Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ tư 18/09/2024 19:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Quảng Ninh: Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững

Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển

14:45 | 29/08/2024

(Xây dựng) - Huyện Vân Đồn xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TU của Tỉnh ủy với nhiều nội dung lớn về phát huy các giá trị văn hóa, nội lực của người dân vùng hải đảo; trong đó có nội dung, môi trường văn hóa là nền tảng khơi nguồn phát triển bền vững.

Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển
Huyện Vân Đồn đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt Quần thể Thương cảng Vân Đồn và bằng Di tích Quốc gia địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Ngọc Vừng. (Ảnh tư liệu)

Vân Đồn xác định ba khâu đột phá bao gồm: Chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể, là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch - vững mạnh; xây dựng văn hóa trong kinh tế, trọng tâm là phát triển văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nhân; phát triển công nghiệp sáng tạo được tổ chức sản xuất ở trình độ cao.

Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển
Bí thư Huyện ủy Vân Đồn Trương Mạnh Hùng cho biết, địa phương trầm tích văn hóa như: Soi Nhụ nền văn hóa biển cổ đại nhất ở khu vực Đông Nam Á và Thương cảng Vân Đồn, cùng với bề dày lịch sử chiến thắng Vân Đồn năm 1288 nhà Trần tiêu diệt chiến thuyền quân lương của giặc Nguyên… là những cơ sở tốt để giáo dục truyền thống văn hóa, đưa Nghị quyết 17- NQ/TU của Tỉnh ủy vào cuộc sống người dân vùng hải đảo này.

Mục tiêu chung, phát triển con người hải đảo Vân Đồn toàn diện cả về nhân cách, trí tuệ, năng lực, sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, tình yêu quê hương, đất nước với các đặc trưng “Bản lĩnh - Tự cường - Kỷ cương - Đoàn kết - Nghĩa tình - Hào sảng - Sáng tạo - Văn minh” phù hợp với xu thế thời đại, thích ứng với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng, phát triển nền văn hóa giàu bản sắc, gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền, trên cơ sở kết hợp hài hòa sáu giá trị đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh “Thiên nhiên tươi đẹp, Văn hóa đặc sắc, Xã hội văn minh, Hành chính minh bạch, Kinh tế phát triển, Nhân dân hạnh phúc” để văn hóa, con người Quảng Ninh thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh, bền vững.

Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển
Chủ tịch UBND xã Bình Dân Tô Văn Lưu nêu, hiện trên địa bàn xã có trên 85% là người dân tộc thiểu số, địa phương đang cố gắng phát huy các giá trị văn hóa bản địa để giáo dục công dân; đồng thời tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc, để phát triển kinh tế du lịch tại địa phương.

Vân Đồn đã đề ra 16 mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có Bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức con người mới phù hợp với đặc điểm của địa phương. Hàng năm có trên 95% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 100% thôn/khu đạt danh hiệu “Thôn, khu phố văn hóa”; thị trấn Cái Rồng đạt danh hiệu “chuẩn văn minh đô thị”; 85% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu “cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa”.

Xây dựng Trung tâm Văn hóa cấp huyện, 12/12 xã có trung tâm văn hóa - thể thao; các thôn, khu có điểm vui chơi, giải trí, thể thao dành cho nhân dân, thanh thiếu nhi phù hợp với đặc thù hải đảo. 100% các cơ sở giáo dục có đủ phòng học cho các môn học âm nhạc, mỹ thuật, nghệ thuật, bảo đảm các hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông. Vân Đồn phấn đấu huyện là thuộc nhóm có chỉ số con người (HDI) cao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển
Cựu Chủ tịch UBND xã Đông Xá Đặng Thanh Sơn, cư trú ở thôn Đông Thắng, bày tỏ sự hưởng ứng của mình với Nghị quyết 17-NQ/TU của Tỉnh ủy chuyên đề về văn hóa là ý Đảng, lòng dân.

