Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 14/10/2024 14:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đồng bằng sông Cửu Long: “Giải cứu” những công trình trọng điểm

Bài 3: Giải pháp nào trước nguy cơ “đói” cát

19:32 | 06/04/2024

(Xây dựng) – Nhiều chuyên gia cảnh báo, việc lấy cát sông san lấp nền là lãng phí, cát biển sẽ thay thế cát sông. Ngoài ra, theo ý kiến các cơ quan chuyên môn mà Báo điện tử Xây dựng từng thông tin, cầu cạn là giải pháp tối ưu tốn chi phí cao, nhưng tiết kiệm chi phí duy tu, bảo dưỡng. Tuy nhiên cho đến nay, phương pháp nào “giải cứu” những công trình trước cơn “đói” cát vẫn đang cần được giải đáp.

Bài 3: Giải pháp nào trước nguy cơ “đói” cát
Các cơ quan chức năng khảo sát lượng cát biển tại Trần Đề, Sóc Trăng.

Việc lấy cát nước mặn thay cát sông có an toàn?

Theo các địa phương, nhu cầu vật liệu cát san lấp ở các dự án cao tốc đã xác định nguồn cung và cấp bản xác nhận khai thác cho dự án là 16/19 triệu m3 (còn thiếu 1 triệu m3 tỉnh An Giang; 2 triệu m3 tỉnh Vĩnh Long). Tuy nhiên, thực tế đang khai thác 9 triệu m3.

Song, nhu cầu cát cần cung cấp thêm để hoàn thành công tác đắp gia tải theo kế hoạch là 10,5 triệu m3, đến nay đã đưa về công trường được 2,7 triệu m3, công suất khai thác theo ngày hạn chế, chỉ đạt trung bình 18.000m3/ngày, chưa đáp ứng nhu cầu cần cung ứng 50.000m3/ngày (thấp hơn 3 lần so với nhu cầu).

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không chỉ đơn thuần là thiếu cát mà là thiếu cách tiếp cận ba bước phức tạp hơn: Thiết kế đúng, lựa chọn vật liệu nền đường phù hợp và tuân thủ các quy định xây dựng.

Cát sông khan hiếm, cát biển đang được xem xét thế cát sông. Đối với cát biển, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Sóc Trăng đã cho phép nhà thầu khảo sát mỏ để làm cơ sở khai thác trong tháng 4/2024, nhưng tỉnh Trà Vinh chưa cho phép nhà thầu khảo sát mỏ.

Hiện Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đang quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu huy động đầy đủ nguồn lực, máy móc, thiết bị, nhân vật lực triển khai thi công; phối hợp chặt chẽ với địa phương để giải quyết dứt điểm khó khăn về mặt bằng, vật liệu… đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau; kịp thời xử lý đối với đơn vị chậm tiến độ không có chuyển biến theo đúng quy định của hợp đồng và pháp luật. Đồng thời, đẩy nhanh thủ tục cấp mỏ cát biển, xác định phạm vi thi công thí điểm mở rộng cát biển để có thể khai thác trong tháng 4/2024.

Một chuyên gia môi trường khẳng định: “Chúng ta đã coi cát sông và nay cả cát biển là nguồn vật liệu vô tận, nhưng chúng ta quên rằng cái tốt phải dành cho việc tốt, trong khi các loại cát sạch, cát cùng kích cỡ cho dù khai thác ở đâu thì cũng không thích hợp để đắp nền đường. Chúng có độ chống cắt (shear strength) rất kém, độ thấm nước cao, rất khó đầm nén trên nền đất yếu và nhất là không có khả năng tự kết dính.

Những tính chất này dẫn đến việc sử dụng cát sạch, cát tốt cho nền đường chỉ tạo ra tình trạng mất ổn định, dễ bị xói trôi, thậm chí tạo ra sụt lún và hình thành các hố tử thần bên dưới mặt đường do mặt nước ngầm lên xuống theo mùa, theo triều và theo các cơn mưa trận lũ”.

Phát biểu với báo chí, ông Tống Văn Nga - Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng cho rằng, nếu chúng ta tiếp tục giải pháp hút cát lòng sông, lấy đất đắp nền cao tốc ở miền Tây sẽ để lại nhiều hậu quả. Thứ nhất, có nguy cơ hạ thấp lòng sông làm giảm lượng phù sa của đồng bằng, ảnh hưởng tới vựa lúa của cả nước. Thứ hai, việc đắp nền cao tốc cao sẽ cản trở thoát lũ của đồng bằng. Thứ ba, nếu chỉ thực hiện giải pháp đắp nền cao tốc bằng cát sông sẽ làm tình trạng khan hiếm vật liệu trong vùng nghiêm trọng hơn. Thứ tư, nếu tiếp tục theo lối mòn hút cát sông đắp nền cao tốc sẽ ảnh hưởng tới tiến độ các dự án cao tốc, quốc lộ.

