Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 08/10/2024 14:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Bộ Xây dựng cải cách thủ tục hành chính gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương

15:00 | 15/09/2022

(Xây dựng) – Ngày 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị chuyên đề về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).

bo truong nguyen thanh nghi bo xay dung cai cach thu tuc hanh chinh gan voi day manh phan cap trao quyen cho dia phuong
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định cải cách hành chính là một trong những thành tố cấu thành quan trọng của đột phá thể chế phát triển…

Báo cáo tham luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Bộ Xây dựng xác định cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát… là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngành Xây dựng và là một trong 3 nhiệm vụ đột phá trọng tâm của ngành Xây dựng giai đoạn 2021 – 2025.

bo truong nguyen thanh nghi bo xay dung cai cach thu tuc hanh chinh gan voi day manh phan cap trao quyen cho dia phuong
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tham luận tại Hội nghị.

Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết: Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định cải cách hành chính là một trong những thành tố cấu thành quan trọng của đột phá thể chế phát triển (một trong ba đột phá chiến lược). Trong đó, tập trung cải cách TTHC, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh; chú trọng tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.

Cải cách hành chính luôn được Đảng, Nhà nước xác định là khâu quan trọng nhằm xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ, vì sự phát triển của đất nước… Người dân, DN vừa là trung tâm, là chủ thể của cải cách hành chính.

Để thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng này rất cần có đổi mới về nhận thức, tư duy lẫn hành động của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

“Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, chúng ta có những bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính, nhất là cải cách TTHC; khơi dậy và huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp”, Thủ tướng đánh giá.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục để mau chóng khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phục hồi, phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay.

Theo Thủ tướng, mục đích của Hội nghị hôm nay là đánh giá một cách tổng thể, khách quan, toàn diện, sâu sắc các nhiệm vụ được triển khai về thúc đẩy cải cách TTHC và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, DN thời gian qua; kết quả đạt được; những việc chưa làm được; đề ra định hướng, giải pháp và nhiệm vụ cụ thể từ nay đến hết năm 2025, bảo đảm thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế…

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước ngành Xây dựng

Liên quan đến cải cách quy định kinh doanh của ngành Xây dựng trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Bộ Xây dựng xác định cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát… là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngành Xây dựng và là một trong 3 nhiệm vụ đột phá trọng tâm của ngành Xây dựng giai đoạn 2021 – 2025.

Cụ thể, Bộ đã đề xuất sửa đổi, bổ sung ban hành mới nhiều văn bản quy phạm pháp luật với những điểm đổi mới, đột phá, đáp ứng yêu cầu cải cách, đơn giản hóa TTHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường phân cấp quản lý nhà nước, tạo thuận lợi, hỗ trợ DN phát triển.

Trong đó, Bộ đã đề xuất bãi bỏ 04 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; trình Chính phủ ban hành 03 Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh, bãi bỏ 14 Thông tư quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh không còn phù hợp. Theo đó, đã cắt giảm, đơn giản hóa 157/254 điều kiện đầu tư kinh doanh (đạt 62%).

Từ đầu năm 2021 đến nay, Bộ đã tiếp tục bãi bỏ 03 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (tương ứng với 16 điều kiện đầu tư kinh doanh); cắt giảm, đơn giản hóa 59/172 điều kiện đầu tư kinh doanh đối với 09 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (đạt 34,3%); cắt giảm, đơn giản hóa 09 thủ tục hành chính; cắt giảm yêu cầu, điều kiện đối với một số đối tượng khi thực hiện hoạt động xây dựng trong 03 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Bộ Xây dựng đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025. Theo đó, tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ từ 5/2020 đến nay đã được cắt giảm 26,5%.

Bộ cũng đã xây dựng, trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ trong năm 2021 và 2022 (Quyết định số 1963/QĐ-TTg ngày 22/11/2021); đã phối hợp xây dựng, trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án phân cấp trong giải quyết TTHC thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng (Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022)…

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Bộ Xây dựng đang khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ để thực thi các phương án nêu trên, trọng tâm là tăng cường phân cấp, đơn giản hóa TTHC, quy định kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số ngành Xây dựng, đáp ứng với diễn biến mới của tình hình dịch bệnh Covid-19 và các tình huống khác phát sinh trên thực tế; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; tháo gỡ vướng mắc, bất cập, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

bo truong nguyen thanh nghi bo xay dung cai cach thu tuc hanh chinh gan voi day manh phan cap trao quyen cho dia phuong
Toàn cảnh Hội nghị.

Tại dự thảo Nghị định này, Bộ Xây dựng đề xuất thực thi đơn giản hóa TTHC, phân cấp, phân quyền theo yêu cầu tại Quyết định số 1963/QĐ-TTg và Quyết định số 1015/QĐ-TTg. Bộ XD đang tích cực hoàn thiện dự thảo nghị định; tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, dự kiến trình Chính phủ trong tháng 9/2022.

Về đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong tiếp nhận và giải quyết TTHC, Bộ trưởng cho biết: Hiện nay, Bộ Xây dựng đang cung cấp 43 TTHC theo thẩm quyền của Bộ. Trong đó có 35 TTHC đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, 04 TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 3; 04 TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 2.

Bộ đã hoàn thành xây dựng đồng bộ nền tảng, hạ tầng phục vụ công tác giải quyết TTHC trực tuyến hoàn toàn trên môi trường mạng (tiếp nhận, xử lý, trả kết quả, thanh toán phí, lệ phí, kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia…) để phục vụ người dân, DN…

Tuy nhiên, tỷ lệ giải quyết hồ sơ TTHC trực tuyến tại Bộ Xây dựng còn chưa cao do người dân, DN còn có thói quen nộp hồ sơ giải quyết TTHC trực tiếp; do đặc thù của ngành Xây dựng, nhiều TTHC có thành phần hồ sơ với số lượng, khối lượng, kích thước lớn, bao gồm cả các bản vẽ kỹ thuật khổ lớn nên rất khó khăn trong việc số hóa và quản lý dung lượng số khi nộp trực tuyến; tính chất pháp lý của các văn bản, hồ sơ được số hóa còn chưa được quy định rõ ràng; cách thức khai thác kết quả giải quyết TTHC điện tử tại nhiều TTHC cũng chưa được pháp lý hóa cụ thể.

Về một số định hướng cải cách quy định kinh doanh trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Bộ Xây dựng thống nhất với dự thảo Nghị quyết của Chính phủ; Tập trung nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) bảo đảm tiến độ theo yêu cầu tại Nghị quyết số 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022; Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật điều chỉnh về quy hoạch đô thị và nông thôn; quản lý và phát triển đô thị; cấp thoát nước; quản lý không gian ngầm; đồng thời, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các nghị định, thông tư…

Bộ trưởng nhấn mạnh: Việc đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng các mục tiêu: Tăng cường công tác quản lý nhà nước, cải cách, đơn giản hóa TTHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển; giải quyết các vấn đề bất cập trên thực tiễn; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Đan Linh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load