Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 14:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Bà Rịa – Vũng Tàu: Hồ điều tiết biến thành đất tư nhân là nguyên nhân gây ngập?

10:00 | 28/10/2022

(Xây dựng) – Theo quy hoạch chung của thành phố Vũng Tàu đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2019, thành phố Vũng Tàu sẽ có 7 hồ điều tiết với tổng diện tích 219ha. Tuy nhiên, hiện mới chỉ sử dụng 4 hồ với diện tích 32,68ha.

ba ria vung tau ho dieu tiet bien thanh dat tu nhan la nguyen nhan gay ngap
Cơn mưa lịch sử ngày 20/10 vừa qua đã nhấn chìm toàn thành phố trong biển nước với thời gian tiêu thoát nước khá lâu.

Hàng năm, Vũng Tàu đều phải chi số tiền khá lớn cho việc thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng và nạo vét hệ thống thoát nước, nhưng khi mưa lớn, ngập vẫn hoàn ngập. Cơn mưa lịch sử ngày 20/10 vừa qua, có lượng mưa cực điểm đo được trên 300ml đã nhấn chìm toàn thành phố trong biển nước với thời gian tiêu thoát nước khá lâu.

Thực trạng buồn

Báo cáo của UBND thành phố Vũng Tàu cho biết, lượng mưa trong ngày 20/10 lớn và kéo dài, mực nước trên các hồ điều hòa dâng cao nên tình trạng ngập nước diễn ra tại nhiều khu vực trên địa bàn thành phố. Trong đó, 09 vị trí ngập sâu và thời gian dài, có vị trí dự kiến sau 24h – 48h nước mới rút hết; 19 vị trí ngập kéo dài từ 40 phút đến 2h.

Đánh giá về vấn đề này, lãnh đạo thành phố cho biết do mưa lớn kéo dài 02 ngày, kết hợp triều cường dâng cao dẫn đến nước thoát ra biển chậm. Ngoài ra, quãng đường để nước từ các hồ chứa (Võ Thị Sáu, Bàu Sen) xả ra nguồn tiếp nhận (Cống ngăn triều Rạch bà, Cửa Lấp) khá xa 12km, làm giảm khả năng thoát nước.

Về mặt chủ quan, thành phố cho biết, việc đầu tư xây dựng hồ điều hòa theo quy hoạch tổng thể thoát nước thành phố Vũng Tàu đến năm 2020 khá chậm, cụ thể theo quy hoạch, thành phố Vũng Tàu (trừ Long Sơn) có 07 hồ điều hòa tham gia hệ thống thoát nước phục vụ khi mưa gặp triều cường với diện tích tổng cộng là 219ha.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay mới chỉ có 32,68ha hồ điều hòa, các hồ chưa được nạo vét, mở rộng theo quy hoạch, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập nước kéo dài.

Mưa là ngập

Nhiều hộ dân sinh sống tại các tuyến đường trong khu dân cư Á Châu thuộc lưu vực hồ Võ Thị Sáu, hồ Á Châu, phường 2, thành phố Vũng Tàu cho biết, xung quanh khu vực này có tới 3 hồ nước gồm: Hồ Võ Thị Sáu, hồ Bàu Sen, hồ Á Châu 1-2 (gọi chung là hồ Á Châu) nhưng thời gian qua cứ trời mưa là ngập.

Người dân khu vực đường Bình Giã, Lưu Chí Hiếu, 30/4, Nguyễn Hữu Cảnh, Lê Quang Định thuộc phường 10 và phường Thắng Nhất cũng bức xúc cho biết tình trạng ngập do mưa kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt.

Cũng theo các hộ dân, những năm 2020, 2022 đã có 4 lần ngập sâu và kéo dài nhiều ngày vào các tháng 7 và 11/2020 tháng 5/2022 và mới đây là trận mưa lịch sử vào ngày 20/10 đã nhấm chìm cả khu phố trong nước nhiều ngày liền.

ba ria vung tau ho dieu tiet bien thanh dat tu nhan la nguyen nhan gay ngap
Người dân phải dùng xuồng để di chuyển.

