Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 14:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Những công trình xây dựng để đời trên đất Quảng Ninh

Bài 7: Cao tốc Quảng Ninh, hình mẫu đường cao tốc Việt Nam

09:06 | 10/06/2023

(Xây dựng) - Khi toàn tuyến cao tốc Móng Cái - Hải Phòng đưa vào sử dụng đã làm nên danh tiếng cho Quảng Ninh, tỉnh có tỷ lệ đường cao tốc nhiều nhất trong nước. Đường cao tốc Quảng Ninh còn là hình mẫu về phương thức đầu tư, quy hoạch kiến trúc, quy trình kỹ thuật xây dựng đường cao tốc Việt Nam.

Đường cao tốc Móng Cái - Hải Phòng còn gọi là đường cao tốc Quảng Ninh, bởi con đường kéo dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh. Riêng cao tốc từ điểm nối cửa khẩu Bắc Luân II đến cầu Bạch Đằng (ranh giới Hải Phòng), kết nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là 176km; đoạn đang xây dựng từ nút giao Đầm Nhà Mạc (cách chân cầu Bạch Đằng khoảng 300m) đến cổng tỉnh ở huyện Đông Triều gọi là đường ven sông Đá Vách dài 41,2km, quy mô 6 làn xe, tiêu chuẩn đường cấp II, tổng mức đầu tư trên 9.400 tỷ đồng, xe ô tô có thể đạt tốc độ 90km/h, như vậy cơ bản là cao tốc hóa trục giao thông xương sống của Quảng Ninh.

Đường cao tốc của Quảng Ninh là sự kết nối các tuyến cao tốc hợp thành với đa phương thức huy động nguồn lực đầu tư. Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước dùng ngân sách địa phương xây dựng đường cao tốc và ngân sách là mồi lửa thắp lên ngọn đuốc lớn thu hút các nguồn lực hợp pháp cùng đầu tư xây dựng đường cao tốc.

Bài 7: Cao tốc Quảng Ninh, hình mẫu đường cao tốc Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký cùng nhiều lãnh đạo Đảng Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh cắt băng khánh thành cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.

Tuyến cao tốc đầu tiên là Hạ Long - Hải Phòng dài 25,5km, khởi công xây dựng 13/9/2014, khánh thành đưa vào sử dụng 02/9/2018. Tiếp đó là cao tốc Hạ Long - Vân Đồn dài 59,456km, khởi công xây dựng 02/9/2015, khánh thành đưa vào sử dụng 01/2/2019. Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái tổng chiều dài toàn tuyến 80,23km, khởi công xây dựng 03/4/2019, khánh thành đưa vào sử dụng 01/9/2022.

Bài 7: Cao tốc Quảng Ninh, hình mẫu đường cao tốc Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dành sự quan tâm đặc biệt đến công trình này ngay từ khi khởi công xây dựng, đến lúc khánh thành đưa vào sử dụng.

Đa dạng hình thức đầu tư

Quảng Ninh đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng đường cao tốc với đa dạng hình thức, như phương thức PPP, hợp đồng BOT và dùng ngân sách, công trình được đan xen hợp lý. Tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng dài 25,5km, tổng mức đầu tư trên 14 nghìn tỷ đồng, lập thành 2 dự án độc lập để thực hiện đầu tư theo các hình thức huy động vốn.

Dự án thứ nhất là cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, có chiều dài 5,4km, tổng mức đầu tư 7,6 nghìn tỷ đồng, đầu tư theo hình thức BOT. Cầu chính dài 3.054,1m, rộng 25m, 50 nhịp, 4 nhịp dây văng dạng nan quạt, trong đó 2 nhịp chính mỗi nhịp dài 250m và 2 nhịp biên, mỗi nhịp dài 100m, trụ tháp giữa cao 99,74m, trụ tháp 2 bên cao 94,50m. Cầu dẫn gồm 25 nhịp và đường dẫn đầu cầu dài 1.931m, đường cao tốc 4 làn xe cơ giới, vận tốc 100km/h. Dự án thứ hai là đường nối thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng chiều dài 19,8km, 4 làn xe cơ giới vận tốc 100km/h, mức đầu tư 6,4 nghìn tỷ đồng, đầu tư bằng nguồn ngân sách tỉnh.

Tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn dài 59,456km, tổng vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức PPP đối tác công - tư, hợp đồng BOT. Tuyến cao tốc Móng Cái - Vân Đồn dài 80,23km bao gồm 2 dự án với 2 phương thức đầu tư khác nhau. Dự án I, đoạn Tiên Yên - Móng Cái đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BOT; dự án II, đoạn Vân Đồn - Tiên Yên đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh.

