Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 26/09/2024 20:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Những công trình còn mãi với thời gian

Bài 2: Những công trình thủy điện, trường tồn cùng “dòng chảy” lịch sử dân tộc

09:27 | 03/04/2022

(Xây dựng) – Sau chiến thắng lẫy lừng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước hoàn toàn thống nhất, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, cả nước bước sang thời kỳ mới, thời kỳ khôi phục sau chiến tranh và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho Chủ nghĩa xã hội. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV ngành Xây dựng đã nhanh chóng tổ chức, tập hợp sắp xếp và điều tiết lại lực lượng xây dựng trong cả nước, hình thành bộ máy quản lý và các tổ chức xây dựng ở phía Nam, tăng cường năng lực các tổ chức xây dựng ở phía Bắc để thực hiện nhiệm vụ khôi phục nền kinh tế - xã hội, đồng thời tập trung thi công các công trình trọng điểm của Nhà nước. Hàng loạt công trình quan trọng đã được khởi công xây dựng như Thuỷ điện Hòa Bình, Trị An, Thủy điện Ialy ...

bai 2 nhung cong trinh thuy dien truong ton cung dong chay lich su dan toc
Thủy điện Hòa Bình - công trình thế kỷ do Liên Xô giúp đỡ xây dựng năm 1979 tại thành phố Hòa Bình.

Thủy điện Hòa Bình - Công trình thế kỷ trên sông Đà

Thủy điện Hòa Bình - công trình thế kỷ do Liên Xô giúp đỡ xây dựng năm 1979 tại thành phố Hòa Bình - nơi những chuyên gia của Liên Xô cùng hàng vạn kỹ sư, công nhân khắp mọi miền Tổ quốc có những năm tháng không thể nào quên, với sự quyết tâm, khát khao cháy bỏng mong muốn làm nên những kỳ tích chinh phục dòng sông Đà. Trên công trường quy mô lớn nhất Đông Nam Á thời điểm đó, cao điểm có đến 4 vạn công nhân làm việc. Dù còn rất nhiều khó khăn, thiếu điện, thiếu nước, công việc vất vả, hiểm nguy nhưng nhiệt huyết của tuổi trẻ lao động đã thúc giục những bàn tay, khối óc của các kỹ sư, công nhân biến dòng sông thành nguồn điện sáng. Mọi người không quản khó khăn, gian khổ, hăng say lao động tới 3 ca, 4 kíp, trắng đêm "vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”. Những khẩu hiệu lao động giờ đây đã trở thành huyền thoại như "Cao độ 81 hay là chết” đã thể hiện tinh thần làm việc khẩn trương, hăng say, vượt khó của thế hệ trẻ trên công trường.

Còn nhớ, ngày 17/8/1962, Bác Hồ về thăm trường Thanh niên Lao động XHCN Hòa Bình, khi đi phà qua sông Đà sang trường, Bác đã nói: “Sau này thống nhất đất nước, ta phải trị thủy sông Đà, biến sự hung dữ của nó phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước”.

Thực hiện lời di huấn của Bác Hồ, Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 29/5/1971 đã quyết định xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Đà tại thị xã Hòa Bình. Ngày 2/9/1971 là ngày đáng ghi nhớ của những người xây dựng công trình thủy điện, khi mũi khoan thăm dò đầu tiên khoan vào lòng đất tại đồi Ba Vành, mở đầu cho công tác khảo sát, chuẩn bị để khởi công công trình thủy điện mang tầm cỡ thế giới này. Trong đó, công tác di dân, giải phóng mặt bằng, giải phóng lòng hồ để xây dựng công trình thủy điện là một việc quan trọng, có khối lượng lớn, tiến độ chặt chẽ, được tiến hành trên địa bàn rộng, trực tiếp ảnh hưởng đến địa bàn sản xuất, đời sống, tâm tư, tình cảm, phong tục tập quán của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Sau hơn 30 năm vận hành, đến năm 2021, nhà máy đã cung cấp cho đất nước tổng sản lượng trên 250 tỷ kWh, hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước của tỉnh hơn 1.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Thủy điện Hòa Bình tham gia tích cực và có hiệu quả trong việc chống lũ, bảo đảm an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội.

Thủy điện Hòa Bình còn phát huy vai trò là công trình thủy điện chiến lược đa mục tiêu, tham gia điều tiết cắt lũ, giảm lũ hiệu quả cho hạ du. Việc vận hành, điều tiết hồ chứa với dung tích 9 tỷ m3 đã giúp vùng đồng bằng Bắc Bộ cơ bản không còn xảy ra tình trạng ngập lụt.

