Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 26/09/2024 02:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Ban hành Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

10:08 | 07/07/2023

(Xây dựng) – Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Ban hành Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Ban hành Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Internet).

Nghị quyết này quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh về quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách Nhà nước; quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào thành phố; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của chính quyền thành phố và thành phố Thủ Đức.

Về quản lý đầu tư, HĐND Thành phố quyết định bố trí vốn đầu tư công để hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm thông qua việc giao UBND Thành phố ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm. HĐND Thành phố quy định tiêu chí, điều kiện, mức, nội dung, hình thức và thời gian hỗ trợ.

Về thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD): HĐND thành phố quyết định sử dụng ngân sách địa phương để triển khai dự án đầu tư công độc lập nhằm thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư theo đồ án thiết kế đô thị riêng, đồ án quy hoạch đô thị vùng phụ cận các nhà ga thuộc các tuyến đường sắt được cấp có thẩm quyền phê duyệt, vùng phụ cận các nút giao thông dọc tuyến đường Vành đai 3 thuộc địa phận thành phố để thu hồi đất, chỉnh trang, phát triển đô thị, thực hiện tái định cư, tạo quỹ đất để đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án đầu tư phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết cho phép thành phố được mở rộng lĩnh vực áp dụng đầu tư theo phương thức PPP đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể thao và văn hóa; được chủ động quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của các dự án này.

Thành phố Hồ Chí Minh được áp dụng hợp đồng BOT đối với dự án công trình đường bộ hiện hữu, với các điều kiện thực hiện bảo đảm lợi ích của người dân; được thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng BT thanh toán bằng tiền từ ngân sách thành phố.

Thành phố cũng được hưởng nhiều cơ chế về tài chính, ngân sách Nhà nước. Trong đó, đáng chú ý, ngân sách thành phố được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chi khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố; các khoản thu này không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố.

Căn cứ dự toán ngân sách Nhà nước hằng năm đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao và căn cứ vào tình hình thực tế của thành phố, HĐND Thành phố quyết định dự toán, phân bổ ngân sách thành phố bảo đảm phù hợp với định hướng cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và các lĩnh vực quan trọng theo quy định của Quốc hội và Chính phủ.

Đặc biệt, thành phố thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Đồng thời, thành phố cũng được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho thành phố vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp.

Về ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào thành phố, theo Nghị quyết của Quốc hội, danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược bao gồm: Đầu tư xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D); đầu tư nghiên cứu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, năng lượng sạch có quy mô vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên; Đầu tư dự án trong lĩnh vực công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn, công nghệ thiết kế, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE), chip, pin công nghệ mới, vật liệu mới, công nghiệp năng lượng sạch có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên; Đầu tư dự án xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ theo quy hoạch có quy mô vốn đầu tư từ 50.000 tỷ đồng trở lên.

Bên cạnh đó, nghị quyết cho phép Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập Sở An toàn thực phẩm. Việc này thực hiện trên cơ sở chuyển chức năng quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn thành phố từ Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương cho Sở An toàn thực phẩm.

Nghị quyết cũng quy định UBND huyện thuộc thành phố có không quá 3 Phó Chủ tịch. Đối với phường, xã, thị trấn có quy mô dân số từ 50.000 người trở lên thì UBND phường, xã, thị trấn có không quá 3 Phó Chủ tịch.

HĐND thành phố căn cứ quy mô dân số, hoạt động kinh tế và đặc điểm địa bàn, quyết định cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức tại các xã, phường, thị trấn; quyết định số lượng, chức danh, chế độ chính sách của người hoạt động không chuyên trách tại các xã, phường, thị trấn, bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy...

UBND Thành phố có thẩm quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố bảo đảm các nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện theo quy định pháp luật; quyết định chuyển một số chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố cho các cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác thuộc UBND Thành phố, UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức...

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2023.

Ánh Dương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Hà Tĩnh: Phát triển nông nghiệp giữa lòng đô thị

    (Xây dựng) - Thời gian qua, thực hiện các chương trình sản xuất nông nghiệp đô thị, thành phố Hà Tĩnh đã tập trung phát triển nhiều mô hình tích tụ ruộng đất, ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng sinh thái bền vững.

  • Hà Nội: Phố phường rực rỡ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) – Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), Thành phố Hà Nội đã trang trí các tuyến phố với hàng loạt băng rôn, tranh cổ động đầy ý nghĩa. Bên cạnh đó, người dân cũng nô nức mong chờ nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chuẩn bị diễn ra nhân dịp này.