Dự án đường cao tốc Vân Đồn - Tiên Yên khởi đầu tuyến được quy ước tại km71+00 thuộc xã Đài Xuyên, huyện Vân Đồn. Điểm cuối, tại Km87+080 thuộc xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên tổng chiều dài 16,080km, trong đó phần đường dài 12,4km; phần cầu dài 3,7km. Tổng mức đầu tư 3.420,02 tỷ đồng.

Dự án đường cao tốc Tiên Yên - Móng Cái, điểm đầu tại Km87+080 trùng với điểm cuối dự án đường cao tốc Vân Đồn - Tiên Yên, thuộc địa phận xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên; Điểm cuối tại km150+338,91 (giao với Đường tỉnh 335, trùng với điểm cuối dự án cầu Bắc Luân II, thành phố Móng Cái) chiều dài 63,26km. Tổng mức đầu tư là 9.031,9 tỷ đồng, bao gồm: Phần vốn BOT là 8.421,9 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu 992,2 tỷ đồng; vốn vay 7.429,7 tỷ đồng); phần vốn Nhà nước hỗ trợ xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ là 610,1 tỷ đồng.

Một công trình sáu giá trị khác biệt

Bài 7: Cao tốc Quảng Ninh, hình mẫu đường cao tốc Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, hôm khánh thành đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nêu công trình này có sáu giá trị khác biệt.

Tại buổi lễ khánh thành cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, kết nối Cao tốc Móng Cái - Hải Phòng ông Nguyễn Tường Văn khi ấy là Chủ tịch UBND tỉnh nêu, công trình đường cao tốc Quảng Ninh có sáu giá trị khác biệt và ba điểm ghi nhớ.

Một là, con đường của niềm tin và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân bằng sự đồng thuận, ủng hộ, hiến đất, hoàn thành giải phóng mặt bằng nhanh nhất.

Hai là, con đường của khát vọng đổi mới, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, vượt lên mạnh mẽ và bền vững của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh, được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Ba là, con đường mang tầm nhìn chiến lược mở ra cửa ngõ giao thương của Việt Nam, Đông Á - Đông Nam Á, ASEAN với Trung Quốc, khu vực hợp tác “hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt - Trung; thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh giữa vùng núi, biên giới Đông - Tây Bắc với vùng Duyên hải và Đồng bằng sông Hồng…

Bốn là, con đường của kết nối đồng bộ, hợp tác hóa lãnh thổ, liên thông giữa các vùng kinh tế trọng điểm, các cực tăng trưởng kinh tế, tam giác, tứ giác phát triển; nâng cao hiệu quả khai thác các hệ thống giao thông vận tải cảng biển, cảng hàng không và các tuyến cao tốc phía Bắc.

Năm là, con đường của trách nhiệm với sự nỗ lực vượt bậc của chủ đầu tư; cường độ làm việc không ngừng nghỉ của hàng nghìn kỹ sư, kỹ thuật viên, cán bộ, công nhân viên và máy móc thiết bị để hoàn thành trên 80km đường cao tốc với 35 cây cầu trong vòng 500 ngày đêm trong điều kiện đại dịch Covid-19 bùng phát, địa hình phức tạp và thời tiết khắc nghiệt.

Sáu là, con đường thân thiện chào đón bạn bè trong, ngoài nước tới các vùng di sản.

Con đường mười điểm nổi trội

Phóng viên Báo điện tử Xây dựng thấy công trình xây dựng đường cao tốc Quảng Ninh có mười điểm nổi trội so với hệ thống đường cao tốc hiện có trong cả nước gồm:

Một là, cao tốc Móng Cái - Hải Phòng dài 176km đưa vào sử dụng kết nối đồng bộ, liên thông với cao tốc Hải Phòng - Hà Nội và cao tốc Hà Nội - Lào Cai tạo thành tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam (gần 600km). Quảng Ninh là tỉnh có số km cao tốc lớn nhất cả nước (176/1.046km), chiếm 16,83% tổng chiều dài đường cao tốc toàn quốc.

Hai là, con đường cao tốc có không gian kiến trúc đẹp nhất Việt Nam. Đường qua đủ địa hình như đất nước Việt Nam thu nhỏ. Khi băng qua những cánh đồng màu mỡ, khi vượt đồi núi dạng trung du, xuyên những cách rừng ngút ngàn cây xanh, lúc vắt bên sườn núi đá vôi và có gần 40km đoạn đường vượt biển, hải đảo là tiêu điểm ánh lên nét đẹp công trình kiến trúc mỹ thuật bậc nhất Việt Nam.

