Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 14:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Bộ Giao thông vận tải phản hồi về vị trí quy hoạch sân bay thứ 2 Vùng Thủ đô

10:28 | 06/07/2023

(Xây dựng) – Theo thông tin của Bộ Giao thông vận tải, trong thời gian tới, Bộ này sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng vị trí, các chỉ tiêu quy hoạch cho Cảng Hàng không thứ hai Vùng Thủ đô.

Bộ Giao thông vận tải phản hồi về vị trí quy hoạch sân bay thứ 2 Vùng Thủ đô
Việc hình thành Cảng Hàng không thứ hai Vùng Thủ đô phù hợp với phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Ảnh: PV/Vietnam+)

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về đề xuất ''Quy hoạch Cảng Hàng không thứ hai Vùng Thủ đô'' trong ''Quy hoạch Tổng thể Phát triển Hệ thống Cảng Hàng không, Sân bay Toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.''

Văn bản nêu rõ kết quả nghiên cứu quy hoạch hệ thống cảng hàng không đã định hướng phát triển Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài là cảng hàng không đầu mối của khu vực phía Bắc, Vùng Thủ đô với công suất khoảng 100 triệu hành khách/năm, tương đương với Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành ở phía Nam và một số cảng hàng không lớn trên thế giới; trong đó giai đoạn đến năm 2050 dần hình thành cảng hàng không thứ hai nhằm giảm tải và hỗ trợ hoạt động của Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài.

“Việc hình thành Cảng Hàng không thứ hai Vùng Thủ đô phù hợp với phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị thông qua tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022; phù hợp với Quy hoạch Tổng thể Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 9/1/2023,” lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho hay.

Về thời điểm nghiên cứu và vai trò của Cảng Hàng không thứ 2 Vùng Thủ đô, theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, quy hoạch hệ thống cảng hàng không được phê duyệt cũng đã giao nhiệm vụ nghiên cứu, xác định vị trí, các chỉ tiêu quy hoạch dự kiến của Cảng Hàng không thứ hai Vùng Thủ đô giai đoạn trước năm 2030 (dự kiến khu vực phía Đông Nam, Nam Thủ đô Hà Nội).

Trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng vị trí, các chỉ tiêu quy hoạch cho Cảng Hàng không thứ hai Vùng Thủ đô, bảo đảm tối ưu phương án tổ chức vùng trời, phương thức bay và an toàn khai thác đối các cảng hàng không (Nội Bài, Cảng Hàng không thứ 2 Vùng Thủ đô, các cảng hàng không lân cận), trên cơ sở đó sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

“Quá trình triển khai sẽ căn cứ kết quả nghiên cứu về vùng trời, đường bay, phương thức bay để đề xuất vai trò của cảng hàng không thứ hai cho phù hợp. Ngoài ra, quy hoạch hệ thống cảng hàng không được phê duyệt cũng đã có định hướng cảng hàng không quốc nội được khai thác các chuyến bay quốc tế không thường lệ,” lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh.

Để đảm bảo khai thác hiệu quả hệ thống cảng hàng không, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo tính linh hoạt và tính mở của quy hoạch, khi các hãng hàng không có nhu cầu mở các chuyến bay quốc tế thường lệ và có cơ sở hạ tầng đảm bảo, Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển thành Cảng Hàng không Quốc tế.

“Như vậy, vai trò, tính chất của Cảng Hàng không thứ hai sẽ được xác định một cách linh hoạt, không chỉ phụ thuộc vào kết quả của quy hoạch,” lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nhìn nhận.

Trường hợp Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cần sớm cụ thể hóa vị trí quy hoạch, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị thành phố nghiên cứu, xem xét việc tài trợ sản phẩm quy hoạch Cảng Hàng không thứ hai Vùng Thủ đô theo quy định tại khoản 2, Điều 38, Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25/01/2021 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.

Do tính chất quan trọng của cảng cũng như yêu cầu cao về kỹ thuật, phía Bộ Giao thông Vận tải bày tỏ quan điểm công tác lập quy hoạch nên được thực hiện bởi tư vấn nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong việc tối ưu vùng trời, phương thức bay, an toàn khai thác như đã triển khai tại một số cảng hàng không tại Việt Nam.

Tiến Hào

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội tăng cường quản lý khu vực bãi sông, ngoài đê

    Nhằm tăng cường quản lý, sử dụng đất ven sông làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố theo nhiệm vụ của từng đơn vị.

  • Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Ninh Bình chậm tiến độ

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình, dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình các công việc đang triển khai chậm hơn so với tiến độ đề ra.

  • Hà Nội: Đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ

    (Xây dựng) - Nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân cũng như đảm bảo an toàn giao thông, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông vừa báo cáo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất UBND Thành phố đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ tại các vị trí đông dân cư, trường học trên địa bàn Thành phố.

  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) – Với những đột phá về hạ tầng giao thông trong những năm gần đây, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh được nhanh chóng triển khai, hoàn thiện về hạ tầng. Đó chính là động lực để tỉnh phấn đấu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load