Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ ba 22/10/2024 08:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Thừa đất thải mỏ - thiếu đất san nền

Bài 3: Đất thải mỏ chế biến làm vật liệu san nền

17:50 | 12/12/2023

(Xây dựng) - Quảng Ninh thừa đất thải mỏ thiếu đất san nền, đất thải mỏ chưa được sử dụng rộng rãi làm vật liệu xây dựng có nhiều nguyên nhân; trong đó, vướng mắc nhất về Luật Khoáng sản 2010, theo đó là cung độ vận tải, giá thành, phẩm cấp… Sở Xây dựng Quảng Ninh đã đề xuất hướng chế biến đất thải mỏ đạt tiêu chuẩn đất K95, K98 để san nền các công trình đòi hỏi kỹ thuật xây dựng cao.

Bài 3: Đất thải mỏ chế biến làm vật liệu san nền
Mới đây Viện Quy hoạch và Thiết kế xây dựng Quảng Ninh thí nghiệm đánh giá đất thải mỏ qua nghiền, sàng, phối trộn với đất đồi chế biến đạt tiêu chuẩn đất K95, K98 làm vật liệu đắp nền.

Ngày 07/9/2023, UBND tỉnh Quảng Ninh đã họp nghe báo cáo tháo gỡ khó khăn về vật liệu san nền, gia cố nền móng công trình; theo đó ngày 18/10/2023 UBND tỉnh có Văn bản số 6856/ VP.UBND-QHTN&MT chỉ đạo triển khai công tác quản lý nhà nước tại các khu vực khai thác vật liệu san lấp, vật liệu gia cố nền móng công trình và hoạt động của các bãi thải trong quy hoạch; Sở Xây dựng đã chủ trì phối hợp với UBND thị xã Đông Triều, thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả… làm việc với 7 đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu chế biến đất thải mỏ, chất thải rắn làm vật liệu san nền.

Theo “Đề án tổng thể bảo đảm nguồn vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Sở Tài nguyên và Môi trường lập, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trong đó đã đánh giá về nhu cầu và khả năng đáp ứng nguồn vật liệu đất san lấp (K95, K98) trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2025. Tổng nhu cầu vật liệu đắp nền đất K95, K98 toàn tỉnh là 229.050.000 m3 trong đó khả năng cung cấp của các mỏ đất san lấp là 61.493.000 m3; như vậy giai đoạn đến năm 2025 vẫn thiếu khoảng 167.557.000 m3 vật liệu đắp nền đạt K95, K98.

Bài 3: Đất thải mỏ chế biến làm vật liệu san nền
Công ty cổ phần dịch vụ vệ sinh môi trường Đông Khê lắp đặt dây chuyền chế biến đất thải mỏ thành đất K95, K98 công suất khoảng 1.000 m3/ ngày đêm.

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu, chất lượng vật liệu đắp nền đất K95, K98 trên địa bàn thị xã Đông Triều trong năm 2023, Công ty cổ phần dịch vụ vệ sinh môi trường Đông Khê và Công ty TNHH Thương mại S&Đ (đơn vị đầu mối được Tổng công ty Đông Bắc ký hợp đồng cho thu hồi và sử dụng đất đá thải mỏ) đã chủ động liên kết thực hiện việc nghiên cứu lắp đặt thử nghiệm dây chuyền chế biến sàng nghiền, phối trộn đất đá thải mỏ làm vật liệu đắp nền đạt K95, K98 tại khuôn viên nhà máy sản xuất gạch của Công ty cổ phần dịch vụ vệ sinh môi trường Đông Khê, công suất chế biến khoảng 1.000 m3/ ngày đêm.