Vì thế, theo ông Nga, cần học kinh nghiệm của thế giới trong phát triển cao tốc đó là xây dựng cầu cạn cao tốc tại miền Tây và khu vực miền Trung. Hiện nay, cát sông khan hiếm, tôi lo ngại với giải pháp lấy cát biển ven bờ để đắp nền cao tốc vì trái với quy luật tự nhiên, việc hút cát biển làm cao tốc dễ làm xói mòn nghiêm trọng bán đảo Cà Mau”, ông Nga cảnh báo.

Một báo cáo của Liên hợp quốc đã kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn “cuộc khủng hoảng cát”, bao gồm lệnh cấm khai thác cát trên bãi biển khi nhu cầu tăng lên 50 tỷ tấn mỗi năm trong bối cảnh dân số và đô thị hóa gia tăng. Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc cho biết, cát là tài nguyên thiên nhiên được khai thác nhiều nhất trên thế giới sau nước, nhưng việc sử dụng nó phần lớn không được quản lý, có nghĩa là chúng ta đang tiêu thụ nó nhanh hơn mức có thể bị thay thế bởi các quá trình địa chất kéo dài hàng trăm nghìn năm.

Thi công cầu cạn và tìm các vật liệu thay thế cát

Như Báo điện tử Xây dựng nhiều lần thông tin, đường cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở vùng lượng mưa cao, lũ lụt thường xuyên, triều xâm nhập sâu và điều kiện đất yếu. Chỉ với việc bố trí hệ thống cầu cạn đủ để thoát lũ thoát ngập, thông triều một cách tự nhiên thì đã tiết kiệm khối lượng khổng lồ đất đắp khi phải nâng cao mặt đường và hệ thống giao thông thủy bộ vốn có của khu vực vẫn hoạt động tốt.

Theo TS. Phạm Viết Thuận - Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, ĐBSCL đang và sắp triển khai hàng loạt dự án cao tốc lớn, nếu tính thêm các công trình do địa phương triển khai thì dù có lấy hết cát ở ĐBSCL cũng không đủ đáp ứng. Trong khi đó, với cường độ khai thác hiện nay dễ dẫn đến những hệ lụy như xói mòn, sạt lở bờ sông... ảnh hưởng môi trường. Rất nhiều công trình đang chững lại do thiếu vật liệu cát đắp. Việc thay đổi thiết kế cùng phương án thi công sang cầu cạn cao tốc cần được xem là giải pháp lâu dài. Việc làm cầu cạn cũng hạn chế được những thay đổi bất lợi về điều kiện tự nhiên ở khu vực như tình trạng lún, nước ngập.

Bài 3: Giải pháp nào trước nguy cơ “đói” cát
Đoạn đường thí điểm sử dụng cát biển.

Đồng quan điểm trên, TS. Lê Văn Cư - Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng đã so sánh cho rằng, chi phí đầu tư xây dựng đường cao tốc khu vực ĐBSCL theo phương án cầu cạn bê tông cốt thép cao gấp hai lần chi phí đầu tư xây dựng đường cao tốc sử dụng nền đắp cát. Tuy nhiên, dù chi phí đầu tư này cao nhưng việc đắp cát cũng có một số vấn đề như giải phóng mặt bằng lớn, sự thiếu hụt nguồn cát, khó kiểm soát giá cát, chịu tác động của lún, sạt lở trong quản lý, khai thác. Trong khi phương án làm cầu cạn sẽ làm chủ được tiến độ dự án, nhu cầu giải phóng mặt bằng ít hơn, có thể giảm giá thành nhờ cải tiến công nghệ, ít chịu tác động yếu tố môi trường trong quá trình khai thác.

Ông Cư khuyến nghị mở rộng phạm vi sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép trong xây dựng cao tốc ở miền Tây và kết hợp cả hai phương án tùy theo thực tế. Với các dự án cao tốc đang triển khai ở ĐBSCL, cần rà soát kỹ trữ lượng cát, khả năng cung ứng cát theo yêu cầu tiến độ dự án, trường hợp không đáp ứng yêu cầu cần điều chỉnh phương án thiết kế một số đoạn tuyến theo phương án xây cầu cạn.

Một số ý kiến cho rằng, thông thường, các vật liệu như cát, sỏi và đá dăm được sử dụng để làm nền đường. Vật liệu được chọn phải có sự cân bằng về kích thước và độ phân cấp hạt lớn nhỏ để đảm bảo độ nén và thoát nước tối ưu. Từ lâu, các nhà xây dựng ở ĐBSCL đã sử dụng loại đất cấp phối tại chỗ để làm nền đường và nó rất chắc, chịu được tải trọng lớn và không bị sụt lún. Ở đây đất cấp phối (well-grade granular soil) cùng với đất laterite và đất pisolit là những vật liệu rất thích hợp cho nền đường giao thông, đã được sử dụng nhiều, nhưng lại không được khảo sát trước khi lên kế hoạch thiết lập hệ thống cao tốc cho đồng bằng.

