Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 08:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đồng bằng sông Cửu Long: Làm thế nào các công trình đầu tư “hạn, mặn” có hiệu quả?

Bài cuối: Ghi nhận tại các công trình

14:23 | 27/02/2024

(Xây dựng) – Tính đến nay, ngân sách đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng cho các công trình thủy lợi ứng phó với hạn mặn. Tuy nhiên, các công trình trên có phát huy hiệu quả không hay sống chung, thích ứng với “hạn, mặn” đang cần câu trả lời từ các cơ quan chuyên môn.

Bài cuối: Ghi nhận tại các công trình
Kè đê biển Khai Long đầu tiên ở Cà Mau xây dựng bằng nguồn xã hội hóa.

Kế hoạch “trữ ngọt, ngăn mặn”

Để ứng phó với các tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đối với vụ mùa 2023 - 2024 trên địa bàn, tỉnh Bạc Liêu chủ động đưa ra 3 kịch bản phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn với 3 cấp độ khác nhau. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn kịch bản 2 giả định tình hình hạn, mặn xảy ra gay gắt tương đương với hạn, mặn năm 2015 - 2016. Theo đó, giảm 2.900ha vụ lúa Đông Xuân ở các nơi có nguy cơ thiếu nước ngọt. Đồng thời, đưa ra các giải pháp công trình như sửa chữa cống, trạm bơm, kéo dài đường ống cấp nước sạch nông thôn, công trình kênh mương tạo nguồn; duy tu toàn bộ hệ thống cống, trạm bơm, máy bơm, các trạm cấp nước tập trung trong tỉnh để phục vụ phòng, chống hạn, mặn với ổng kinh phí ứng phó giảm thiểu thiệt hại hơn 21 tỷ đồng…

Ngay từ đợt khô hạn 2015 – 2016, tỉnh Bạc Liêu xác định kế hoạch “trữ ngọt, ngăn mặn”. Tại thị xã Giá Rai, để bảo vệ 7.000ha lúa trên đất tôm, thị xã đã đầu tư xây dựng 21 cống trị giá 114 tỷ đồng cùng các ô đê bao khép kín để chủ động ngăn mặn, trữ ngọt. Nhờ vậy, dù là địa phương cuối nguồn nước ngọt, nhưng sản xuất lúa trên đất tôm năm 2023-2024 của nông dân vẫn đảm bảo đủ nước, sản xuất, trúng mùa. Tương tự, huyện Đông Hải, địa bàn tiếp giáp với biển, nên nguy cơ thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn rất cao. Địa phương tập trung gia cố bờ bao, cống bọng, nạo vét các tuyến kênh nội đồng để trữ nước trên ao nuôi, nhằm đảm bảo nguồn nước cấp khi cần thiết.

UBND tỉnh Kiên Giang công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do xâm nhập mặn để kịp thời ứng phó trên địa bàn huyện Kiên Lương và ban hành lệnh xây dựng khẩn cấp công trình đắp đập ngăn mặn trên kênh Rạch Giá - Hà Tiên thuộc địa bàn xã Hòa Ðiền, huyện Kiên Lương. Cao trình đỉnh đập 2m, dài 45,6m, kết cấu đập bằng lasen IV, tổng mức đầu tư gần 10,25 tỷ đồng. Ðập ngăn mặn này sẽ trực tiếp bảo vệ khoảng 50.000ha lúa Đông Xuân 2023-2024 trong vùng (gồm 22.000ha của huyện Kiên Lương, 28.000ha của huyện Giang Thành); hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà máy, xí nghiệp và nguồn nước sinh hoạt của khoảng 67.000 người dân trong khu vực. Ngành Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đã triển khai 2 giải pháp công trình và phi công trình để ngăn chặn xâm nhập mặn như: Phối hợp Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam vận hành các cống Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô và vận hành hệ thống cống trên địa bàn tỉnh để ngăn mặn, giữ ngọt hợp lý theo yêu cầu thực tế tại từng thời điểm sản xuất của từng khu vực. Các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng mặn đã triển khai đắp mới, gia cố 27/58 đập đất ngăn mặn theo thời vụ để bảo vệ lúa trong vụ đông xuân 2023-2024…

Bài cuối: Ghi nhận tại các công trình
Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại, Du lịch Công Lý đầu tư 70 tỷ bờ kè được ưu tiên thuê đất làm khu du lịch Khai Long.

