Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 05:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thiết kế phòng cháy chữa cháy tại các khu đô thị

Bài 1: Pháp luật về phòng cháy chữa cháy trong hoạt động xây dựng

23:33 | 06/05/2022

(Xây dựng) - Hệ thống các văn bản của Việt Nam đã được ban hành tương đối đầy đủ để lập quy hoạch khu đô thị cũng như thiết kế công trình đảm bảo phòng cháy chữa cháy (PCCC) hiệu quả. Tuy nhiên thực tế, các đơn vị, doanh nghiệp, chủ đầu tư mới chỉ quan tâm đến hệ thống PCCC ở bước đầu như lập hồ sơ thẩm duyệt, thiết kế, nghiệm thu. Nhưng việc vận hành hệ thống sau khi đưa vào khai thác, sử dụng và tuổi thọ thiết bị, việc bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, đặc biệt là trạm bơm chữa cháy và tủ trung tâm điều khiển - là trái tim của hệ thống chữa cháy, việc kết nối giám sát, vận hành sau này lại chưa được quan tâm đúng mức.

bai 1 phap luat ve phong chay chua chay trong hoat dong xay dung
Tại các khu đô thị cần đảm bảo bố trí đường giao thông, các họng chữa cháy và lưu lượng nước phục vụ cho công tác phòng chống cháy theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Hệ thống các văn bản của Việt Nam đã được ban hành tương đối đầy đủ để lập quy hoạch đô thị cũng như thiết kế công trình nhằm đảm bảo phòng cháy và chữa cháy đạt hiệu quả. Trong các văn bản pháp luật hiện hành phải kể đến Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình QCVN 06:2021/BXD; 37 Tiêu chuẩn TCVN quy định về việc PCCC cho nhà và các công trình với các quy định về vật liệu xây dựng, trang thiết bị đảm bảo an toàn cháy nổ trong công trình…

Theo đó, quy định về đường cho phương tiện PCCC trong đô thị: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình QCVN 06:2021/BXD đã có những quy định rất rõ, trong đô thị và các khu dân cư phải bố trí các đường cho xe chữa cháy và lối tiếp cận cho lực lượng và phương tiện chữa cháy, kết hợp chung với các đường và lối đi theo công năng của ngôi nhà hoặc bố trí riêng.

Đường cho xe chữa cháy phải đảm bảo chiều rộng của mặt đường không được nhỏ hơn 3,50m cho mỗi làn xe. Chiều cao của khoảng không tính từ mặt đường lên phía trên không được nhỏ hơn 4,5m. Mặt đường phải đảm bảo chịu được tải trọng của xe chữa cháy theo yêu cầu thiết kế, phù hợp với chủng loại phương tiện của cơ quan Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ nơi xây dựng công trình. Nếu chiều dài của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy dạng cụt lớn hơn 46m thì ở cuối đoạn cụt phải có bãi quay xe. Đường cho xe chữa cháy có thể tiếp cận tới các nguồn nước chữa cháy của công trình cũng như tới các điểm thuận lợi cho việc chữa cháy, cứu nạn. Khoảng cách từ nơi đỗ xe chữa cháy tới họng tiếp nước vào nhà không được lớn hơn 18m.

Đối với đường giao thông nhỏ hẹp chỉ đủ cho 1 làn xe chạy thì cứ ít nhất 100m phải thiết kế đoạn mở rộng tối thiểu 7m dài 8m để xe chữa cháy và các loại xe khác có thể tránh nhau dễ dàng. Phải đảm bảo đường cho các xe chữa cháy tiếp cận đến các nhà ở và công trình công cộng, đường và bãi đỗ cho xe thang hoặc xe có cần nâng để có thể tiếp cận đến từng căn hộ hoặc gian phòng trên các tầng cao. Khoảng cách từ mép đường xe chạy đến tường nhà phải không lớn hơn 5m đối với nhà có chiều cao PCCC nhỏ hơn 12m, không lớn hơn 8m đối với nhà có chiều cao PCCC từ 12m đến 28m và không lớn hơn 10m đối với các nhà có chiều cao PCCC trên 28m. Trong các vùng có khoảng cách này không cho phép bố trí tường ngăn, đường dây tải điện trên không và trồng cây cao thành hàng. Dọc theo các mặt ngoài nhà nơi không có lối vào, cho phép bố trí các khoảng đất có chiều rộng tối thiểu 6m dùng đậu xe chữa cháy, có tính tới tải trọng cho phép của chúng trên lớp áo và đất nền.

Ngoài ra, quy chuẩn còn quy định về việc bố trí các thang chữa cháy ngoài nhà và bảo đảm các phương tiện cần thiết khác để đưa lực lượng chữa cháy cùng các trang thiết bị kỹ thuật chữa cháy đến các tầng và mái của các ngôi nhà, trong đó gồm cả việc bố trí các thang máy có chế độ “chuyên chở lực lượng chữa cháy”. Các nhà cao trên 10 tầng, các nhà công cộng tập trung đông người, gara, nhà sản xuất, kho có diện tích trên 18.000 m2 phải có phòng trực PCCC và người trực có chuyên môn điều khiển chống cháy.