Nguồn nguyên liệu sử dụng nguồn đất đá thải bãi thải mỏ Nam Tràng Bạch, của Tổng công ty Đông Bắc và nguồn chất thải rắn xây dựng, đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận chủ trương tại Văn bản số 6702/BTNMT-ĐCKS ngày 08/11/2022 và có hợp đồng số 04/2023/HĐ/SĐ-ĐB ngày 25/4/2023 giữa Tổng công ty Đông Bắc và Công ty TNHH Thương mại S&Đ về việc thu hồi và sử dụng đất đá thải mỏ. Sản phẩm đất đá cấp phối hỗn hợp qua quá trình chế biến nghiền, sàng, phối trộn đã được Viện Quy hoạch và Thiết kế xây dựng Quảng Ninh thí nghiệm đánh giá đạt tiêu chuẩn làm vật liệu đắp nền đất K95, K98.

Như vậy nếu nguồn đất đá thải mỏ tại bãi thải của Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam-TKV và Tổng Công ty Đông Bắc có khoảng 400 triệu m3 giai đoạn đến 2025, được chế biến sàng nghiền, phối trộn một cách hợp lý sẽ đảm bảo chất lượng và thêm một nguồn cung cấp để giải quyết nhu cầu cấp bách về vật liệu đắp nền đất K95, K98 cho các dự án, công trình đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Thành phố Hạ Long có 2 đơn vị đăng ký chế biến đất K95, K98 cốt liệu chính là đất thải mỏ là Công ty cổ phần thương mại Dung Huy (Công ty Dung Huy) và Công ty cổ phần liên doanh Hạ Long-135. Công ty Dung Huy đã nghiên cứu đặt dây chuyền chế biến tại thôn Đồng Cao, xã Thống Nhất, thành phố Hạ Long; diện tích sử dụng đất khoảng 1,2ha, tận dụng dây chuyền chế biến đá trên mặt bằng của bãi tập kết sản phẩm cũ; dây chuyền sản xuất cát nghiền từ đá nguyên khai đã được đơn vị lắp đặt từ trước. Nguồn nguyên liệu dự kiến đơn vị sẽ sử dụng nguồn đá nguyên khai, đá cát kết, cuội kết, đất đá thải mỏ, chất thải rắn phế liệu xây dựng.

Thành phố Cẩm Phả 2 đơn vị là Công ty cổ phần khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng Cẩm Phả (Công ty xây dựng Cẩm Phả) và Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bảo Nguyên. Công ty xây dựng Cẩm Phả đặt dây chuyền chế biến tại phường Cẩm Thạch, thành phố Cẩm Phả; diện tích sử dụng đất khoảng 1.447,6m2, trên mặt bằng khu mỏ khai thác đá cũ của đơn vị (mỏ đá hết hạn giấy phép khai thác, đã đóng cửa mỏ và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường nghiệm thu kết quả đề án đóng cửa mỏ ngày 16/8/2023). Hiện trên mặt bằng mỏ đá cũ đã có dây chuyền đập, nghiền đá được tái sử dụng vào mục đích chế biến đất thải mỏ làm vật liệu xây dựng.

Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bảo Nguyên nghiên cứu đặt dây chuyền tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả; quy mô sử dụng đất khoảng 4,3ha là khu vực đất trống do UBND phường Mông Dương quản lý, liền kề bãi đổ thải của mỏ than Cao Sơn. Trong khu vực chưa có công trình xây dựng, không có tài sản trên đất. Nguồn nguyên liệu dự kiến sử dụng nguồn đất, đá thải của bãi thải mỏ Cao Sơn - Công ty cổ phần than Cao Sơn.

Bài 3: Đất thải mỏ chế biến làm vật liệu san nền
Phế liệu xây dựng, chất thải rắn, đất thải mỏ... được nghiền sàng, phối trộn, chế biến thành vật liệu xây dựng san nền chất lượng cao.

Sở Xây dựng đồng ý chủ trương cho phép các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân được nghiên cứu vị trí, địa điểm để thu hồi đất đá thải mỏ và xây dựng nhà máy, lắp đặt dây chuyền chế biến đất đá thải mỏ làm vật liệu xây dựng nhằm triển khai định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đáp ứng nhu cầu và thay thế nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên ngày càng khan hiếm. Việc triển khai thực hiện dự án tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật hiện hành (Luật Khoáng sản, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai...).

