Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 03/10/2024 21:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Bảo tàng địa chất vùng đất đỏ Đông Nam Bộ - Gắn kết con người với thiên nhiên

16:01 | 28/12/2022

(Xây dựng) – “Bảo tàng địa chất vùng đất đỏ Đông Nam Bộ” là đồ án tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Trường Duy, Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Đồ án đã đạt giải nhất Giải thưởng Loa thành năm 2022.

Bảo tàng địa chất vùng đất đỏ Đông Nam Bộ - Gắn kết con người với thiên nhiên
Sinh viên Nguyễn Trường Duy bên đồ án.

Đông Nam Bộ có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan và đất phù sa cổ. Bên cạnh đó, khu vực mỏ đá Tân Cang cũng là nơi tập trung hầu hết các loại đất tiêu biểu của vùng Đông Nam Bộ; là khu vực khai thác khoáng sản đất đá với 8 khu khai thác có tổng diện tích các khu hơn 400ha.

Ngày nay, quá trình khai thác đá và khoáng sản thiếu kiểm soát dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên cũng như gây ảnh hưởng nặng nề từ ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, theo quy hoạch năm 2030, mỏ đá Tân Cang được đề xuất xây dựng thành mô hình du lịch địa chất - một hình thức du lịch đang phát triển mạnh trên thế giới nhằm phục hổi cũng như tận dụng lại những mỏ khoáng sản cũ.

Xuất phát từ mong muốn thực hiện đồ án phục vụ cho con người, đồng thời khắc phục những vết thương do con người gây ra cho thiên nhiên trong quá trình khai thác khoáng sản, tác giả Trường Duy đã lựa chọn thực hiện đồ án thiết kế bảo tàng cho địa chất cho vùng đất đỏ này. Đồ án được thực hiện chính là nhằm tôn vinh nhưng giá trị tiềm năng về địa chất tại vùng đó và hướng đến nền du lịch địa chất trong tương lai gần.

Bảo tàng địa chất vùng đất đỏ Đông Nam Bộ - Gắn kết con người với thiên nhiên
Phối cảnh bảo tàng.

Theo đồ án, công trình bảo tàng được định hướng thiết kế trên một khu mỏ đá đã được khai thác tự phát từ hơn 150 năm trước. Phía trên là bãi khai thác đá ngưng hoạt động, bên dưới là một mỏ khoáng sản ngầm được kết nối “trên - dưới” với nhau từ các tháp công trình xuyên qua các giếng khoan lấy khoáng sản cũ.

Bảo tàng địa chất không chỉ mang giá trị của một bảo tàng đơn thuần mà còn gắn kết chặt chẽ kết nối con người và tự nhiên qua không gian tương tác cộng đồng, thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh hồi sinh mỏ đá cũ. Chính vì vậy, bảo tàng được định hướng thiết kế mang âm hưởng kiến trúc bản địa, là nhà sàn chống cột của vùng núi cao, hạn chế tác động đến lớp địa chất bên dưới.

Khu đất công trình nằm ngay vị trí ở trên có độ dốc bên dưới là một hố nước (vùng trũng do tác động khai thác lâu năm mà thành), tạo một khoảng trống bên dưới độ dốc của đồi, có các phần tháp vừa để trưng bày vừa là cột chịu lực cho công trình. Vị trí bên trong các tháp là các giếng khoan lấy khoáng sản cũ được tận dụng đâm thẳng xuống bên dưới mỏ đá ngầm, tạo tính liên kết xuyên suốt.

Theo tác giả, điểm đặc sắc nhất của đồ án chính là việc công trình bảo tàng đã được đặt trên một nền hiện trạng địa chất để đảm bảo các lớp địa chất không bị tác động.

“Khi thực hiện đồ án, tôi muốn công trình sẽ tránh tác động tới lớp địa chất tự nhiên. Do đó, tôi đã nghiên cứu, mô phỏng công trình thành một hang động địa chất với các lớp địa tầng có sẵn, được bao bọc xung quanh bởi công trình để người tham quan có thể nhìn và sờ vào hiện vật”, Trường Duy cho biết.

Bảo tàng địa chất vùng đất đỏ Đông Nam Bộ - Gắn kết con người với thiên nhiên
Sơ đồ và mô hình phương án thiết kế bảo tàng.

Mặc dù đã có sự chuẩn bị kỹ càng những kiến thức cơ bản liên quan đến đề tài trước khi bước vào quá trình thực hiện đồ án, sinh viên Nguyễn Trường Duy vẫn nhận thấy khó có thể kiểm soát thời gian khối lượng mà bản thân phải làm.

“Khối lượng đồ án đồ sộ, thêm vào đó là việc phải tìm kiếm nguồn thông tin, tư liệu đúng cho đồ án khiến tôi bị chậm lại. Để giải quyết điều đó, tôi đã đi đến tận nơi khảo sát hiện trạng, tìm nguồn tài liệu tốt nhất và quan sát bằng chính đôi mắt của mình. Về vấn đề thời gian, tôi tập trung giải quyết bằng việc đi từ bao quát đến chi tiết để kiểm soát khối lượng”, Duy chia sẻ.

Nói về giải thưởng mà mình nhận được tại Lễ trao giải Loa Thành năm nay, Duy cho biết: “Tôi cảm thấy rất bất ngờ vì không nghĩ mình lại đạt được kết quả cao như vậy. Giải thưởng này vừa là phần thưởng mà cũng vừa là dấu mốc lớn trong cuộc đời tôi. Tôi hy vọng trong tương lai gần, đồ án của tôi có thể được hiện thực hóa”.

Theo Hội đồng chuyên ngành, sinh viên Nguyễn Trường Duy đã hoàn thành đồ án với mục tiêu xây dựng một bảo tàng địa chất phong phú của khu vực Đông Nam bộ nói chung và đất đỏ bazan nói riêng.

Đồng thời đồ án đã thể hiện sự nhất quán từ tạo hình kiến trúc bên ngoài đến tổ chức mặt bằng, không gian trưng bày triển lãm bên trong. Sinh viên đã thành công trong việc kết hợp hình thức vỏ bọc kiển trúc với các lớp địa tầng hiện trạng, ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo và công nghệ, không gian nội thất và cảnh quan hang địa chất sẵn có từ giếng khoan của mỏ đá...

Yến Mai

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load