Về xây dựng môi trường văn hóa, huyện Vân Đồn định hướng phát triển lành mạnh, năng động, sáng tạo, nhân văn, tiến bộ, là nền tảng tinh thần vững chắc của một xã hội phồn vinh, văn minh, hạnh phúc. Huyện có kế hoạch bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị các di sản văn hóa, các công trình kiến trúc, cảnh quan mang bản sắc văn hóa truyền thống, đặc trưng.

Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển
Cán bộ công chức văn hóa xã hội xã Bình Dân Từ Thị Sinh cho biết, bà con xã Bình Dân rất phấn khởi khi được huyện quan tâm khơi dậy các giá trị văn hoá truyền thống của người Sán Dìu như: Lễ Đại phan, các trò chơi dân gian, hát soọng cô trong cưới hỏi, vào nhà mới, nam nữ đối đáp giao duyên...

Trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TU của Tỉnh ủy, huyện Vân Đồn nêu, phát huy giá trị văn hoá của 50 di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Trong đó, chú trọng 2 di tích quốc gia đặc biệt là đền Cặp Tiên thuộc di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông - Cặp Tiên, Quần thể Thương cảng Vân Đồn; 2 di tích cấp quốc gia gồm: Cụm di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quan Lạn, địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Ngọc Vừng và 7 di tích cấp tỉnh.

Huyện đảo Vân Đồn chú trọng việc duy trì, khôi phục, bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống, các hoạt động văn hoá như: Lễ tế thần đình Quan Lạn (đêm 30 Tết), Lễ tế Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư và quân tướng nhà Trần tại Nghè (Ngày mùng 3 Tết); Lễ tế đình - miếu Ngọc Vừng (Ngày mùng 3 Tết); Khai hội đền Cặp Tiên - xã Đông Xá vào ngày mùng 6 Tết; Lễ hội cầu ngư ngày 11-12/1 âm lịch tại đền thờ Vua Lý Anh Tông và cảng cá Cái Rồng (thị trấn Cái Rồng); Lễ hội Cầu An - đền thờ Vua Lý Anh Tông ở thị trấn Cái Rồng vào ngày 18/1 âm lịch; Lễ hội truyền thống Vân Đồn, Lễ hội đình Quan Lạn ngày 18/6 âm lịch; Lễ Giỗ Vua, đền thờ Vua Lý Anh Tông thị trấn Cái Rồng ngày 5/7 âm lịch…

Vân Đồn triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025.

Vân Đồn đang thực hiện thí điểm về xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa làng dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng khu vực miền núi huyện Vân Đồn giai đoạn 2023-2025; trong đó chú trọng xây dựng Làng dân tộc Sán Dìu, xã Bình Dân. Tập trung xây dựng và hoàn thành Phòng trưng bày Nhà truyền thống dân tộc Sán Dìu, cùng với việc khôi phục, tái hiện lại một số hoạt động bản sắc văn hoá của người Sán Dìu để đưa vào hoạt động, tạo điểm nhấn và hình thành tour du lịch văn hoá cộng đồng.

Huyện tập trung xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị toàn huyện với những nội dung chủ yếu bao gồm: Bản lĩnh vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách; Xác định đúng quyết sách chính trị với tinh thần “thượng tôn pháp luật và kỷ luật Đảng” để lãnh đạo địa phương phát triển bền vững; mọi chủ trương triển khai phải thực sự xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, đều hướng đến chăm lo cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân;

Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải thực sự là tấm gương về văn hóa đạo đức, lối sống, nhân cách, luôn là “công bộc” tận tụy phục vụ nhân dân và sự phát triển của địa phương bằng tinh thần “5 thật”, “6 dám”; xây dựng và thực hiện văn hoá liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ; Thực hành nghiêm minh các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, quy chế làm việc, nhất là nguyên tắc tự phê bình và phê bình, tập trung dân chủ, đoàn kết, thống nhất trong Đảng...

Các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ huyện tới cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện chuẩn mực về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng môi trường văn hóa công sở văn minh, lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn, đổi mới sáng tạo.

Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm, môi trường giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc, nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách con người Vân Đồn, con người Quảng Ninh. Kiên quyết đấu tranh chống lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình. Khắc phục bệnh thành tích, hình thức trong công tác xây dựng gia đình.

Trên cơ sở “Bộ quy tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung xây dựng các quy chế, nội quy, hệ thống các tiêu chí về môi trường văn hoá phù hợp với từng lĩnh vực, cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện theo hướng thường xuyên các chuẩn mực ứng xử văn minh, lịch sự với “4 xin” (xin chào, xin phép, xin lỗi, xin cảm ơn). Thực hiện có hiệu quả các quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh trên môi trường mạng xã hội, phát triển văn hóa số gắn với xây dựng công dân số, kinh tế số và xã hội số.

Vân Đồn xác định mục tiêu tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Mỗi cộng đồng dân cư chủ động, thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, hương ước, quy ước về giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở; bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp; xây dựng nếp sống văn minh. Thực hiện bộ tiêu chí "Thôn, làng, khu dân cư văn hoá kiểu mẫu" tại tất cả các thôn, khu dân cư. Tiếp tục xây dựng, triển khai các mô hình tự quản tích cực, hiệu quả trong cộng đồng dân cư.

Các cơ quan trong hệ thống chính trị từ huyện tới cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện chuẩn mực về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng môi trường văn hóa công sở văn minh, lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn, đổi mới sáng tạo; xây dựng hình ảnh, tác phong, cốt cách của cán bộ, công chức, viên chức Vân Đồn chuyên nghiệp, kỷ cương, tận tâm, mẫu mực, năng động, sáng tạo vì người dân phục vụ.

Xây dựng và triển khai chuẩn mực đạo đức, văn hóa doanh nhân với ý thức thượng tôn pháp luật, tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội theo các tiêu chí chuyên nghiệp, nhân văn, thân thiện và bảo vệ môi trường, trọng chữ tín, cạnh tranh lành mạnh vì sự phát triển bền vững địa phương.

Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc, nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, lối sống tôn trọng đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mỗi con người Quảng Ninh. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, yêu thương nhau. Kiên quyết đấu tranh chống lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình.

Xây dựng, thực hiện hiệu quả văn hóa học đường để mỗi trường học là nơi rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hài hoà giữa giáo dục tri thức, kỹ năng sống và thể chất. Trên cơ sở mô hình "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", "Trường học hạnh phúc", mỗi nhà trường lựa chọn bổ sung các tiêu chí cụ thể phù hợp để xây dựng và phát triển văn hóa học đường mang bản sắc riêng. Học sinh đồng bào các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện để gìn giữ, sử dụng trang phục truyền thống trong nhà trường.

Đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng. Tiếp tục thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong đồng bào có đạo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ tham gia phê phán và đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín dị đoan; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức xã hội.

Người Vân Đồn thực sự là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển. Đảng bộ, chính quyền tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tự hào, niềm tin, ý chí tự lực, tự cường, tài năng, trí tuệ, phẩm giá con người hải đảo hòa nhập với giai cấp công nhân Vùng Mỏ với truyền thống kiên cường, bất khuất, "kỷ luật và đồng tâm", đoàn kết, sáng tạo, hào sảng, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, tỉnh Quảng Ninh kiểu mẫu ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Một số hình ảnh môi trường văn hóa là nền tảng khơi nguồn phát triển ở Vân Đồn:

Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển

Lãnh đạo Bộ Xây dựng và tỉnh Quảng Ninh cắt băng khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn. (Ảnh tư liệu)

Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển

Trung tâm Văn hóa - Thể thao Khu kinh tế Vân Đồn tổng mức đầu tư 90,1 tỷ đồng, gồm các hạng mục chính: Nhà thi đấu đa năng 1.250 chỗ ngồi, 2 bể bơi ngoài trời, sân tổ chức sự kiện rộng khoảng 8.500m.

Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển

Trường Tiểu học Hạ Long 1, công trình xây dựng mới, quy mô xây dựng trường chất lượng cao đưa vào sử dụng năm học 2024-2025.

Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển

Sân bay Vân Đồn diện tích sử dụng đất 325ha, đường băng dài 3,6km, rộng 45m đủ điều kiện cho các máy bay tiên tiến thế giới, tháp kiểm soát không lưu cao 42m. Hệ thống sân đỗ có 7 vị trí với 3 vị trí đỗ xa và 4 vị trí đỗ gần.

Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển

Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, trên diện tích phân kỳ 1 gần 100ha, với quy mô 222 căn nhà phố thương mại, 182 căn biệt thự và khách sạn 5 sao, 340 căn nhà phố biển.

Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển

Cảng tàu cao cấp Ao Tiên, Vân Đồn, quy mô sử dụng đất gần 30ha; trong đó, diện tích mặt đất 5,9ha, còn lại là mặt nước. Tổng vốn đầu tư hơn 610 tỷ đồng, khu vực ga hành khách diện tích sử dụng 4.000m2, công suất trên 2 triệu lượt khách/năm (giai đoạn 2020 - 2025) và mở rộng lên trên 3 triệu lượt khách/năm (giai đoạn 2025 - 2030).

Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển

Một góc trung tâm xã đảo Ngọc Vừng, hướng phát triển đô thị biển đảo.

Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển

Xã Vạn Yên mùa cam chín trở thành trung tâm du lịch sinh thái của huyện đảo Vân Đồn.

Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển

Theo TS. Hà Hữu Nga, Viện Khảo cổ học, văn hóa Soi Nhụ có niên đại tương đương với các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn. Và có thể có nguồn gốc từ 25.000 năm trước, ngang với văn hóa Ngườm ở Thái Nguyên.

Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển
Bài 5: Vân Đồn - môi trường văn hóa là nền tảng phát triển

Lễ hội truyền thống Vân Đồn, tưởng nhớ quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đã đánh tan chiến thuyền quân lương của quân Nguyên Mông, do tướng giặc Trương Văn Hổ cầm đầu trên sông Mang năm 1288.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Triển lãm “Về” của họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng

    (Xây dựng) - Ngày 23/9, tại Phòng trưng bày nghệ thuật Nhà xuất bản Hội Nhà văn (65 Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội), họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng sẽ trưng bày triển lãm cá nhân lần thứ hai với tên gọi “Về”.

  • Liên hoan phim Italia 2024 tại Việt Nam

    (Xây dựng) - Liên hoan phim Italia 2024 gồm 6 bộ phim nổi tiếng sẽ được giới thiệu với công chúng Việt Nam tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia từ ngày 23 - 28/9.

  • Đẹp niềm tin mãi mãi…

    (Xây dựng) - Đẹp niềm tin mãi mãi/ Tổ quốc muôn đời, trọn vẹn cả non sông thống nhất/ Rạng rỡ Việt Nam… Xin mượn lời ca khải hoàn ấy để nói về chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình lần thứ ba do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối 27/8. Ở đó, âm nhạc và trái tim như hòa một nhịp, tràn đầy tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng tiền đồ đất nước hùng cường. Chương trình có sự đồng hành của đơn vị: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

  • Đắk Lắk: Xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”

    (Xây dựng) – Ngày 14/9, tại Đồn Biên phòng Ea H’leo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”.

  • Hà Tĩnh: Khởi công Dự án tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 13,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

  • Hoàn Kiếm (Hà Nội): Tôn tạo di tích đền Bà Kiệu là việc làm cấp thiết, đảm bảo kiến trúc cảnh quan

    (Xây dựng) – Theo nhận định của các chuyên gia, việc tôn tạo, tu bổ di tích đền Bà Kiệu của UBND quận Hoàn Kiếm nhằm bảo vệ di tích và phục hồi di sản, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, quảng bá, phát triển tài nguyên du lịch là việc làm đúng đắn, đảm bảo kiến trúc cảnh quan. Đây là giá trị cốt lõi cần được giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load