Ngày 21/11/2023, Sở Xây dựng có Văn bản số 4729/SXD-KT&VLXD đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo việc giải quyết nhu cầu nguồn vật liệu đắp nền, gia cố nền móng công trình trên địa bàn. Trước đó, ngày 3/11/2023, Sở Xây dựng đã có Báo cáo số 4437/SXD-KT&VLXD "V/v giải quyết nhu cầu nguồn vật liệu đắp nền, gia cố nền móng phục vụ thi công các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh", đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo một số Sở, ngành và địa phương liên quan hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục để các đơn vị doanh nghiệp sớm hoàn thiện hồ sơ pháp lý liên quan để triển khai sản xuất cát nghiền nhân tạo, vật liệu gia cố nền móng công trình từ nguồn đất đá thải mỏ và chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Bài 3: Đất thải mỏ chế biến làm vật liệu san nền
Đất thải mỏ nhập kho chế biến với đất đồi thành đất K95, K98 để san nền.

Cụ thể, đối với Dự án chế biến vật liệu gia cố nền móng từ bãi thải mỏ theo đề xuất của Công ty cổ phần dịch vụ vệ sinh môi trường Đông Khê và Công ty TNHH Thương mại S&Đ (liên kết thực hiện) tại thị xã Đông Triều. Hiện nay, Công ty cổ phần dịch vụ vệ sinh môi trường Đông Khê liên kết với Công ty TNHH Thương mại S&Đ đã lắp đặt thử nghiệm dây chuyền nghiền, sàng và phối trộn đất đá thải mỏ khai thác tại bãi thải Nam Tràng Bạch trên diện tích đất 1,4ha đã được Công ty cổ phần dịch vụ vệ sinh môi trường Đông Khê thuê để sản xuất gạch không nung trước đó. Tuy nhiên, để triển khai thực hiện dự án theo quy định, thì cần phải thực hiện một số nội dung: điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng; điều chỉnh nội dung chủ trương đầu tư; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường điều chỉnh nội dung chấp thuận cho Tổng Công ty Đông Bắc được chế biến nghiền, sàng, phối trộn đất đá thải mỏ Nam Tràng Bạch trước khi sử dụng cho các dự án trên địa bàn thị xã Đông Triều.

Do đó, để Dự án chế biến vật liệu gia cố nền móng từ bãi thải mỏ sớm được triển khai tạo nguồn vật liệu đắp nền đất K95, K98 với khối lượng lớn thay thế cho việc khai thác từ các mỏ đất tự nhiên, UBND thị xã Đông Triều, Sở Kế hoạch và đầu tư sớm hướng dẫn Công ty cổ phần dịch vụ vệ sinh môi trường Đông Khê thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định. Tổng Công ty Đông Bắc chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH Thương mại S&Đ và các đơn vị liên quan báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường điều chỉnh nội dung văn bản chấp thuận khai thác và cho phép việc chế biến nghiền sàng, phối trộn đất đá thải mỏ Nam Tràng Bạch để làm vật liệu xây dựng.

Dự án chế biến cát nghiền, vật liệu gia cố nền móng tại thành phố Hạ Long của Công ty Dung Huy: Công ty Dung Huy đã được thuê đất khoảng 1,2ha tại xã Thống Nhất, thành phố Hạ Long để khai thác, sản xuất đá xây dựng; tuy nhiên, dự án đã hết hạn Giấy phép khai thác. Hiện nay, công ty có nhu cầu được gia hạn Giấy phép khai thác đá và lắp đặt dây chuyền chế biến đá, chất thải rắn xây dựng, đất đá thải mỏ trên mặt bằng của dự án để sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu gia cố nền móng công trình. Ngày 3/8/2023, Công ty Dung Huy đã có Văn bản số 308/2023/VBGT-DH gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định, báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố Hạ Long và các đơn vị liên quan quan tâm thẩm định, hướng dẫn Công ty Dung Huy sớm hoàn thiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về điều chỉnh quy hoạch chi tiết, điều chỉnh chủ trương đầu tư... để sớm lắp đặt dây chuyền chế biến đá, chất thải rắn xây dựng, đất đá thải mỏ làm vật liệu xây dựng, vật liệu gia cố nền móng công trình theo quy định.