Theo báo cáo của Busadco, lưu vực có dãy hồ điều hòa gồm Võ Thị Sáu, Á Châu thông dẫn với hồ Bàu Sen. Tuy nhiên, hiện hồ Á Châu không còn tham gia chức năng chứa nước do tư nhân quản lý, các cửa xả vào hồ bị bịt kín, trong khi hồ Bàu Sen quá tải, do đó với lưu lượng mưa lớn, nước trên núi đổ xuống hồ điều hòa còn lại không đủ sức chứa đã gây ngập cho các tuyến đường xung quanh.

Ngoài ra, việc lấn chiếm tại hồ Bàu Trũng đã thu hẹp khá nhiều diện tích mặt hồ (từ 70ha xuống còn 10ha) cũng là nguyên nhân chính gây ngập cho khu vực này.

Bên cạnh đó, tại lưu vực Bãi Trước, theo địa hình tự nhiên Bãi Trước có hướng dốc thoát nước ra đường Quang Trung và ra biển. Tuy nhiên thực tế hiện nay nước mưa không được xả ra biển do hệ thống thoát nước sử dụng cống chung có lẫn nước thải nên không được xả ra bãi tắm.

Hồ biến thành đất

Năm 2006, tỉnh đã có quy hoạch hệ thống thoát nước tại Vũng Tàu. Theo đó, nước từ hồ điều hòa, theo kênh dẫn dòng thoát theo hướng từ phía Nam ra phía Bắc, cửa xả tiếp nhận là cầu Rạch Bà và hạ lưu Cửa Lấp.

Theo quy hoạch, đến 2020 thành phố Vũng Tàu sẽ có 7 hồ điều hòa với diện tích 219ha, bao gồm: Hồ Bàu Sen, Bàu Trũng, Võ Thị Sáu, Á Châu, Rạch Bà, Cửa Lấp, Cây Khế (2 hồ sau là đầu tư mới).

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Vũng Tàu chỉ 4 có hồ điều hòa thực hiện việc điều tiết nước là: Hồ Võ Thị Sáu, Bàu Sen, Bàu Trũng và hồ Rạch Bà với diện tích hơn 32,68ha, chỉ chiếm 15% so với quy hoạch.

Mặc dù nằm trong quy hoạch các hồ điều tiết nhưng hồ Á Châu đã biến mất 1 cách khó hiểu, đó cũng là nguyên nhân gây ngập cho thành phố. Cụ thể, năm 2005 khi thực hiện dự án Khu nhà ở Á Châu, Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - UDEC đã san lấp gần hết hồ Á Châu.

Đến năm 2009, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho hồ Á Châu 1-2 với mục đích: Đất cơ sở sản xuất kinh doanh. Sau khi có GCNQSDĐ cho 2 hồ điều tiết, UDEC đã sang tay cho chủ khác. Và đương nhiên, khi đã được toàn quyền sử dụng thì họ đã bít hết các cửa xả của hồ. Do đó, việc điều tiết nước của hồ là bằng không.

Ngoài ra, các chủ sở hữu hồ bây giờ còn cho xây dựng trái phép rất nhiều công trình có quy mô lớn. Chính vì vậy, khi trời mưa, các tuyến đường tuy nằm ngay cạnh hồ nhưng đều ngập nặng khiến hàng trăm hộ dân xung quanh khốn đốn.

Theo đại diện Công ty Khoa học công nghệ Việt Nam (Busadco) – đơn vị thực hiện thoát nước cho thành phố Vũng Tàu, hiện nay việc đầu tư hồ điều hòa tại Vũng Tàu chưa bắt kịp với tốc độ đô thị hóa, cùng với việc xây dựng các tuyến cống ngang đường của kênh chính đã hạn chế khả năng thoát nước.

Bên cạnh đó, thành phố có quá nhiều công trình nhà ở lấn chiếm hành lang kênh chính đã khiến dòng chảy bị thu hẹp và một số hồ đã giao cho tư nhân quản lý, do đó các cống đã bị bịt lại.

