Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 12:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

An Giang: Vì sao Toà không mở thủ tục phá sản đối với chủ dự án Cáp treo Núi Cấm?

09:35 | 10/11/2023

(Xây dựng) – Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang (chủ dự án Cáp treo Núi Cấm) bị đối tác yêu cầu mở thủ tục phá sản vì nhiều khoản nợ.

An Giang: Vì sao Toà không mở thủ tục phá sản đối với chủ dự án Cáp treo Núi Cấm?
Dự án Cáp treo Núi Cấm An Giang của Andesco (Ảnh: Andesco).

Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang (Công ty Andesco) có mã số doanh nghiệp 1601067547 được cấp giấy thành lập từ ngày 28/03/2009, cấp thay đổi lần 14 ngày 16/12/2021 có vốn điều lệ hơn 140 tỷ đồng. Công ty này có trụ sở tại số 911 Trần Hưng Đạo, phường Bình Khánh, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Người đại diện pháp luật là ông Lê Minh Hưng.

Theo tài liệu mà phóng viên có được, thời gian qua, Công ty Andesco đã vay nợ của cá nhân, tổ chức, ngân hàng, nợ tiền hợp đồng của đối tác với tổng số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Cụ thể, tính đến ngày 23/8, Công ty Andesco đang vay nợ Ngân hàng thương mại TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc An Giang hơn hơn 280 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc gần 245 tỷ đồng và nợ lãi hơn 35 tỷ đồng. Khoản nợ này có tài sản đảm bảo bằng tài sản của dự án Cáp treo Núi Cấm và Khu du lịch Núi Cấm.

Tính đến ngày 5/9, Công ty Andesco còn nợ Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh An Giang hơn 6,5 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc là gần 6,5 tỷ đồng và nợ lãi là hơn 40 triệu đồng. Khoản nợ này có tài sản đảm bảo là 15 xe ô tô khách và quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, Andesco còn vay nợ của 17 cá nhân với tổng số tiền hơn 91 tỷ đồng. Các ý kiến của nhóm cá nhân cho vay này là không đồng ý với yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Đáng chú ý, mới đây, Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế & Đầu tư Xây dựng TL (Công ty TL, trụ sở chính đường số 27, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) đã có đơn yêu cầu Toàn án nhân dân tỉnh An Giang mở thủ tục phá sản đối với Công ty Andesco. Lý do Công ty này đưa ra vì cho rằng Andesco “mất khả năng thanh toán”.

Theo hồ sơ, từ tháng 8/2019 đến tháng 3/2021, Công ty TL và Công ty Andesco đã ký 12 hợp đồng thi công công trình cho Andesco. Công ty TL đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình theo các hợp đồng. Các công trình đã được giao công trình đưa vào vận hành, sử dụng hết thời gian bảo hành.

Ngày 30/9/2022, các bên lập Biên bản đối chiếu công nợ xác định tính đến hết tháng 9/2022, Công Andesco chưa thanh toán cho Công ty TL là hơn 74 tỷ đồng. Công ty TL cho biết đã nhiều lần gửi văn bản đồi nợ, hẹn làm việc nhưng Andesco “né tránh, không sắp xếp gặp”.

Đã quá 3 tháng kể từ ngày Công ty Andesco có trách nhiệm thanh toán toàn bộ khoản nợ đến hạn, nhưng Công ty này vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình. Công ty TL cho rằng việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty TL.

Sau khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Công ty Andesco đã thanh toán cho Công ty TL 500 triệu đồng vào ngày 27/6 và 500 triệu đồng vào ngày 6/7. Số nợ còn lại là hơn 72 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc với TAND tỉnh An Giang vào ngày 5/9, Công ty TL giữ nguyên yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty Andesco và yêu cầu Công ty này thanh toán số nợ gốc gần 73 tỷ đồng, nợ lãi tính đến ngày 31/3 là hơn 22 tỷ đồng và tiếp tục tính lãi phát sinh cho tới khi thanh toán xong toàn bộ khoản nợ.

Trong khi đó, Công ty Andesco thừa nhận còn nợ Công ty TL gần 73 tỷ đồng tiền gốc và đồng ý trả khoản tiền này. Công ty Andesco không đồng ý tính lãi chậm trả và không đồng ý mở thủ tục phá sản. Công ty này cho rằng, việc chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Công ty TL là do ảnh hưởng của Covid-19.

Đến ngày 7/9, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang có Quyết định số 01/2023/QĐ-KMTTPS về không mở thủ tục phá sản với Công ty Andesco: "Xét thấy, có căn cứ chứng minh Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang không mất khả năng thanh toán".

Theo Luật sư Trần Đức Phượng, Liên đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, tại Biên bản phiên họp ngày 5/9, tại Tòa án nhân dân tỉnh An Giang, số công nợ gần 73 tỷ đồng trước đây đã có Biên bản đối chiếu công nợ xác nhận và nay Andesco tiếp tục xác nhận số nợ này chưa trả cho Công ty TL.

"Việc Công ty TL nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là đúng khi đã quá thời hạn 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà Andesco không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Điều này căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014 (mất khả năng thanh toán) và Mục 1 và Mục 24 Văn bản số 199/TANDTC-PC ngày 18/12/2020 của Toàn án nhân dân Tối cao thì trường hợp Andesco có đủ các điều kiện như có khoản nợ cụ thể, rõ ràng được các bên xác nhận; Khoản nợ đã quá hạn; Công ty không thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn 3 tháng", Luận sư Phượng cho biết.

Luật sư Phượng cho biết, Toàn án nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 01/2023/QĐ-KMTTPS với căn cứ "Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang không mất khả năng thanh toán", nhưng trong quyết định này không nêu rõ nội dung về việc "không mất khả năng thanh toán".

“Dù Công ty vẫn hoạt động kinh doanh tốt, có lợi nhuận và Công ty vẫn trả đủ nợ gốc và lãi cho các cá nhân cho vay và ngân hàng, nhưng việc quyết định mở thủ tục phá sản là đúng quy định Điều 4 Luật Phá sản 2014 và Văn bản số 199/TANDTC-PC của TAND Tối Cao”, Luật sư Trần Đức Phượng cho hay.

Được biết, Công ty Andesco là chủ dự án Cáp treo Núi Cấm (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Tuyến Cáp treo Núi Cấm được giới thiệu có chiều dài trên 3,5km, gồm 2 nhà ga, 16 trụ đỡ và 89 cabin, mỗi cabin có sức chứa 8 người. Tổng kinh phí đầu tư dự án trên 300 tỷ đồng với công suất vận chuyển gần 2.000 người/giờ.

Viết Dũng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load