Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 03:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Bắc Giang: Bãi than - Ổ chứa vi phạm

09:32 | 25/11/2019

(Xây dựng) - Hàng chục bãi tập kết, nghiền than của cá nhân và tổ chức vẫn ngang nhiên hoạt động tại tỉnh Bắc Giang với hàng loạt sai phạm, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nông thôn nhưng chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Chính quyền dường như “bỏ quên” các vi phạm này trong khi người dân nơi có các bãi than đều đang “kêu trời”.

bac giang bai than o chua vi pham
Một bãi tập kết than ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

“Rõ như ban ngày”

Tại phần lớn các điểm tập kết than trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đều có chung một thực trạng đó là nằm lộ thiên, không cần che đậy bạt. Những khối than được chất cao như núi. Máy nghiền than chạy ầm ĩ hầu như suốt ngày đêm. Những ngày trời mưa, khu vực xung quanh, hệ thống mương máng quanh đó hầu như đều có một màu đen kịt. Những ngày không mưa thì bụi than bay khắp nơi. Không khí luôn ngột ngạt bởi khói bụi than và khói bụi đường của hàng chục chuyến xe tải ra, vào mỗi ngày. Lá cây, nhà cửa của các hộ dân xung quanh cũng đều nhuốm một màu đen nâu đặc trưng. Nhiều người dân ở các khu vực này phản ánh, gia đình họ hầu như lúc nào cũng phải “cửa đóng then cài” vì bụi, than và tiếng ồn.

Có mặt tại một trong những bãi tập kết than lớn ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang của hộ kinh doanh của ông Đồng Văn Mật, tại thôn Khoát, xã Nghĩa Hưng chúng tôi nhận thấy cả bãi tập kết, nghiền than có diện tích rất lớn nhưng không hề có tường bao xung quanh. Chắc chắn, khi trời mưa, than sẽ cùng với nước mưa chảy khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bụi than phủ đen đặc với bán kính khá rộng.

Cũng tương tự như tình trạng này, tại huyện Lục Nam có hàng loạt bãi than ngang nhiên hoạt động từ nhiều năm nay đang hàng ngày gây ô nhiễm môi trường nông thôn. Điển hình là các bãi than của gia đình ông Lê Văn Đôn, thôn Chằm Mới; Lê Quang Hải, thôn Cẩm Y hay bãi than của Công ty TNHH Minh Thắng, thôn Cẩm Y, xã Tiên Hưng, huyện Lục Nam.

Điểm mặt vi phạm

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, đối với các tổ chức, cá nhân trước khi đi vào hoạt động kinh doanh lĩnh vực này cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tất nhiên, với việc triển khai bước này đồng nghĩa với việc chủ cơ sở cần nghiên cứu, lập và thực hiện phương án để hạn chế cao nhất sự ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các đơn vị này đều “bỏ qua” bước trên.

Làm việc với UBND xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang, lãnh đạo đơn vị ở đây cho biết: Gia đình ông Mật không hề có kế hoạch hay báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với hoạt động tập kết, nghiền than ở đây. Không những thế, trong thời gian kinh doanh than từ năm 2011 và đến năm 2013, ông Mật đã tự ý dồn đổi đất canh tác của người dân sau đó san lấp, tạo mặt bằng chứa than mà không hề được phép của cơ quan chức năng với tổng diện tích lên tới khoảng 1,5 nghìn m2.

Đối với nhiều doanh nghiệp, cá nhân cũng có lập kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng chỉ trên giấy tờ, còn lại vẫn để nước than chảy tràn ra sông, điển hình như Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Hoàng Ninh, thôn Nhiêu Hà, xã Tiên Hưng, huyện Lục Nam. Ngoài nguyên nhân trên, các chủ doanh nghiệp, cá nhân trốn tránh lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi đi vào hoạt động vì không muốn đầu tư kinh phí tốn kém. Có doanh nghiệp tuy có cam kết bảo vệ môi trường nhưng khi đi vào hoạt động chỉ xây bể lắng, bể lọc nước chảy tràn công suất nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu.

Trên “buông”, dưới “lỏng”

Trở lại với câu chuyện ở điểm tập kết, nghiền than của gia đình ông Đồng Văn Mật, mặc dù biết chủ bãi này vi phạm về môi trường, đất đai từ rất lâu nhưng đến năm 2017, UBND xã mới xử phạt hành chính. Tuy nhiên, ông Mật cũng chỉ thực hiện “một phần” của Quyết định xử phạt hành chính là nộp tiền, còn lại việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường, khôi phục hiện trạng đất, ông Mật tiếp tục “lờ” đi.

Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo xã Nghĩa Hưng thừa nhận là chưa kiên quyết xử lý đối với hộ ông Mật. Tới đây, địa phương sẽ yêu cầu chủ bãi khôi phục hiện trạng đất lúa. Còn đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang thì cho biết, hiện đơn vị chưa nắm rõ thông tin về trường hợp này. Nếu có sẽ cho kiểm tra để xử lý.

Đây cũng là thực trạng chung của với nhiều cơ sở tập kết, kinh doanh than trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng như việc quản lý tại các điểm tập kết này. Theo thông tin của phóng viên, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 20 cơ sở tập kết, kinh doanh than trong đó có nhiều cơ sở không đủ điều kiện kinh doanh, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động, tập trung ở các huyện Sơn Động, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế…

Đông Lan

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load