"Lưu vực có dãy hồ điều hoà gồm Võ Thị Sáu, hồ Á Châu 1 và 2 thông dẫn với hồ Bàu Sen. Tuy nhiên, hiện hồ Á Châu không còn tham gia vào chức năng chứa nước (hồ do tư nhân quản lý), các cửa xả vào hồ bịt lấp, trong khi hồ Bàu Sen quá tải vượt ngưỡng dung tích chứa. Cửa xả lũ tại cuối Phan Chu Trinh đã bịt nhằm bảo vệ bãi tắm. Do đó với lưu lượng mưa quá lớn (bao gồm cả lượng nước từ núi Nhỏ đổ xuống) hồ điều hoà không đủ sức chứa dẫn đến các tuyến thoát nước khu lân cận bị ngập", phía Busadco cho biết.

ba ria vung tau ho dieu tiet bien thanh dat tu nhan la nguyen nhan gay ngap
Việc bít cửa xả và xây cất trái phép trên hồ Á Châu là nguyên nhân gây ngập các khu vực rộng lớn xung quanh.

Giải pháp

Theo lãnh đạo thành phố Vũng Tàu, hiện chính quyền thành phố đang phối hợp với Sở Xây dựng, đơn vị thoát nước là Busadco thực hiện nạo vét, khơi thông tuyến kênh thoát nước chính của thành phố.

Ông Vũ Hồng Thuấn – Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũng Tàu cho biết, đối với các công trình xây dựng lấn chiếm hành lang kênh chính, thành phố đã giao các phường rà soát, lập danh sách và tiến hành xử lý dứt điểm để thu hồi diện tích lấn chiếm, đồng thời khơi thông dòng chảy.

Để giải quyết tình trạng ngập úng của thành phố Vũng Tàu hiện nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nên thực hiện đúng quy hoạch thoát nước đã được phê duyệt trước đó. Triển khai ngay dự án Công viên hồ Bàu Sen và dự án hồ Bàu Trũng. Song song đó, cần cho kiểm tra ngay việc biến hồ Á Châu thành đất tư nhân và cần cho khơi thông lại hồ, trả lại đúng chức năng vốn có của nó là hồ điều tiết.

Thành Nam

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ấm lòng những ngôi nhà Đại đoàn kết tại những xã nghèo của tỉnh Bắc Kạn

    Đến tháng 9/2024, tỉnh Bắc Kạn có hơn 1.100 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở, trong đó, hơn 850 nhà đã hoàn thành, hơn 230 nhà đang thực hiện, trên 10 nhà chưa khởi công.

  • Vĩnh Phúc: Vì sao loạt sự cố sạt lở, hư hại công trình trong khi chạy thử nghiệm tại dự án ODA?

    (Xây dựng) – Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc (ODA) đã chính thức lên tiếng và đưa ra những giải thích ban đầu về tình trạng sạt lở, hư hại các hạng mục công trình thuộc dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc.

  • Bài 3: Tín hiệu vui

    (Xây dựng) - Trước tiềm năng đang được “đánh thức”, nhiều ý kiến của lãnh đạo nhằm xúc tuyến thực hiện dự án giao thông trọng điểm để phát triển Cà Mau. Hiện các dự án đang được thực hiện, một tín hiệu vui miền cuối đất.

  • Bài 2: Đánh thức tiềm năng

    (Xây dựng) - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các dự án, tỉnh đang gấp gúp hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Tại các hội nghị giao ban, công tác hoàn thành hồ sơ, tiến độ của dự án được đặt lên hàng đầu…

  • Bài 1: Các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

    (Xây dựng) - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có văn bản chỉ đạo về việc tập trung phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Trung ương để tiếp tục triển khai thực thiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Các dự trên hoàn thành tạo một viễn cảnh mới ở miền cuối đất.

  • Yên Bái: Đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã Y Can và xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên) đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là liệt sỹ Phan Văn Ngó (xã Y Can) và liệt sỹ Nguyễn Văn Bình (xã Cường Thịnh).

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load