Ba là, đường cao tốc có cây cầu vượt biển dài và cầu trên cao tốc vượt đường quốc lộ cao nhất Việt Nam. Cây cầu vượt eo biển cảng Mũi Chùa độ sâu 19m, nước triều xoáy xiết như eo biển Cửa Lục (vịnh Hạ Long), mặt cầu rộng 25,25m, 4 làn xe tốc độ 120km/h; cầu dài 1.515m nối huyện đảo Vân Đồn với huyện miền núi Tiên Yên, gọi chung là cầu Vân Tiên. Còn cầu trên cao tốc vượt đường quốc lộ cao nhất Việt Nam là cầu Cẩm Y, vượt QL18a tại km 52+25-Km52+850, trên địa bàn thôn Cẩm Y, xã Cẩm Hải, thành phố Cẩm Phả. Cầu dài 380,5m, rộng 25m, chiều cao tính từ mặt đường QL18a dưới gầm cầu lên đến mặt cầu là 30m.

Bốn là, con đường cao tốc có điện thắp sáng toàn tuyến dọc tỉnh từ cầu Bạch Đằng đến cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, chiều dài 176km đều được trang bị hệ thống điện chiếu sáng cao áp với tổng số trên 8.200 cột đèn điện chiếu sáng. Đường cao tốc còn được trang bị điện nhẹ, hệ thống ITS giám sát giao thông hiện đại nhất hiện nay với gần 100 camera an ninh có tầm nhìn xa 2km, quan sát xe cộ đường sá 24/24h trong ngày.

Năm là, con đường có qui hoạch 2 trạm dừng chân gắn với dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao gồm: Trạm dừng nghỉ tại Km20+00, xã Thống Nhất (Hạ Long), quy hoạch sử dụng đất trên diện tích 6,56ha, quy cách xây dựng tương tự mô hình trạm dừng nghỉ ở Châu Âu, có view nghinh phong - vọng cảnh. Trạm dừng nghỉ tại Km80+00 (đang xây dựng thuộc xã Đài Xuyên, gần sân bay Vân Đồn) diện tích sử dụng đất trên 14,2ha, cảnh quan thiên nhiên biển đảo, có kết hợp với các chức năng khác như trung tâm thương mại(bussiness center), khách sạn và một trạm cung cấp các dịch vụ về sửa chữa, bảo dưỡng, xử lý tình huống bất trắc tại Km114+400 thuộc xã Quảng Long(Hải Hà) diện tích sử dụng đất 1,95ha.

Sáu là, con đường cao tốc tiêu biểu về quy hoạch, kiến trúc kết nối đô thị, khu dân cư, môi trường sinh thái. Riêng tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái xây dựng 17 cầu vượt ngang; tổng cộng 30km đường dẫn đầu cầu, đường gom, đường dẫn hầm chui, đường trong nút giao… để giao thông đô thị, giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, đồng ruộng không bị chia cắt. Hiện, cao tốc Móng Cái - Hải Phòng là tuyến cao tốc đường bộ có tỷ lệ cầu hóa bãi triều cao nhất với 46 cây cầu, đảm bảo sự thông thủy sông suối, hệ sinh thái rừng biển, tiêu biểu là bảo vệ rừng ngập mặn, cảnh quan môi trường.

Bảy là, con đường “ý Đảng - lòng dân”. Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái quy mô sử dụng 666,89ha đất. Công tác bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) liên quan đến 1.681 tổ chức, tập thể, hộ gia đình và có 320 ngôi mộ phải di chuyển, với tổng chi phí cho GPMB gần 1.500 tỉ đồng. Năm huyện, thành phố diện có thu hồi đất đồng loạt đã phát động chiến dịch thần tốc 30 ngày đêm GPMB được nhân dân đồng thuận cao. Kết quả mỹ mãn, đạt thành tích công trình xây dựng GPMB nhanh nhất trong 5 năm trở lại đây, được nhận định là con đường “ ý Đảng - lòng dân”.

Tám là, công trình giao thông lớn thi công nhanh nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái khởi công xây dựng tháng 4/2019, trong khó khăn của đại dịch Covid-19, giá cả xăng dầu - vật liệu xây dựng tăng đột biến, Nhà đầu tư và các nhà thầu đã huy động trên 1.000 đầu thiết bị xe máy, với gần 3.000 kỹ sư, cán bộ công nhân cần mẫn thi công xây dựng trong 750 ngày đêm, nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Trong đó, cầu Vân Tiên thi công trong 11 tháng, đã lập kỷ lục mới về thi công cầu vượt biển dài nhất tỉnh Quảng Ninh.