  • 100 năm hình thành và phát triển đô thị trung tâm Hà Tĩnh

    (Xây dựng) - Trải qua bao thăng trầm lịch sử của một đô thị tròn 100 tuổi, thành phố Hà Tĩnh đã tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển với quy mô phù hợp, kết cầu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh, phấn đấu trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

  • Thông qua dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Hải Phòng

    (Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 150/NQ-CP ngày 24/9/2024 đồng ý thông qua dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.

  • Cao Bằng: Xây dựng đồng bộ các dự án phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc phát triển đô thị. Việc đầu tư xây dựng đồng bộ các dự án phát triển đô thị đã và đang góp phần nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị của tỉnh theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững.

Xem thêm
  • Hà Nội: Đặt mục tiêu hình thành 3 thành phố mới vào năm 2045

    (Xây dựng) - Tại Chương trình phát triển đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035 (gọi tắt là Chương trình) vừa trình HĐND Thành phố xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp chuyên đề dự kiến diễn ra vào cuối tháng 9/2024, Hà Nội đặt tầm nhìn trong giai đoạn năm 2045 hình thành thành phố phía Bắc với hạt nhân chính là quận Đông Anh; phát triển đô thị tại Hòa Lạc, Xuân Mai tiến tới hình thành thành phố phía Tây và phát triển đô thị tại Phú Xuyên, Thường Tín để hình thành thành phố phía Nam.

    08:33 | 24/09/2024
  • Bộ Xây dựng công nhận thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là đô thị loại III

    (Xây dựng) – Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 858/QĐ-BXD ngày 16/9/2024 về việc công nhận thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là đô thị loại III.

    20:32 | 23/09/2024
  • Thành phố Phổ Yên (Thái Nguyên): Xây dựng phát triển đô thị theo hướng xanh

    (Xây dựng) - Xây dựng đô thị xanh là một trong những mục tiêu quan trọng của thành phố Phổ Yên đang hướng tới trong quá trình hội nhập và phát triển. Với những kết quả đã đạt được, đô thị trẻ Phổ Yên đang tạo cho mình một diện mạo mới, một điểm nhấn mới, mang đậm màu xanh của thiên nhiên với môi trường trong lành, đáng sống, đáng đến.

    20:40 | 22/09/2024
  • Thành phố Bắc Ninh: “Hồi sinh” sau bão, sẵn sàng đón quy hoạch mới và sóng đầu tư

    (Xây dựng) – Sau khi chịu những ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3, thành phố Bắc Ninh đang nhanh chóng “hồi sinh”, sẵn sàng cho sự kiện công bố quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư vào chiều 22/9 tới đây.

    09:10 | 21/09/2024
  • Thay thành viên Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Tổ trưởng Tổ công tác đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vừa ký Quyết định số 109/QĐ-TCTĐSĐT thay đổi thành viên Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

    08:54 | 21/09/2024
  • Khánh thành và gắn biển công trình Cung Thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn đã ký ban hành Kế hoạch số 272/KH-UBND ngày 16/9/2024 về việc khánh thành và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) Công trình Cung Thiếu nhi Hà Nội.

    08:49 | 21/09/2024
  • Quy hoạch đô thị Bắc Ninh: Bản sắc Kinh Bắc vươn tầm đô thị hiện đại

    (Xây dựng) - Với những thành tựu đáng kể sau hơn 27 năm từ khi tái lập tỉnh, Bắc Ninh đang chuyển mình với mục tiêu trở thành đô thị loại I vào năm 2027 và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030. Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mở ra những cơ hội phát triển mới và những đột phá chiến lược cho tỉnh.

    08:00 | 21/09/2024
  • Quảng Trạch (Quảng Bình): Tập trung nguồn lực xây dựng Quảng Phương trở thành đô thị loại V

    (Xây dựng) - Trước khi được quy hoạch, khu vực này là vùng cát trắng mênh mông nhưng bằng sự quyết tâm, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị trẻ Quảng Trạch đang từng bước phát triển…

    22:07 | 20/09/2024
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

    15:48 | 19/09/2024
  • Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hướng đến trở thành đô thị thông minh

    Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… của tỉnh Ninh Thuận, trong nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chú trọng xây dựng thành phố trở thành đô thị xanh, môi trường an toàn, thân thiện, từng bước trở thành đô thị thông minh, đến nay, đã đạt được những kết quả tích cực. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Châu Thị Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, Bí thư Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm.

    08:15 | 19/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load