên tai cấp 3 trở lên.

bo xay dung dua ra cac phuong an ung pho thien tai theo cap do rui ro
Diễn biến thiên tai ngày phức tạp và nguy hiểm (Nguồn: Internet).

Những năm qua do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai trên thế giới ngày càng gia tăng, cực đoan. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của thiên tai cả về mức độ, tần suất của các loại hình thiên tai như: Mưa lớn, lũ, ngập úng, bão mạnh, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển, rét hại, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn...

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong hơn 30 năm qua, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 300 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về vật chất trung bình ước tính gần 1,5% GDP. Những năm gần đây, kinh tế ngày càng phát triển do vậy thiệt hại do thiên tai gây ra cũng gia tăng, năm 2016 ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2017, thiên tai đã làm 375 người chết và mất tích, 636 người bị thương, tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 51.600 tỷ đồng; trong đó: 8.101 nhà bị đổ, sập, trôi; 552.762 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; hàng triệu mét khối đất đá sạt lở gây hư hỏng công trình giao thông, thủy lợi; 217 km đê, kè; 591 km kênh mương, 212 km bờ sông, bờ biển bị sạt lở...

Bộ Xây dựng với mục tiêu xây dựng phương án phòng chống thiên thai theo cấp độ rủi ro thiên tai chi tiết, cụ thể: Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị rõ ràng nhằm chủ động trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Đảm bảo công tác phòng chống thiên tai được thực hiện kịp thời, hiệu quả bám sát diễn biến của thiên tai và các hiện tượng tai biến địa chất, sự cố ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra; cung cấp kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo, diễn biến tình hình thiên tai cho các cơ quan, ban, ngành Trung ương, địa phương phục vụ công tác chỉ đạo nhằm chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra; Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông nhằm đưa thông tin tới tận người dân, nâng cao năng lực cộng đồng để nắm bắt tình hình, diễn biến thiên tai và chủ động ứng phó trong các tình huống, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do thiên tai gây ra; Tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng cũng như hoạt động hợp tác, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nhằm phát huy năng lực, hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng chống thiên tai, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; Triển khai thực hiện các kế hoạch đã ban hành liên quan đến công tác phòng chống thiên tai: Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP.

Cũng theo Quyết định 1215/QĐ-BXD thì phương châm ứng phó với thiên tai là thực hiện nghiêm túc phương châm “04 tại chỗ” gồm: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Sẵn sàng chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả. Thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại về người, cơ sở vật chất và tài sản của nhân dân, Nhà nước do thiên tai gây ra trên cơ sở dựa vào nguồn lực tại chỗ.

Cụ thể, đối với thiên tai cấp độ 1,2 sẽ chỉ đạo các đơn vị theo dõi chặt chẽ, cảnh báo, dự báo sớm, sát diễn biến các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm; chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện công tác dự báo, cảnh báo theo điều kiện địa phương; phối hợp, liên hệ chặt chẽ với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương, các cơ quan có liên quan trên địa bàn để đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai đến các địa chỉ theo quy định, phục vụ tốt công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai; Tùy thuộc vào các tình huống thiên tai thực tế: chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn đối với các công trình đang thi công xây dựng; công trình tháp (trụ) viễn thông, truyền hình; công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình đang khai thác, sử dụng; Hướng dẫn các địa phương lập phương án đảm bảo an toàn đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật và có giải pháp bảo vệ, phòng ngừa, khắc phục sự cố khi xảy ra thiên tai; Chủ trì, phối hợp địa phương rà soát quy hoạch, xây dựng kế hoạch nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước, chủ động triển khai các phương án, giải pháp khắc phục ngập úng khi mưa lớn, nhất là tại các đô thị; Phối hợp địa phương tổ chức, triển khai Phương án huy động nhân lực, vật tư, phương tiện để xử lý các điểm ngập úng cục bộ khi có mưa lớn; Hỗ trợ các địa phương ứng phó với thiên tai theo nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Đối với thiên tai cấp độ 3 trở lên sẽ quyết định các biện pháp cấp bách, huy động theo thẩm quyền các nguồn lực của Bộ để ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi quản lý của Bộ và hỗ trợ các địa phương; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống cụ thể; Chỉ đạo các đơn vị theo dõi chặt chẽ, cảnh báo, dự báo sớm, chính xác, bám sát diễn biến các hiện tượng thiên tai nguy hiểm; Chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương, cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo, Ủy ban Quốc gia; Chỉ đạo các đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và tình huống thiên tai thực tế xây dựng phương án đảm bảo an toàn đối với cơ sở hạ tầng, nhà cửa và các công trình thuộc phạm vi quản lý của ngành Xây dựng; Tổ chức họp để triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó; triển khai thực hiện các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo; Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, chuẩn bị báo cáo kịp thời theo quy định phối hợp ứng phó với tình huống sự cố, thiên tai để phục vụ lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Ban Chỉ huy chỉ đạo công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Như Ý

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load