Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ tư 02/10/2024 20:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Áp thuế sẽ giảm tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe

20:36 | 06/04/2024

(Xây dựng) - Ngày 5/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng.

Áp thuế sẽ giảm tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe
Ông Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Bộ đã phối hợp nhiều năm với Tổ chức Y tế Thế giới WHO Việt Nam, Tổ chức HealthBridge tại Việt Nam thực hiện công tác truyền thông chính sách liên quan đến sức khỏe cộng đồng, cung cấp thông tin, đưa chính sách vào cuộc sống thông qua báo chí.

Hiện nay, đi cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các sản phẩm đồ uống có đường ngày càng phổ biến trên thị trường với mức tiêu thụ tăng cao. Hội thảo lần này được tổ chức chính là để các phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí nắm rõ thông tin về tác hại của đồ uống có đường, từ đó truyền tải một cách đầy đủ nhất tới người dân, doanh nghiệp.

Theo PGS.TS. Trương Tuyết Mai – Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia, trên thế giới có nhiều thuật từ khác nhau để định nghĩa đồ uống có đường. Tại Việt Nam, khái niệm nước ngọt (đồ uống có đường) được quy định tại QCVN 6-2:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn, đó là sản phẩm được pha chế từ nước với các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, có thể bao gồm CO2.

Một phần 330ml đồ uống có đường có ga thường chứa khoảng 35g đường, tương đương cung cấp khoảng 140 kcal năng lượng, trong khi cung cấp rất ít giá trị dinh dưỡng khác. Theo nghiên cứu, tỷ lệ hộ gia đình tại Việt Nam tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng từ 56,22% năm 2010 lên 69,76 % năm 2016. Năm 2020, tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt bình quân đầu người tăng lên 70.56 lít/người.

Việc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường một cách thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, đái tháo đường type 2, hội chứng rối loạn chuyển hóa, tim mạch, tai biến mạch máu não và sa sút trí tuệ. Bên cạnh đó làm ảnh hưởng tới hệ xương răng, hấp thụ các chất dinh dưỡng như: Kali, canxi, vitamin, phosphor, bệnh lý thận – tiết niệu, bệnh lý đường tiêu hóa, ung thư đường tiêu hóa…

Để hạn chế tiêu thụ và giảm tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe, các chuyên gia, đại biểu tại Hội thảo đã khuyến cáo nhiều giải pháp. PGS.TS. Trương Tuyết Mai khuyến nghị, trẻ em từ 2 đến 18 tuổi nên hạn chế lượng đường tiêu thụ xuống dưới 25 gam mỗi ngày, đồ uống có đường giới hạn không quá 235ml mỗi tuần. Trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống có thêm đường.

Ngoài ra, người dân nên sử dụng nước lọc, nước đóng chai, trà không đường thay cho các loại nước ngọt; Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường tự do như các loại đường tự nhiên (đường nâu, đường tinh luyện, đường phèn) và đồ uống có đường (bao gồm nước ngọt, trà và cà phê hoà tan), bánh kẹo ngọt, mứt, si rô. Hạn chế lượng đường thêm vào thức ăn khi nấu nướng và trên bàn ăn; Ăn trái cây tươi ít ngọt thay cho đồ ăn vặt có đường, chọn trái cây tươi thay vì trái cây sấy khô; Đọc nhãn dinh dưỡng, chọn các sản phẩm chứa lượng đường tự do ít hơn…

Còn theo TS. Angela Pratt - Trưởng đại diện văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại Việt Nam, một biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ đồ uống có đường được áp dụng rộng rãi trên thế giới chính là tăng giá đồ uống bằng thuế. Hơn 100 quốc gia hiện đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm này.

“Bằng chứng cho thấy nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10% người dân sẽ uống ít hơn khoảng 11%, họ chuyển sang đồ uống lành mạnh hơn như nước suối. Biện pháp này có thể giúp làm chậm sự gia tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì, đặc biệt là ở trẻ em và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong các thế hệ tương lai”, bà Angela Pratt cho biết thêm.

Về chính sách thuế với đồ uống có đường, ThS. Nguyễn Tuấn Lâm – Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại Việt Nam nhận định, chính sách này đã đem đến những hiệu quả nhất định với nhiều quốc gia như: Giảm mạnh tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm, tăng thu ngân sách, tác động tích cực tới sức khỏe, giảm các ca tiểu đường, sâu răng, tử vong vì đồ uống có đường…

Ông Lâm khuyến nghị Việt Nam nên xem xét áp dụng thuế đồ uống có đường ở mức 20% giá bán lẻ theo khuyến nghị của WHO để giảm nguy cơ sức khỏe cho thế hệ tương lai. Đồng thời, nên cân nhắc đánh thuế theo hàm lượng hoặc ngưỡng đường để khuyến khích sản phẩm giảm đường, tạo môi trường thuận lợi để giảm tiêu thụ đồ uống có đường.

Áp thuế sẽ giảm tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe
Toàn cảnh Hội thảo.

Ngoài chính sách thuế, WHO cũng khuyến nghị các cá nhân, đơn vị nên ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên. Tăng cường truyền thông đại chúng giúp người dân tăng cường hiểu biết và nhận thức đúng đắn hơn về đồ uống có đường, giảm tính sẵn có của đồ uống có đường…

ThS. Nguyễn Thị Thùy Duyên – Trường Đại học Y tế công cộng ủng hộ triển khai chính sách này để làm chậm lại xu hướng gia tăng tình trạng béo phì tại Việt Nam. Loại thuế được áp dụng có thể xem xét đến thuế tuyệt đối theo hàm lượng đường do thuế có tác động trực tiếp đến các sản phẩm có hàm lượng đường cao. Chính sách thuế cũng khuyến khích người tiêu dùng chuyển đổi sang các dòng sản phẩm ít đường hơn, mở đường cho nhà sản xuất chuyển hướng sang các dòng sản phẩm ít đường.

Phượng nguyễn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo các phương án phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

    (Xây dựng) – Thành lập từ năm 1955, Bệnh viện Phụ sản Trung ương với quy mô hơn 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 7 trung tâm, 8 phòng chức năng và hơn 1.000 giường bệnh. Sau gần 70 năm đi vào hoạt động, nhiều công trình được xây dựng từ lâu, để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) phù hợp với những quy chuẩn, tiêu chuẩn mới, Ban lãnh đạo bệnh viện đã tập trung nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

  • Giải mã gen – Công nghệ mới vì lợi ích sức khỏe cộng đồng

    (Xây dựng) - Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà cùng Công ty Revita (Bệnh viện Đại học Juntendo) tổ chức Tọa đàm y tế sức khỏe về gen và chóng lão hóa. Đây là sự kiện quan trọng, có giá trị nhân văn và thực tiễn, đồng thời đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác quốc tế, mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe cộng đồng.

  • Cà Mau: Chấm dứt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược hơn 1.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược Cà Mau. Nguyên nhân đến từ việc nhà đầu tư vi phạm về nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký.

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load