Kể từ khi nhà máy đi vào vận hành đến nay, Thủy điện Hòa Bình đã chế ngự được hàng chục trận lũ lớn trên 10.000 m3/giây; điển hình là trận lũ lịch sử tháng 8/1996 có lưu lượng hơn 22.650 m3/giây; trận lũ muộn xuất hiện tháng 10/2017 (khi hồ chứa đã đầy) lưu lượng gần 16.000 m3/giây với những diễn biến rất phức tạp, khó lường. Đồng thời, giữ vững an toàn công trình và vùng hạ du đồng bằng Bắc Bộ.

Bên cạnh đó, Thủy điện Hòa Bình còn đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cải thiện giao thông thủy trên sông Đà, sông Hồng, tăng cường nguồn nước phục vụ nhu cầu dân sinh và các hoạt động sản xuất khác. Lượng nước xả từ hồ Hòa Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhiều tỉnh, thành phố ở đồng bằng Bắc Bộ chiếm 65 - 70% tổng lượng xả từ tất cả hồ thủy điện lớn ở phía Bắc, giúp các phương tiện thủy trên sông Đà và sông Hồng lưu thông dễ dàng.

Thủy điện Hòa Bình là một trong những công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Nhiều năm liên tục là nguồn điện chủ lực của hệ thống điện quốc gia, đảm nhận vai trò chính trong việc điều chỉnh tần số và điện áp của hệ thống điện quốc gia, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Để tận dụng nguồn tài nguyên nước quý giá của các hồ thuỷ điện trên thượng nguồn, tạo ra nguồn năng lượng mới đóng góp cho sự phát triển đất nước, đầu năm 2021, dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng chính thức được khởi công, xây dựng thêm 2 tổ máy công suất 240MB, nâng tổng công suất Nhà máy Thủy điện Hòa Bình lên 2.400MB, bằng công suất thủy điện Sơn La.

Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng là công trình công nghiệp thuộc nhóm A, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, giao Ban Quản lý dự án điện 1 làm đại diện chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư 9.220,83 tỷ đồng; trong đó EVN tự thu xếp khoảng 30%, 70% còn lại gồm: Nguồn vốn vay thương mại trong nước 4.000 tỷ đồng, do Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thu xếp; vốn vay thương mại nước ngoài không có bảo lãnh Chính phủ 70 triệu EUR của Cơ quan phát triển Pháp (AFD).

Đến thời điểm này, dự án đang được liên doanh các nhà thầu triển khai đồng bộ các hạng mục, mục tiêu đưa tổ máy số 1 phát điện vào quý II/2024; tổ máy số 2 phát điện và hoàn thành công trình vào quý IV/2024. Sản lượng phát điện bình quân 488,3 triệu kWh/năm.

Có thể nói, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2 là sự kế thừa, phát huy sáng tạo của thế hệ hôm nay tiếp nối những thế hệ đi trước trong việc tận dụng nguồn tài nguyên nước quý giá, tạo ra nguồn năng lượng mới đóng góp cho sự phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng.

Thủy điện Ialy – công trình lớn nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Thác Ialy là một trong những thác nước lớn nhất Việt Nam với chiều cao đo được 42m. Tên gọi Ialy được lý giải bởi truyền thuyết truyền khẩu về mối tình bi kịch của đôi trai gái người Jrai là chàng Rốc và nàng H’Li. Ialy nghĩa là "nước mắt nàng H’Li" đã chết vì khóc thương người yêu không trở về, dòng nước mắt của nàng chảy thành thác. Và lợi thế thác tự nhiên này được chúng ta khai thác tạo ra dòng điện phục vụ con người.

Thủy điện Ialy là công trình thủy điện được khởi công xây dựng đầu tiên trên sông Sê San từ năm 1993, có vị trí xây dựng nằm trên địa bàn bàn huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai và huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Nhà máy đã hòa điện tổ máy 1 vào lưới điện quốc gia vào tháng 5 năm 2000 và hoàn thành xây dựng công trình vào tháng 4 năm 2002.

Đây là công trình lớn nhất trong hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sê San với phần lớn các hạng mục được xây dựng ngầm trong lòng núi. Không chỉ giữ vai trò là nhà máy trung tâm với quy mô sản xuất, điều tiết thủy văn, cân đối lưu vực, Thủy điện Italy còn trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Gia Lai.

bai 2 nhung cong trinh thuy dien truong ton cung dong chay lich su dan toc
Hồ Ialy còn là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với mọi du khách trong và ngoài nước khi đến với Tây Nguyên nhờ có cảnh sắc nên thơ, hùng vĩ.

