Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 02:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Ấn tượng với chương trình hành động của KTS Lê Viết Hải khi ứng cử đại biểu Quốc Hội khoá XV

10:20 | 18/05/2021

(Xây dựng) – KTS Lê Viết Hải, một trong hai doanh nhân được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã đưa ra chương trình hành động ấn tượng. Ông Lê Viết Hải hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. 789club ios trích đăng bài phát biểu về chương trình hành động của ông Lê Viết Hải, trong buổi tiếp xúc cử tri cuối cùng tại thành phố Thủ Đức sáng nay.

an tuong voi chuong trinh hanh dong cua kts le viet hai khi ung cu dai bieu quoc hoi khoa xv
Chương trình hành động của KTS Lê Viết Hải: Đoàn kết dân tộc - Chấn hưng văn hoá - Kiến tạo hoà bình - Kiện toàn chính thể.

“Tôi rất vinh dự được Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV! Nếu được trúng cử tôi nguyện sẽ đem hết tâm huyết và năng lực, kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy được trong suốt 34 năm lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp để thực thi chương trình hành động của mình với 8 nội dung chính:

1. Thực hiện thật tốt những chức năng, nhiệm vụ của một đại biểu Quốc hội trong đó quan trọng nhất là tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện và giám sát việc thực thi hệ thống pháp luật nhằm kiện toàn thể chế, chính sách, kỷ cương của quốc gia với mục đích tạo ra môi trường, điều kiện tốt nhất cho sự phát triển hài hòa về mọi mặt của Đất nước. Từ việc phát triển kinh tế, chấn hưng văn hoá, kiểm soát nghiêm ngặt môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường an ninh, quốc phòng cho đến việc nỗ lực tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu bảo đảm cho sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.

2. Thúc đẩy tầm nhìn khát vọng về một nước Việt Nam phát triển: Thập kỷ 2020 - 2030 là thập kỷ còn lại duy nhất mà Việt Nam còn có cơ cấu dân số vàng - tức thời kỳ dân số trẻ và lực lượng lao động rất dồi dào. Thập kỷ 2030 - 2040 có nhiều khả năng đất nước ta chưa thật sự giàu mà đã già và thiếu nguồn lao động. Lúc đó, theo kinh nghiệm của nhiều nước, sẽ rất khó vượt qua được bẫy thu nhập trung bình. Vì vậy, thập kỷ này là một thời kỳ hết sức quý báu đối với Việt Nam chúng ta. Nếu có hoạch định chiến lược tốt, có sự đoàn kết, hợp tác hiệu quả ngay trong giai đoạn này Việt Nam mới có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển với thu nhập cao trong tương lai. Nếu được bầu là đại biểu Quốc hội, tôi sẽ ra sức động viên, khích lệ mọi người, mọi tổ chức, mọi ngành nghề, kể cả các cơ quan Chính phủ nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao năng suất và hiệu quả trong mọi hoạt động, tất cả chúng ta cùng hợp sức đưa đất nước bứt phá, quyết không bỏ qua cơ hội quý báu sẽ không bao giờ lập lại này.

3. Đưa công nghiệp xây dựng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia: Với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố lớn nhất nước, tôi sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc xuất khẩu công nghiệp xây dựng Việt Nam ra thị trường toàn cầu bằng cách thực thi 07 giải pháp có tính chiến lược mà tôi đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ vào ngày 26/12/2019. Thị trường xây dựng thế giới có qui mô trên 12.000 tỷ USD. Chỉ cần chiếm 1% đã có thể chiếm 40% GDP của Việt Nam. Thành công trong chiến lược xuất khẩu sẽ đưa công nghiệp xây dựng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam bứt phá trong thập kỷ tới.