Quy chuẩn Quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01: 2021/BXD quy định trong các khu dân dụng phải bố trí hợp lý đường giao thông phục vụ chữa cháy, bề rộng đường xe chạy từ 4m trở lên, khoảng cách giữa các đường giao thông xuyên qua hoặc xen giữa các ngôi nhà không được dài quá 180m. Trong các khu chức năng đô thị, phải tận dụng các sông hồ, ao để dự trữ nước chữa cháy, phải đảm bảo có đủ lượng nước dự trữ tại mọi thời điểm và có đường cho xe chữa cháy tới lấy nước. Chiều sâu mặt nước so với mặt đất không lớn quá 4m và chiều dày lớp nước không nhỏ hơn 0,5m.

Quy định về hệ thống cấp nước PCCC: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình QCVN 06:2021/BXD yêu cầu bố trí đường ống cấp nước chữa cháy kết hợp với các đường ống cấp nước sinh hoạt hoặc bố trí riêng, và khi cần thiết, bố trí các họng tiếp nước, đường ống tiếp nước vào trong nhà cho lực lượng chữa cháy, các trụ nước, bể chứa nước chữa cháy hoặc các nguồn cấp nước chữa cháy khác. Các hệ thống cấp nước chữa cháy cho nhà ở phải bảo đảm để lực lượng và phương tiện chữa cháy có thể tiếp cận và sử dụng ở mọi thời điểm.

Trên mạng ống cấp nước đô thị, dọc theo các đường phố phải bố trí các họng lấy nước chữa cháy (trụ nổi hoặc họng ngầm dưới mặt đất), đảm bảo các khoảng cách tối đa giữa các họng tại khu trung tâm đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II, khu có mật độ dân cư cao là 150m, tại các khu vực khác là 150m. Khoảng cách tối thiểu giữa họng và tường các ngôi nhà là 5m. Khoảng cách tối đa giữa họng và mép đường (trường hợp họng được bố trí ở bên đường, không nằm dưới lòng đường) là 2,5m. Họng chữa cháy phải được bố trí ở nơi thuận tiện cho việc lấy nước chữa cháy như: ở ngã ba, ngã tư đường phố. Đường kính ống dẫn nước chữa cháy ngoài nhà cho khu dân cư và cơ sở sản xuất phải không nhỏ hơn 100mm, đối với khu vực nông thôn không nhỏ hơn 75mm.

Có thể thấy, các văn bản pháp lý quan trọng đều quy định rất rõ những yêu cầu tối thiểu về PCCC khi lập quy hoạch đô thị phải tuân thủ. Tuy nhiên thực trạng hạ tầng kỹ thuật, giao thông phục vụ công tác PCCC còn bất cập, các quy chuẩn, tiêu chuẩn hầu như chưa được áp dụng thực hiện trong quy hoạch đô thị.

bai 1 phap luat ve phong chay chua chay trong hoat dong xay dung
Việc vận hành, bảo quản, bảo trì các thiết bị PCCC tại các khu đô thị cần được quan tâm đúng mức.

TS.KTS.Lê Thị Bích Thuận - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và nông thôn Quốc gia (Bộ Xây dựng) cho biết: Trong quá trình thực hiện các quy hoạch xây dựng cần tuân thủ các yêu cầu PCCC trong đô thị từ việc bố trí đường giao thông đến bố trí các họng chữa cháy và lưu lượng nước phục vụ cho công tác phòng chống cháy theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

Khi thiết kế các công trình cần tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn lắp đặt các thiết bị báo cháy cũng như PCCC. Bất cứ công trình nào chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã được các cơ quan chức năng nghiệm thu hệ thống PCCC. Trước khi bàn giao tòa nhà, các nhà quản lý sẽ làm việc với chủ đầu tư kiểm tra toàn bộ hệ thống báo cháy và chữa cháy, đồng thời, người dân cần luôn luôn được nhắc nhở về ý thức phòng chống cháy nổ và được rèn luyện kỹ năng thoát hiểm. Trong các căn hộ chung cư cũng có quy định phải có đội PCCC, phải thường xuyên được huấn luyện học tập về chuyên môn. Với các tòa nhà, được yêu cầu có thêm những tầng được gọi là tầng tị nạn, đây là khu vực có không gian mở ra bên ngoài để khói không bị tích tụ một chỗ, giúp sơ tán nhanh trong trường hợp khẩn cấp. Cứ khoảng 6 tháng, hệ thống PCCC của các tòa nhà sẽ được yêu cầu kiểm tra. Các buổi diễn tập PCCC để nâng cao khả năng ứng phó của người dân cũng được tổ chức.

Sau những sự cố cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản thời gian qua, việc thẩm duyệt, lắp đặt, nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy mới thực sự được nhìn nhận nghiêm túc, bên cạnh đó, cần quan tâm đến việc bảo trì, kiểm định định kỳ hệ thống sau lắp đặt, nhất là máy bơm chữa cháy và nguồn nước chữa cháy nói riêng. Mặc dù quy định pháp luật đã tương đối đầy đủ về công tác PCCC trong hoạt động xây dựng; tuy nhiên tình trạng cháy vẫn thường xảy ra gây thiệt hại nhiều tài sản của nhà nước và nhân dân thậm chí gây thiệt hại tính mạng của người dân. Vậy nguyên nhân tại đâu?

Bài 2: Thực tế và nguyên nhân có thể dẫn đến “thảm họa” cháy nổ

Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load