Kêu gọi Trung ương hỗ trợ vốn

Theo báo cáo của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hiện cần số tiền lớn đầu tư công trình ứng phó hạn, mặn. UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định phê duyệt dự án kè chống sạt lở bờ biển khu vực xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải, với tổng mức đầu tư 140 tỷ đồng. Dự án kè chống sạt lở bờ biển khu vực xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh làm chủ đầu tư. Mục tiêu dự án nhằm khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng kết hợp sóng lớn trong mùa mưa bão; bảo vệ an toàn tuyến đê biển và tính mạng, tài sản của người dân trong khu vực sạt lở nguy hiểm, giúp người dân an tâm sản xuất, ổn định đời sống… Chiều dài tuyến kè là 1.700m, kết cấu công trình kè bảo vệ trực tiếp dạng mái nghiêng có bố trí bậc thềm giảm sóng, cao trình đỉnh kè 3,5m, rộng 5m… Dự án có tổng mức đầu tư 140 tỷ đồng, gồm ngân sách Trung ương 110 tỷ đồng và ngân sách tỉnh 30 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện năm 2023-2024.

Để công tác xử lý sạt lở đạt hiệu quả cao, UBND tỉnh Tiền Giang đề nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn đầu tư để triển khai thực hiện 8 dự án xử lý sạt lở khẩn cấp, với tổng kinh phí trên 2.100 tỷ đồng. Đó là dự án xói lở bờ biển Gò Công - Đoạn 3, huyện Gò Công Đông; dự án xử lý sạt lở bờ sông Tiền khu vực cù lao Tân Phong (đoạn 5), huyện Cai Lậy; dự án xử lý sạt lở cù lao Tân Long (đoạn 7), thành phố Mỹ Tho; dự án xói lở bờ sông Tiền (đoạn đầu Vàm Kỳ Hôn), xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo; dự án xử lý sạt lở đê ven sông Tiền tại 3 xã Hòa Hưng, An Hữu, Tân Thanh thuộc huyện Cái Bè (giai đoạn 2); dự án xử lý sạt lở kênh 28 tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè (đoạn 4); dự án xử lý sạt lở sông Tiền tại cù lao Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho và dự án xử lý sạt lở kênh Nguyễn Văn Tiếp tại khu vực chợ Thiên Hộ thuộc huyện Cái Bè.

Tại Bến Tre, từ nguồn kinh phí Chính phủ phân bổ phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh đã chi 210 tỷ đồng khẩn cấp xây kè chống sạt lở bờ biển Ba Tri. Trong 3 năm (2020-3023), tỉnh Vĩnh Long, từ ngân sách Trung ương, cùng với việc bố trí nguồn ngân sách địa phương và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác, tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện đầu tư 10 tuyến kè bê tông cốt thép kiên cố; gia cố, khắc phục sạt lở bằng giải pháp kè mềm tường rọ đá, kết hợp gia cố lòng sông, gia cố tạm bằng cừ tràm, cừ dừa với khoảng 200 điểm/tuyến sạt lở bờ bao. Tổng chiều dài kè kiên cố và bờ bao được khắc phục sạt lở khoảng 40.071m, kinh phí thực hiện 4.351,7 tỷ đồng. Tỉnh đang cần Trung ương hỗ trợ kinh phí. Hiện tỉnh có 7 khu vực sạt lở bờ sông nguy hiểm, nhưng chưa được bố trí vốn chờ Trung ương hỗ trợ.

Bài cuối: Ghi nhận tại các công trình
Công Cái Bé thuộc Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 (tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng) đưa vào vận hành tháng 2/2021.