4. Thúc đẩy thực thi sáng kiến “hòa bình” bắt đầu từ giáo dục: Là người sáng lập một doanh nghiệp mang tên Hoà Bình tôi đã, đang và sẽ tiếp tục nỗ lực góp phần khiêm tốn của mình kiến tạo một nền hòa bình bền vững cho thế giới. Qua đó, mang lại hoà bình và nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam. Tôi sẽ vận động thực thi một sáng kiến sẽ được đệ trình lên Liên hợp quốc ngay trong năm nay khi Việt Nam đang là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Sáng kiến đó là đề nghị Liên hợp quốc tổ chức soạn thảo môn học “Giáo dục công dân toàn cầu” và thông qua Liên hợp quốc định hình một cơ chế nhằm đảm bảo 100% trẻ em trên toàn thế giới đều được tiếp thu một cách trọn vẹn môn học đó. Nếu kiến nghị này được thực thi nhân loại sẽ có một thế hệ mới đầy lòng nhân ái, vị tha, biết tôn trọng luật pháp và công lý, biết yêu chuộng và gìn giữ hoà bình, biết ghê sợ và xa lánh chiến tranh. Từ đó sẽ góp phần kiến tạo hoà bình lâu dài, bền vững cho thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta.

5. Kiện toàn khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện môi trường kinh doanh: Là một đại diện cho khối doanh nghiệp, tôi sẽ đặc biệt chú trọng việc xây dựng khung pháp lý thông thoáng hơn, minh bạch hơn nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, của doanh nghiệp cũng như cho việc thu ngân sách của Nhà nước. Đồng thời, sẽ đề xuất cơ chế kiểm soát hữu hiệu nhằm bảo đảm lợi ích cao nhất của người tiêu dùng trong một môi trường kinh doanh bình đẳng, kỷ cương, minh bạch và có sự cạnh tranh lành mạnh.

6. Đóng góp hoàn thiện luật và các tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng, kiến trúc, quy hoạch và quản lý nhà đất: Là chủ tịch một tập đoàn xây dựng hàng đầu của đất nước, có mười bốn năm liền là Thương hiệu quốc gia, chủ tịch hiệp hội chuyên ngành xây dựng của thành phố lớn nhất nước, tôi sẽ đóng góp những kiến thức chuyên môn của mình nhằm tu chỉnh, hoàn thiện các điều luật, các tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng, kiến trúc, quy hoạch. Đồng thời, cùng với các đại biểu khác và Chính phủ tìm cách giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan đến pháp lý nhà đất, cũng như có giải pháp đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nhà ở, nhất là nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.

7. Đóng góp vào vấn đề quy hoạch đô thị và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh: Là một kiến trúc sư tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề quy hoạch theo hướng hình thành các đô thị vệ tinh cho Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo nên một vùng rộng lớn có mối quan hệ kết nối hữu cơ, phát triển một cách hài hoà, cân đối, đồng bộ với sự phát triển của kinh tế xã hội, có giải pháp hữu hiệu cho việc xử lý những vấn đề nan giải về hạ tầng của đô thị hiện nay. Giải quyết nạn ngập lụt, kẹt xe, ô nhiễm... với cách làm sáng tạo và hiệu quả .

8. Đóng góp cho việc xây dựng thành phố mới Thủ Đức:

Là lãnh đạo một tập đoàn có 26 năm gắn bó với thành phố Thủ Đức qua hàng chục dự án đầu tư và xây dựng quy mô lớn bao gồm nhà ở, trường học, nhà ga metro. Trong đó có dự án “Trung tâm đổi mới sáng tạo hoà bình”, một trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn đầu tiên do tư nhân đầu tư. Tôi sẽ đóng góp sáng kiến về việc xây dựng cơ chế đặc biệt và các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho thành phố mới Thủ Đức, kể cả tìm cách tạo nguồn ngân sách cho đầu tư, giúp cho thành phố Thủ Đức phát triển nhanh theo đúng kế hoạch, định hướng và mục tiêu đã đề ra. Tôi cũng sẽ chủ động đóng góp ý tưởng cùng các chuyên gia có uy tín tìm những giải pháp hữu hiệu, khai thác những đặc điểm riêng để tạo nên thành phố Thủ Đức không chỉ đạt được những mục tiêu như đã đề ra mà còn phải rất độc đáo, trở thành một hình mẫu lý tưởng theo tiêu chí quốc tế về thành phố thông minh. Quy hoạch đô thị cho Thủ Đức cần có tầm nhìn xa hàng trăm năm để tránh những vấn đề nan giải khi phát triển mở rộng, cải tạo, nâng cấp thành phố Thủ Đức trong tương lai.