Chín là, công trình được kiểm tra, giám sát quy trình kỹ thuật xây dựng chặt chẽ. Cùng với trách nhiệm quản lý chất lượng kỹ thuật xây dựng của chủ đầu tư, còn có sự giám sát của các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp Nhà nước như: Hội đồng kiểm tra Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Xây dựng là Chủ tịch, Thứ tưởng là Phó Chủ tịch thường trực và các chuyên gia đầu ngành Xây dựng công trình giao thông quốc gia(đã 6 lần kiểm tra các hạng mục xây dựng, trước khi chấp thuận nghiệm thu có điều kiện, đưa công trình vào sử dụng từ ngày 01/9). Lực lượng tư vấn giám sát của TEDI, Tư vấn Thăng long, Trung tâm tư vấn kiểm định chất lượng Tổng cục đường bộ cùng của Bộ Giao thông Vận tải… thường xuyên kiểm tra theo định kỳ và đột xuất. Tổ công tác đặc biệt được UBND tỉnh giao cho Giám đốc Sở Giao thông Vận tải là Tổ trưởng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ, chất lượng và tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện.

Mười là, công trình có giá trị lớn về kinh tế - xã hội. Con đường cao tốc này kết nối liên hoàn các khu kinh tế, sân bay, cảng biển Quảng Ninh và thông thương cửa khẩu quốc tế Bắc Luân II, giao thương biên mậu với thị trường Trung Quốc cùng các nước Asean với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Đường bộ cao tốc kết nối trục các đô thị lớn Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và các tỉnh vùng duyên hải phía Bắc nước ta.

Một số hình ảnh về con đường cao tốc sáu giá trị khác biệt, mười điểm nổi trội:

Bài 7: Cao tốc Quảng Ninh, hình mẫu đường cao tốc Việt Nam
Cao tốc Móng Cái - Hải Phòng có không gian kiến trúc đường cao tốc đẹp nhất Việt Nam.
Bài 7: Cao tốc Quảng Ninh, hình mẫu đường cao tốc Việt Nam
Công trình đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái tiêu biểu về chất lượng xây dựng.
Bài 7: Cao tốc Quảng Ninh, hình mẫu đường cao tốc Việt Nam
Khi thi công rất nghiêm ngặt về quy trình xây dựng, thẩm định lượng kỹ thuật chặt chẽ từng hạng mục.
Bài 7: Cao tốc Quảng Ninh, hình mẫu đường cao tốc Việt Nam
Bia đá lưu danh công trình cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đặt ở điểm cuối tuyến tại nút giao cầu Bà Mai, xã Hải Xuân, thành phố Móng Cái.
Bài 7: Cao tốc Quảng Ninh, hình mẫu đường cao tốc Việt Nam
Tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng vinh dự được gắn biển Công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh QN lần thứ XIV.
Bài 7: Cao tốc Quảng Ninh, hình mẫu đường cao tốc Việt Nam
Cầu Vân Tiên - cầu cao tốc vượt biển dài nhất Việt Nam.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) – Với những đột phá về hạ tầng giao thông trong những năm gần đây, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh được nhanh chóng triển khai, hoàn thiện về hạ tầng. Đó chính là động lực để tỉnh phấn đấu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

  • Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng nỗ lực về đích

    (Xây dựng) - Những ngày này, không khí làm việc trên các công trường thuộc dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng luôn hối hả. Các đơn vị đang dốc toàn lực đẩy nhanh tiến độ, nhằm đưa dự án về đích, tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển…

  • Hà Nội: Phê duyệt phương án tuyến, vị trí tuyến đường LK54

    (Xây dựng) - Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4603/QĐ-UBND ngày 04/9/2024 về việc phê duyệt phương án tuyến, vị trí tuyến đường LK54, từ khu tái định cư phục vụ công tác GPMB cầu Nhật Tân, đường 5 kéo dài và các dự án phát triển đô thị đến đường LK53, tỷ lệ 1/500.

  • Bình Dương: 10.000 tỷ đồng “tín dụng xanh” đầu tư cho phát triển hạ tầng đô thị

    (Xây dựng) – Chiều 6/9, Công ty Cổ phần – Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) nhằm khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên.

  • Bài 2: Nước thải trong khu công nghiệp

    (Xây dựng) - Hiện, Quảng Ninh có 9 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, 8 KCN đã đi vào sản xuất; và đã có Hệ thống xử lý nước thải tập trung phù hợp quy hoạch phân khu. 6 KCN đã xây dựng và vận hành trạm xử lý nước, có hệ thống quan trắc nước thải tự động truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý nguồn nước sau xử lý xả thải ra môi trường.

  • Hà Nội: Thi công dự án đường rộng 120 – 180m nối 2 cao tốc

    (Xây dựng) – Thành phố Hà Nội đang tập trung giải phóng mặt bằng triển khai thi công dự án đường nối 2 cao tốc dài 6,7km, mặt cắt ngang 120 – 180m với vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load