Các loại đất này xuất hiện chung trong môi trường địa chất (geological facies) trải rộng, bao gồm các thể đá ong trên nền phù sa cổ nơi vùng cao tiếp giáp Campuchia và nhất là trong yếm phù sa (alluvial apron) nằm giữa các thung lũng và vây quanh các khối núi cùng rặng đá ngầm.

Tại Hội thảo khoa học “Giải pháp sử dụng hiệu quả vật liệu xây dựng trong xây dựng công trình hạ tầng giao thông” tổ chức tháng 9/2023, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, hiện nhiều tổ chức, cá nhân, nhà khoa học đang nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu thay thế cát sông trong công trình hạ tầng giao thông như: Cát biển, tro xỉ nhiệt điện, hay nghiên cứu sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép thay thế một phần đường đắp để tận dụng được khả năng cung cấp với khối lượng lớn xi măng, sắt thép trong nước. Tuy nhiên, cũng cần phải có đánh giá tác động môi trường, hệ sinh thái cẩn trọng nếu khai thác cát biển quy mô lớn; cùng đó là có nghiên cứu cụ thể để khẳng định tính hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật và môi trường đối với phương án sử dụng cầu cạn.

Đào Văn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Cầu Giấy (Hà Nội): Khung cảnh nhếch nhác, xuống cấp tại công viên Nghĩa Đô

    (Xây dựng) - Từng là niềm tự hào của quận Cầu Giấy, nhưng giờ đây công viên Nghĩa Đô lại trở thành nỗi lo của người dân. Sự xuống cấp của công viên không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị mà còn tác động tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏe của cộng đồng.

    15:59 | 13/10/2024
  • Thanh Hóa: Đô thị phát triển mạnh nhờ cơ chế đặc thù

    (Xây dựng) – Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25/10/2021 và ngày 13/7/2022 HĐND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 303/NQ-HĐND, tạo động lực cho thành phố Thanh Hóa phát triển hướng tới đô thị thông minh, hiện đại.

    15:43 | 13/10/2024
  • Tháng 11/2024, cao tốc Bến Lức - Long Thành có thể khai thác “tạm” 2 đoạn đã hoàn thành

    (Xây dựng) - Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam vừa đề xuất khai thác tạm một số đoạn tuyến đã hoàn thành của cao tốc Bến Lức - Long Thành từ tháng 11/2024.

    14:05 | 13/10/2024
  • Thi công xuyên ngày đêm sửa chữa Quốc lộ 51 hư hỏng, xuống cấp

    (Xây dựng) - Sau 3 ngày đóng một phần đường để tu sửa, hiện công tác thi công sửa chữa đoạn Quốc lộ 51 vẫn đang được thực hiện cấp tập, thậm chí làm cả buổi ngày lẫn buổi đêm.

    14:03 | 13/10/2024
  • Ấm lòng những ngôi nhà Đại đoàn kết tại những xã nghèo của tỉnh Bắc Kạn

    Đến tháng 9/2024, tỉnh Bắc Kạn có hơn 1.100 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở, trong đó, hơn 850 nhà đã hoàn thành, hơn 230 nhà đang thực hiện, trên 10 nhà chưa khởi công.

    14:00 | 13/10/2024
  • Vĩnh Phúc: Vì sao loạt sự cố sạt lở, hư hại công trình trong khi chạy thử nghiệm tại dự án ODA?

    (Xây dựng) – Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc (ODA) đã chính thức lên tiếng và đưa ra những giải thích ban đầu về tình trạng sạt lở, hư hại các hạng mục công trình thuộc dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc.

    12:04 | 13/10/2024
  • Tiền Hải (Thái Bình): Thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) – Ngày 11/10, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đạt tiêu chí đô thị loại IV. Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị Lê Hoàng Trung chủ trì Hội nghị.

    07:50 | 13/10/2024
  • Bài 3: Tín hiệu vui

    (Xây dựng) - Trước tiềm năng đang được “đánh thức”, nhiều ý kiến của lãnh đạo nhằm xúc tuyến thực hiện dự án giao thông trọng điểm để phát triển Cà Mau. Hiện các dự án đang được thực hiện, một tín hiệu vui miền cuối đất.

    18:23 | 12/10/2024
  • Bài 2: Đánh thức tiềm năng

    (Xây dựng) - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các dự án, tỉnh đang gấp gúp hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Tại các hội nghị giao ban, công tác hoàn thành hồ sơ, tiến độ của dự án được đặt lên hàng đầu…

    18:13 | 12/10/2024
  • Bài 1: Các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

    (Xây dựng) - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có văn bản chỉ đạo về việc tập trung phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Trung ương để tiếp tục triển khai thực thiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Các dự trên hoàn thành tạo một viễn cảnh mới ở miền cuối đất.

    18:06 | 12/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load