Nói chung, chương trình hành động của tôi có thể tóm tắt trong 4 nhiệm vụ và mục tiêu trọng yếu đó là: Đoàn kết dân tộc - Chấn hưng văn hoá - Kiến tạo hoà bình - Kiện toàn chính thể”.

Ông Lê Viết Hải sinh ngày 12/11/1958, quê ở xã Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện cư ngụ tại 226/13 Lê Văn Sỹ, tổ dân phố 63, phường 1, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1985 - 1987, ông làm giám sát tại Công ty Quản lý nhà Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1987 - 2000, ông làm Giám đốc tại Văn phòng Xây dựng Hoà Bình.

Năm 2000 – 2020, ông làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình.

Năm 2020 - nay, ông làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2017)

(Trích tài liệu Bầu cử, Uỷ ban Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND Thành phố Hồ Chí minh nhiệm kỳ 2021 - 2026)

an tuong voi chuong trinh hanh dong cua kts le viet hai khi ung cu dai bieu quoc hoi khoa xv

7 Giải pháp xuất khẩu công nghiệp xây dựng Việt Nam:

1. Tạo điều kiện tốt hơn để nhà thầu trong nước tham gia thi công các dự án lớn trong vai trò tổng thầu:

Đối với những dự án quy mô lớn (như dự án đường cao tốc và đường sắt Bắc - Nam, dự án tàu điện ngầm Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh…) chúng tôi đề xuất nên chia nhiều giai đoạn với các gói thầu không quá lớn. Điều kiện đấu thầu quốc tế nên có quy định nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu trong nước theo tỷ lệ tham gia của nhà thầu trong nước tối thiểu là 35% và hình thức liên danh là bình đẳng, cùng quản lý điều phối toàn dự án chứ không theo mô hình phân chia hạng mục công việc, hạng mục công trình, hoặc thầu chính - thầu phụ. Lợi ích đạt được là Chính phủ giảm được gánh nặng về vốn khi thực hiện một gói thầu quá lớn, công trình không bị lãng phí khi chưa đủ điều kiện va nhu cau khai thác hết công suất của dự án trong khi đó chúng ta có cơ hội cập nhật các tiến bộ khoa học công nghệ để áp dụng cho các giai đoạn dự án về sau. Và quan trọng nhất là doanh nghiệp xây dựng trong nước có cơ hội học hỏi để có thể làm chủ công nghệ ngay sau khi được cùng quản lý điều phối dự án với nhà thầu nước ngoài ở gói thầu đầu tiên. Từ đó, nhà thầu trong nước có đủ khả năng làm tổng thầu để triển khai tiếp các gói thầu còn lại mà không phụ thuộc vào nhà thầu ngoại với cái giá phải trả nhiều khi lên đến gấp đôi gấp ba.

2. Hỗ trợ thu thập và cung cấp thông tin thị trường xây dựng quốc tế:

Giao cho VCCI hoặc một cơ quan chuyên trách ở trong nước kết nối với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (các tòa đại sứ, tổng lãnh sự, các tham tán kinh tế, tham tán thương mại, đại diện các tổ chức phi chính phủ...) để thu thập thông tin về thị trường xây dựng ở những nước có tiềm năng và điều kiện thuận lợi, qua đó cung cấp thông tin, giới thiệu đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng trong nước nhanh chóng tiếp cận các thị trường này.

3. Quan tâm về điều kiện liên quan đến xuất khẩu dịch vụ xây dựng khi ký kết các hiệp định thương mại:

Khi đàm phán hoặc tái ký kết các hiệp định thương mại quốc tế Chính phủ nên quan tâm đưa vào điều khoản của hiệp định cho phép doanh nghiệp xây dựng Việt Nam được hành nghề bình đẳng như những nhà thầu nước ngoài khác cũng như bình đẳng với doanh nghiệp xây dựng ở nước sở tại. Đồng thời, hiệp định cũng nên có điều khoản công nhận bằng cấp, chứng chỉ chuyên ngành được cấp bởi các tổ chức giáo dục đào tạo chính quy của Việt Nam. Song song đó chương trình đào tạo của chúng ta cần đảm bảo phù hợp với chuẩn quốc tế. Một điều khoản nên quan tâm nữa đó là doanh nghiệp xây dựng Việt Nam được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu lao động, vật tư và phương tiện thi công khi đưa vào nước sở tại. Hiệp định cũng cần có điều khoản tránh đánh thuế hai lần đối với doanh nghiệp xây dựng Việt Nam.

