Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ tư 13/11/2024 11:55 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Bình Dương phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

15:10 | 05/11/2024

(Xây dựng) - Tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 4108/QĐ-UBND về phê duyệt “Đề án định hướng phát triển cụm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Bình Dương sẽ đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ, diện tích mỗi cụm 75ha, trong đó xây dựng 1 cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành cơ khí.

Bình Dương phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ
Bình Dương mục tiêu phấn đấu thành Trung tâm cơ khí của vùng Đông Nam Bộ. (Ảnh minh hoạ)

Bình Dương là một trong những tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp ở Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp nhất cả nước với hơn 66.000 doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, có 2.277 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực có liên quan đến ngành công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, dệt may có 442 doanh nghiệp, da giày 172 doanh nghiệp, cơ khí 710 doanh nghiệp…

Tỉnh Bình Dương đã thu hút nhiều dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ từ cả trong nước và quốc tế. Các nhà đầu tư chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và các nước có nền công nghiệp phát triển khác. Điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ, bao gồm sản xuất phụ tùng, linh kiện cho ngành ôtô, điện tử và cơ khí.

Tỉnh cũng phát triển nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và cụm công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Một số khu công nghiệp nổi bật như Khu công nghiệp VSIP (Vietnam Singapore Industrial Park), Khu công nghiệp Bình Dương và Khu công nghiệp Nam Tân Uyên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Bình Dương phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ
Bình Dương sẽ đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ với diện tích mỗi cụm 75ha. (Ảnh minh hoạ)

Bà Nguyễn Thanh Hà nhìn nhận, mặc dù phát triển nhanh trong thời gian gần đây, ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Các doanh nghiệp trong nước chỉ cung cấp chi tiết, linh kiện, nguyên phụ liệu đơn giản còn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phần lớn sản xuất sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu theo hình thức gia công theo đơn đặt hàng hoặc sản xuất cho công ty mẹ; sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước làm nguyên liệu không lớn. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ yếu là gia công theo đơn đặt hàng từ nước ngoài với phần lớn nguyên liệu do đối tác nước ngoài cung cấp hoặc chỉ định, việc nội địa hóa chỉ dừng ở những sản phẩm phụ.

Cụ thể đáp ứng được từ 40 - 45% cho ngành dệt may, da giày; 10 - 20% cho sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ, 15% cho điện tử, tin học, viễn thông, 5% cho điện tử chuyên dụng và công nghệ cao…). Chính vì vậy, ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ phát triển của ngành công nghiệp.

Vừa qua, tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 do UBND tỉnh Bình Dương tổ chức, bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành các ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may (công nghiệp sản xuất sợi, dệt vải, chỉ may, khuy nút, dây kéo, nhuộm, hoàn thiện sản phẩm dệt); da giày (thuộc da, sản xuất đế giày, mũ giày); cơ khí (sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất máy móc thiết bị và phụ tùng cho các ngành công nghiệp ô tô, xe máy và các phương tiện vận tải khác, chế biến gỗ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng), điện - điện tử (sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất, sản xuất thiết bị dây dẫn điện, cáp quang).

Mặt khác, để tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, phía doanh nghiệp đề xuất Nhà nước cần nghiên cứu thực hiện chính sách ưu đãi hơn nữa như miễn giảm thuế, lãi suất vay vốn và đơn giản hóa thủ tục vay vốn từ các quỹ hỗ trợ, tạo điều kiện để từ đó doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là xu hướng tất yếu, không chỉ phục vụ sản xuất công nghiệp của tỉnh Bình Dương và cả nước mà còn hướng tới xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Theo UBND tỉnh Bình Dương, để phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững, đi vào chiều sâu, tỉnh đã và đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tăng giá trị các sản phẩm công nghiệp do doanh nghiệp trong nước sản xuất.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm... Trong đó, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, sớm hoàn chỉnh quy hoạch vùng nguyên phụ liệu và vùng công nghiệp hỗ trợ; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc mời gọi đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

“Theo đó, thời gian tới, tỉnh Bình Dương sẽ đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ với diện tích mỗi cụm 75ha, trong đó xây dựng 1 cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành cơ khí. Ngoài ra, Bình Dương cũng đã quy hoạch thêm 1 khu công nghiệp ngành cơ khí (khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1, tại thị xã Tân Uyên) để góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn”, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nguyễn Thanh Hà thông tin.

Hoàng Hồng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load