Dự án chế biến vật liệu xây dựng từ chất thải rắn xây dựng tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả của Công ty cổ phần khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng Cẩm Phả. Khu vực đề xuất thực hiện dự án có diện tích khoảng gần 1.500 m2, là khu vực mỏ đá đang thực hiện đóng cửa mỏ của Công ty này; khu vực đã được khai thác, tạo thành mặt bằng, có các dãy núi đá tự nhiên bao quanh, thuận lợi cho việc tập kết chất thải rắn xây dựng để sản xuất vật liệu xây dựng theo đúng chỉ đạo tại Văn bản số 1757/UBND-GTCN&XD ngày 06/7/2023 của UBND tỉnh.

Đối với đề xuất của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bảo Nguyên về việc lắp đặt dây chuyền sản xuất cát nghiền, vật liệu xây dựng tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả. Khu vực đề xuất dự án có diện tích khoảng 4,3ha, hiện trạng là khu vực đất trống do UBND phường Mông Dương quản lý, liền kề bãi đổ thải của mỏ than Cao Sơn, dự kiến nguồn nguyên liệu từ bãi thải mỏ Cao Sơn. Theo Đồ án quy hoạch chung thành phố Cẩm Phả đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3899/QĐ-UBND ngày 9/10/2020 và điều chỉnh cục bộ tại Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 17/01/2023 Khu đất xác định là rừng trồng phục hồi. Để kịp thời phục vụ nhu cầu vật liệu xây dựng, vật liệu gia cố nền móng công trình, UBND thành phố Cẩm Phả sớm nghiên cứu, tổ chức lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng dự án dây chuyền chế biến chất thải rắn xây dựng, đất đá thải mỏ thành cát nghiền, vật liệu liệu xây dựng, vật liệu gia cố nền móng và tổ chức triển khai trình tự, thủ tục thực hiện dự án theo quy định.

Bài 3: Đất thải mỏ chế biến làm vật liệu san nền
Quảng Ninh hiện có 19 mỏ đá vôi (2023-2025) đóng của 13 mỏ, tận dụng phương tiện kỹ thuật và mặt bằng làm cơ xưởng chế biến đất thải mỏ, phế thải xây dựng, chất thải rắn làm vật liệu san nền có hiệu quả.

Với đề xuất của Công ty cổ phần Thiên Nam, mặt bằng dây chuyền thu gom đá cát kết tại bãi thải Đông Cao Sơn, phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả để sản xuất cát nghiền nhân tạo thuộc danh mục dự án kêu gọi thu hút đầu tư tại Quyết định số 816/QĐ-UBND ngày 23/3/2016 của UBND tỉnh và được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 4911/QĐ-UBND ngày 28/11/2018 của UBND tỉnh. Các ngành và địa phương cùng khẩn trương hỗ trợ Công ty cổ phần Thiên Nam có nguồn nguyên liệu đầu vào để phát triển sản xuất. Theo đó, Sở Xây dựng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì rà soát, hướng dẫn và hỗ trợ Công ty cổ phần Thiên Nam thực hiện trình tự, thủ tục khai thác nguồn đất đá thải mỏ để làm nguyên liệu sản xuất cát nghiên nhân tạo và vật liệu gia cố nền móng theo quy định của pháp luật hiện hành.

UBND tỉnh Quảng Ninh cần thúc đẩy các Sở, ngành và các địa phương cấp dưới tỉnh gọi chung là huyện sớm triển khai các bước theo thẩm quyền, để nhà đầu tư hanh thông vận hành dự án chế biến đất đá thải mỏ, phế thải xây dựng thành đất san nền đạt quy chuẩn.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load