Xem xét đề án xã hội hóa công trình sạt lở ven biển

Trong khi các địa phương xin ngân sách hỗ trợ vốn, Cà Mau xin cơ chế tại hội nghị tổng kết mô hình hợp tác công tư trong xây dựng công trình phòng, chống sạt lở ven biển Cà Mau được tổ chức tại Cà Mau vào tháng 1/2024 vừa qua. Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, trong điều kiện ngân sách còn hạn chế, không đủ nguồn lực để thực hiện công trình bảo vệ bờ biển, dẫn đến nhiều diện tích đất, rừng bị mất, mô hình nói trên mở ra hướng mới huy động nguồn lực. Thông qua việc nghiên cứu khai thác diện tích đất ven biển, những nơi có điều kiện xây dựng, thực hiện các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh... mời gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện địa phương đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần được Trung ương hỗ trợ tháo gỡ, nhất là trong công tác lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch rừng. Tỉnh không thể triển khai thực hiện được các dự án đầu tư khai thác tiềm năng kinh tế ven biển theo chiến lược biển, chủ yếu là do hầu hết diện tích ven biển không có quy hoạch phù hợp. Lý do không có quy hoạch phù hợp là do toàn bộ diện tích ven biển tỉnh Cà Mau được quy hoạch là đất rừng phòng hộ. “Tỉnh Cà Mau được xác định là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế biển, nhiều vị trí ven biển có tiềm năng đầu tư các dự án phát triển dịch vụ du lịch, dịch vụ hậu cần nghề cá, dự án phát triển điện gió, điện năng lượng mặt trời. Qua kết quả thực hiện của các dự án nói trên cho thấy, nếu những khó khăn, vướng mắc nói trên được tháo gỡ kịp thời, tỉnh Cà Mau đã có thêm nhiều dự án đầu tư tương tự vùng ven biển”, ông Sử nói.

Được biết, khu vực bãi biển Khai Long ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển hướng ra cụm đảo Hòn Khoai cũng ảnh hưởng bởi mùa gió chướng. Công trình kè chắn sóng ấy ôm trọn mặt tiền Khu du lịch Khai Long do Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại, Du lịch Công Lý đầu tư với tổng kinh phí hơn 70 tỷ đồng. Đây cũng là công trình thí điểm về phòng chống sạt lở bờ biển đầu tiên của tỉnh Cà Mau theo hình thức xã hội hóa. Theo đại diện chủ đầu tư, đoạn kè đầu tiên khoảng 200m được triển khai vào năm 2013. Sau khi hoàn thành và kiểm chứng phát huy hiệu quả ứng phó với sạt lở ven biển, doanh nghiệp mở rộng dần và hoàn thành được khoảng 3,2km như hiện nay. Đổi lại, doanh nghiệp được tỉnh Cà Mau ưu tiên cho thuê hơn 100ha đất ven biển Khai Long để triển khai tổ hợp dự án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, câu chuyện xã hội hoá làm kè biển ở Khai Long là cách làm hay, sáng tạo và đã gợi mở nhiều vấn đề lớn không chỉ cho Cà Mau và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng mà còn của cả nước nói chung, nhằm giữ được đất, giữ được rừng, giảm gánh nặng từ ngân sách Nhà nước. Ông Hiệp khẳng định: “Bộ sẽ cùng với Cà Mau hoàn thiện báo cáo, đề xuất các giải pháp tốt nhất cho vấn đề xã hội hóa đầu tư công trình phòng, chống sạt lở ven biển để có thể triển khai đại trà tại nhiều địa phương vùng ven biển khác của cả nước. Cần thống nhất với nhau rằng, hướng quan trọng trong đề án phòng, chống sạt lở ở Cà Mau không xin tiền mà chỉ xin cơ chế. Do đó, địa phương cần khẩn trương hoàn thiện đề án ngay trong 6 tháng đầu năm 2024”.

Đào Văn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load