4. Cải cách thủ tục hành chính trong xây dựng và xuất khẩu xây dựng:

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng Việt Nam về các thủ tục cấp phép cũng như thủ tục chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài. Ưu tiên cho doanh nghiệp trong nước thục hiện các dự án đầu tư ở nước ngoài của nhà nước như toà đại sứ, toà tổng lãnh sự... Có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tư nhân giao dự án đầu tư ở nước ngoài cho doanh nghiệp xây dựng trong nước. Sớm thành lập hiệp hội nhà thầu Việt Nam ở hải ngoại để tăng cường mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm. Song song đó khuyến khích thành lập hiệp hội những nhà xuất khẩu các sản phẩm dịch vụ của các chuỗi cung ứng để tăng cường mối quan hệ hợp tác với nhau.

5. Đầu tư thích đáng cho nghiên cứu phát triển kỹ thuật công nghệ xây dựng:

Khuyến khích doanh nghiệp xây dựng đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển bằng nhiều hình thức như cho doanh nghiệp xây dựng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, áp dụng các chế độ ưu đãi cho ngành xây dựng như các ngành công nghệ cao khác. Bên cạnh đó, nên có chính sách hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục đăng ký bằng sáng chế ở trong nước cũng như quốc tế, rút ngắn qui trình cấp bằng sáng chế cho những phát minh kỹ thuật công nghệ mới trong xây dựng để mở rộng ứng dụng và bảo vệ tài sản trí tuệ của chúng ta, đảm bảo năng lực cạnh tranh lâu dài, bền vững cho ngành xây dựng Việt Nam.

6. Phát triển dịch vụ xây dựng và thầu phụ theo hướng chuyên môn hóa sâu:

Có chính sách phù hợp để tạo thêm động lực cho doanh nghiệp xây dựng Việt Nam phát triển theo hướng chuyên môn hoá cao về từng loại công trình, từng hạng mục công tác để tạo nên những doanh nghiệp xây dựng có đẳng cấp quốc tế trong từng loại công trình, từng hạng mục công tác chuyên môn. Như vậy, chắc chắn nguồn lực chuyên môn sẽ được tập trung đúng chỗ và năng lực cạnh tranh quốc tế sẽ được nâng lên khi chúng ta hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

7. Xây dựng chiến lược tổng thể nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế cho ngành xây dựng với việc tham gia của nhiều bộ ngành:

Xây dựng một chiến lược tổng thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế cho ngành xây dựng và truyền thông rộng rãi về chính sách khuyến khích phát triển toàn diện ngành xây dựng cùng các chuỗi cung ứng với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Không chỉ những người chủ doanh nghiệp các ngành sản xuất công nghiệp mà cả chủ doanh nghiệp xây dựng cũng nên có tư duy toàn cầu. Thúc đẩy sự phấn đấu tự hoàn thiện doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế, xem việc chiếm lĩnh thị trường thế giới là mục tiêu của mỗi công ty xây dựng.

Tâm Bút (thực hiện)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Làm gì để xuất nhập khẩu hàng hóa xứng tầm?

    (Xây dựng) – Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa được Bộ Công Thương tổ chức tại thành phố Cần Thơ, Cục Xuất nhập khẩu thông tin cho biết kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2024 của cả vùng đạt 7,59 tỷ USD, tăng 15,96% so với cùng kỳ 2023, chiếm 3,57% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Cán cân thương mại của vùng 7 tháng đầu năm 2024 đạt thặng dư 8,11 tỷ USD, tương đương với 3,56% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên theo nhận định Bộ Công Thương xuất nhập khẩu hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa xứng tầm.

  • Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh trên 2.000 tỷ đồng được đầu tư tại Bình Định

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh, ông Đặng Vĩnh Sơn, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định vừa ký giấy chứng nhận đầu tư Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh cho nhà đầu tư Future Enterprises PE. LTD với tổng vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng, tương đương 80,740 triệu USD.