Với công suất lắp máy 720MW, hàng năm Thủy điện Ialy đóng góp 3.680 triệu kWh cho lưới điện quốc gia. Đây là công trình thủy điện lớn thứ hai sau Thủy điện Hòa Bình tại thời điểm đó do các chuyên gia, kỹ sư Công ty Khảo sát Thiết kế Điện 1 (nay là Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1) chủ trì khảo sát, thiết kế và giám sát thi công. Sau khi Nhà máy Thủy điện PleiKrông đưa vào vận hành, với sự tham gia điều tiết của hồ chứa phía thượng lưu, hiện nay với 4 tổ máy hiện tại của Nhà máy Thủy điện Ialy đủ đảm bảo phát 4 tổ máy với thời gian liên tục trong ngày của mùa kiệt là 12,94 giờ và số sử dụng công suất lắp máy là 5.570 giờ/năm. Việc mở rộng quy mô, tăng công suất Thủy điện Ialy sẽ tập trung được lượng nước có thể sử dụng hàng ngày trong mùa khô để phát điện vào những giờ cao điểm; tận dụng được lượng nước phải xả qua tràn trong mùa lũ; tăng được công suất dự phòng cho hệ thống điện; tăng công suất phản kháng chạy bù cho hệ thống khi có yêu cầu đảm bảo ổn định điện áp cho lưới điện 500kV.

Ngoài tiềm năng về sản xuất điện, công trình Thủy điện Ialy còn tạo nên một hồ nước rộng lớn, trong xanh nằm giữa núi rừng Tây Nguyên với diện tích mặt hồ là 64,5km2 và dung tích chứa 1,03 tỷ m3 nước. Hồ Ialy là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với mọi du khách trong và ngoài nước khi đến với Tây Nguyên nhờ có cảnh sắc nên thơ, hùng vĩ. Không những thế, hồ Ialy cũng chính là nguồn cung cấp nước và nguồn lợi thủy sản dồi dào cho người dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Đến cuối năm 2011 đã có 6 nhà máy thủy điện thuộc hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sê San đã được đưa vào vận hành, riêng nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum đang thi công và vừa đưa tổ máy 1 hòa lưới điện vào ngày 24/3/2021.

Thủy điện Lai Châu – công trình quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng

Công trình thủy điện Lai Châu có 3 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200MW, với sản lượng phát điện trung bình hàng năm là 4,67 tỷ kWh. Công trình được khởi công ngày 05/11/2011, phát điện tổ máy số 1 vào tháng 12/2015 và khánh thành ngày 20/12/2016. Từ khi đưa vào vận hành đến này, Nhà máy thủy điện Lai Châu đã phát điện lên hệ thống điện quốc gia được hơn 15,1 tỷ kWh, nộp ngân sách cho tỉnh Lai Châu là 2834 tỷ đồng tính đến hết năm 2018.

Thủy điện Lai Châu là một trong số 6 nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2012/QĐ-TTg ngày 24/10/2016. Công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu có vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện năng cho các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng cho các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Ngoài chức năng phát điện và chống lũ cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng, công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu còn điều phối hợp lý nguồn nước, tăng khả năng phát điện cho các công trình thủy điện bậc thang phía hạ lưu sông Đà gồm: thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình.

Tuy nhiên, với tầm quan trọng của công trình và đặc thù ở nơi vùng sâu, vùng xa, rừng núi, giáp biên giới còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh, an toàn. Công trình rất có thể sẽ là mục tiêu mà các thế lực thù địch, chống đối và các hoạt động tội phạm về kinh tế, hình sự, thâm nhập phá hoại, trộm cắp thiết bị... Bất kỳ sự cố nào gây mất an ninh, an toàn công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu, nhất là đập hồ chứa nước với dung tích lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến các công trình thủy điện ở bậc thang dưới, đến các cơ sở kinh tế và dân cư phía hạ du.

bai 2 nhung cong trinh thuy dien truong ton cung dong chay lich su dan toc
Công trình thủy điện Lai Châu có 3 tổ máy với sản lượng phát điện trung bình hàng năm là 4,67 tỷ kWh.

Với tầm quan trọng đặc biệt của Công trình đối với sự phát triển của đất nước, ngày 16/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 419/QĐ-TTg đưa công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Công an, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên quan; của UBND, Công an, quân đội và các Ban, ngành tỉnh Lai châu đối với việc bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho công trình.

Bài 3: Từ những tuyến đường huyết mạch trở thành những công trình giao thông trọng điểm

Nhóm phóng viên điện tử

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load