  • Quy định về chuyển giao hạng mục cấp điện

    (Xây dựng) - Thẩm quyền tiếp nhận hạng mục cấp điện các dự án của Công ty thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền địa phương nơi thực hiện dự án.

  • Thành lập Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 932/QĐ-TTg ngày 5/9/2024 thành lập Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện, chỉ đạo, phối hợp hoàn thiện Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và các luật có liên quan (Tổ công tác).

  • Hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP

    (Xây dựng) – Bộ tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.

  • Hà Tĩnh: Khó hoàn thành mục tiêu về xuất nhập khẩu

    (Xây dựng) - Năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD. Với 1,4 tỷ USD đạt được trong 8 tháng qua, kết quả này còn cách mục tiêu rất xa. Cộng thêm tín hiệu thị trường vẫn chưa cải thiện rõ rệt, cần thêm giải pháp quyết liệt hơn để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm.

Xem thêm
  • Bình Phước vẫn giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Phước vừa thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm với những tín hiệu tích cực như: Thu ngân sách đến hết tháng 8 đạt 6.762 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 1.337 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 485 triệu USD; nhập khẩu đạt gần 314 triệu USD…

    22:42 | 06/09/2024
  • Hậu Giang: Kinh tế - xã hội tăng tốc phát triển từ chính sách “Tam nông”

    (Xây dựng) – Tỉnh ủy Hậu Giang vừa ban hành Báo cáo số 601-BC/TU tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Báo cáo cho biết 05 năm qua, thực hiện chính sách “Tam nông”, kinh tế - xã hội của Hậu Giang đã tăng tốc phát triển.

    21:07 | 06/09/2024
  • Ninh Bình: Thực hiện “5 quyết tâm”, “5 đảm bảo” trong giải ngân kế hoạch đầu tư công

    (Xây dựng) – Tỉnh Ninh Bình là một trong các địa phương được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương đã nỗ lực, phấn đấu, đạt kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2024 là 39,3% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (trên mức trung bình của cả nước là 34,68%).

    19:46 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh: Hoãn hội nghị xúc tiến đầu tư do ảnh hưởng bão số 3

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra thông báo về việc hoãn tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 và Hội nghị sơ kết 1 năm “Tỉnh an toàn giao thông” nhằm ứng phó với cơn bão số 3 năm 2024, theo Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

    14:55 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh – “Thủ phủ” mới của FDI Việt Nam

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bắc Ninh đã thu hút gần 3,47 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm 2024, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Con số này gấp 2,94 lần so với cùng kỳ năm 2023.

    14:37 | 06/09/2024
  • Làm dự án điện mặt trời trên đất nông nghiệp có bị xử phạt?

    (Xây dựng) - Theo phản ánh của ông Trần Văn Bình, hiện nay, tại một số tỉnh, các chủ đầu tư làm dự án điện mặt trời áp mái theo cụm 5x1MW hoặc 10x1MW trên các diện tích đất chưa được chuyển đổi (đất trồng cây lâu năm, hằng năm) hoặc đất đã được quy hoạch để xây dựng trụ sở ủy ban…

    14:32 | 06/09/2024
  • Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

    Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.

    14:30 | 06/09/2024
  • Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tám tháng đạt 20,52 tỷ USD

    Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng, trong đó vốn đăng ký đạt 20,52 tỷ USD và vốn thực hiện là 14,15 tỷ USD. Đây cũng là mức thực hiện cao nhất của tám tháng trong 5 năm qua.

    14:28 | 06/09/2024
  • Đồng Nai: Dẫn đầu cả nước về xuất siêu, 8 tháng đầu năm 2024 đạt 4,2 tỷ USD

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Cục Thống kê Đồng Nai cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai đạt 15,5 tỷ USD, tăng 8,6% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 11,3 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ. Như vậy, trong 8 tháng Đồng Nai xuất siêu 4,2 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu cả nước về xuất khẩu và xuất siêu.

    10:57 | 06/09/2024
  • Đồng Nai: Công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư diễn ra vào cuối tháng 9/2024

    (Xây dựng) – Đơn vị tư vấn đã đề xuất chương trình Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai theo chủ đề “kết nối - hội nhập - cất cánh”.

    09:17 | 06/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load